“Hối hận” khi thọ 104 tuổi, nhà khoa học Australia đến Thụy Sĩ để được chết
Nhà khoa học người Australia David Goodall, 104 tuổi, không mắc bệnh nan y nhưng cho rằng chất lượng cuộc sống của bản thân đã giảm giá trị nên tự nguyện tìm đến phương pháp chết êm ái.
Nhà khoa học 104 tuổi David Goodall tạm biệt cháu nội ở sân bay Perth hôm 2.5. Ảnh: EPA.
Một nhà hoạt động đòi quyền được chết tiết lộ với NBC News, nhà khoa học David Goodall đang trên đường đến Thụy Sĩ để kết thúc cuộc đời mình thông qua phương pháp hỗ trợ chết êm ái.
Theo đó, nhà khoa học David Goodall không mắc bệnh nan y, nhưng đang tìm đến phương pháp chết êm ái tự nguyện với lý do chất lượng cuộc sống của ông đã xấu đi.
Nhà hoạt động Philip Nitschke cho hay, ông David Goodall đã bắt đầu đi đến Thụy Sĩ hôm 2.5 trên chuyến bay từ Perth đến Singapore.
Video đang HOT
Tại sân bay, ông Goodall đã chia sẻ với đài truyền hình ABC của Australia rằng từ lâu ông ủng hộ việc cho phép mọi người chọn thời điểm qua đời. “Tôi xin lỗi vì tôi phải đến Thụy Sĩ để thực hiện điều đó”, ông nói.
Theo CNN, ông David Goodall nói rằng ông “rất hối hận” khi sống tới cao tuổi như vậy. Nhà thực vật học kiêm nhà sinh thái học người Australia sẽ đến phòng khám Life Circle ở Basel, Thụy Sĩ, cùng với một y tá từ tổ chức ủng hộ phương pháp chết êm ái Exit International.
Vào sinh nhật lần thứ 104, ông David Goodall nói, nếu có điều ước dịp sinh nhật, ông sẽ ước được chết. “Không, tôi không hạnh phúc. Tôi muốn chết…”, ông chia sẻ với đài ABC.
Câu hỏi liệu mọi người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ một cách hợp pháp để kết thúc cuộc sống hay không vẫn còn là một chủ đề tranh luận gay gắt trên toàn thế giới.
Luật pháp Thụy Sĩ cho phép trợ tự, kể cả cho người nước ngoài. Tuy nhiên, ở Australia, phương pháp chết êm ái vẫn còn bất hợp pháp ở Australia, trong đó có quê nhà của ông Goodall – tiểu bang Tây Australia. Tiểu bang Victoria của nước này có kế hoạch cho phép trợ tử từ giữa năm 2019.
Theo Laodong
Ông Kim Jong-un được chiêu đãi gì khi lần đầu đặt chân đến Hàn Quốc?
Sau cuộc gặp thượng đỉnh vào sáng 27/4 tới, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ chủ trì tiệc chiêu đãi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với thực đơn khá đa dạng, trong đó có cả các món ăn phương Tây.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 24/4 cho biết, ông Kim Jong-un sẽ được chiêu đãi món khoai tây chiên kiểu Thụy Sĩ. Ông Kim Jong-un được cho là từng có thời gian học tập và sinh sống tại Thụy Sĩ. Triều Tiên chưa từng xác nhận việc ông Kim Jong-un từng học tập ở Thụy Sĩ, nhưng giáo viên và bạn cùng lớp nói rằng ông từng học ở đó.
Ngoài ra, thực đơn còn có món cá nướng John Dory, món ăn chế biến từ cá biển, để phục vụ Tổng thống Moon Jae-in vì ông từng có thời gian sống ở thành phố cảng Busan.
Bàn tiệc còn có món mì lạnh kiểu Bình Nhưỡng được chế biến với nước hầm xương.
"Tổng thống Moon đã đề xuất đưa món món mì lạnh kiểu Bình Nhưỡng từ Okryu Gwan vào thực đơn và phía Triều Tiên đã vui vẻ chấp nhận", phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom cho biết. Okryu Gwan là nhà hàng nổi tiếng nhất ở Triều Tiên với món mì lạnh. Nhà hàng này cũng có cơ sở ở Trung Quốc.
Món mì lạnh sẽ được bếp trưởng của nhà hàng Okryu Gwan chế biến. Vị bếp trưởng này sẽ tới làng đình chiến Panmunjom, nơi hai nhà lãnh đạo Triều Tiên, Hàn Quốc hội đàm vào ngày 27/4 tới, phát ngôn viên Kim Eui-kyeom cho biết.
Ngoài các món ăn, hai nhà lãnh đạo có thể sẽ cùng thưởng thức loại rượu làm từ cây azalea. Bàn tiệc còn có rượu munbaeju với nồng độ cồn 40%. Đây là loại rượu có nguồn gốc từ Triều Tiên nhưng cũng đã trở thành ẩm thực truyền thống ở Hàn Quốc.
Theo kế hoạch, Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh tại Nhà Hòa Bình, thuộc làng đình chiến Panmunjom, thuộc phía lãnh thổ Hàn Quốc vào sáng 27/4. Đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo của Triều Tiên đặt chân lên đất Hàn Quốc và là một phần trong nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Minh Phương
Theo Dantri
Nga công bố bất ngờ về chất độc hại điệp viên Skripal Theo phòng thí nghiệm quốc gia Thụy Sĩ, chất được sử dụng trong vụ đầu độc điệp viên Sergei Skripal không có nguồn gốc từ Nga. Hiện trường vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc ở thị trấn Salisbury, Anh. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bị đầu độc...