Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Nước sạch Sông Đà gồm những ai?
CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà ( Viwasupco, mã chứng khoán VCW) được thành lập năm 2009 với tên gọi Công ty TNHH MTV nước sạch Vinaconex, trực thuộc Tổng Công ty Vinaconex.
Doanh nghiệp này từng dính bao tai tiếng với kỷ lục 12 lần vỡ đường ống nước Sông Đà do sử dụng vật liệu sản xuất đường ống không phù hợp, dẫn đến một loạt lãnh đạo công ty và Vinaconex phải hầu tòa.
Sau khi được mua lại vào năm 2018 bởi hai “ông lớn” Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (60,46%, tương đương 45.348.000 cổ phần) và CTCP Cơ điện lạnh – REE (35,95%, tương đương 26.960.000 cổ phần), công ty chính thức được đổi tên thành CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco) như hiện nay.
Địa bàn cung cấp nước của Viwasupco hiện nay là toàn bộ phía Tây Nam TP Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, và một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị “Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông”.
Viwasupco hiện do ông Lưu Viết Thịnh làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Văn Tốn làm Tổng giám đốc.
Danh sách HĐQT của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Danh sách HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 của công ty gồm 5 thành viên: Ông Lưu Viết Thịnh, Chủ tịch HĐQT. Các thành viên HĐQT gồm: ông Nguyễn Văn Tốn (TGĐ), ông Phạm Mạnh Hà, ông Nguyễn Trọng Hiền, và ông Nguyễn Ngọc Thái Bình.
Ngoài Tổng giám đốc Tốn, Ban Tổng giám đốc của công ty gồm 03 Phó TGĐ: ông Nguyễn Quang Hưng, ông Bùi Đăng Khoa, ông Vũ Đức Toàn, và Kế toán trưởng Hoàng Văn Anh. Trong đó, TGĐ Nguyễn Văn Tốn là kỹ sư xây dựng ngành Cấp thoát nước, có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Video đang HOT
Danh sách Ban TGĐ của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Năm 2018, doanh thu cấp nước của Viwasupco đạt 469 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm trước, với biên lợi nhuận gộp từ hoạt động cấp nước hơn 57%. Lợi nhuận trước thuế duy trì đà tăng gấp đôi doanh thu và đạt hơn 230 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2018 của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Nửa đầu năm 2019, Viwasupco đạt doanh thu gần 264 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỷ. Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế trên doanh thu lần lượt là 57% và 50%.
Thù lao của HĐQT, BKS và Ban TGĐ. Nguồn: Báo cáo thường niên công ty.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Đại gia nào đang đứng sau Công ty nước sạch Sông Đà?
Nhiều khu vực tại Hà Nội đang vật lộn với việc nước nhiễm bẩn từ hệ thống nước cấp của Công ty nước sạch Sông Đà (Viwasupco) và mọi người dân đang tập trung chỉ trích tổng giám đốc công ty này đã không làm hết trách nhiệm trong sự cố này. Tuy nhiên không nhiều người biết, những vị đại gia đứng đằng sau Viwasupco.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE, vị đại gia đang nắm cổ phần lớn tại Công ty nước sạch sông Đà
Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco đã phát biểu về sự cố nước nhiễm bẩn là "Tôi chỉ là một giám đốc làm thuê". Điều này hoàn toàn chính xác. Vì Công ty nước sạch Sông Đà đang thuộc quyền sở hữu của Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex) và Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) lần lượt với tỉ lệ sở hữu là 61% và 36%.
Hai vị đứng đầu Gelex và REE đều là những người nằm trong nhóm những người giàu nhất Việt Nam.
Gelex nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị điện khi nắm torng tay hàng loạt công ty tên tuổi trong lĩnh vực này mà Cadivi là một ví dụ. Người lãnh đạo Gelex là ông Nguyễn Văn Tuấn, còn được giới chứng khoán đặt biệt danh là Tuấn "mượt" với khả năng thực hiện các thương vụ đi thâu tóm nhiều công ty hàng đầu trên thị trường Việt Nam, đủ mọi lĩnh vực từ hạ tầng, logistics, bất động sản cho đến cảng sông.
Chiến lược của ông Tuấn là biến Gelex là một công ty Holding, nắm vai trò điều hành, còn chủ yếu đi thâu tóm các công ty tiềm năng để tạo ra dòng tiền lớn, sinh lời tốt, bên cạnh ngành nghề cốt lõi.
Dù có tỉ lệ sở hữu thấp hơn Gelex tại Viwasupco nhưng cái tên REE vốn rất đình đám trong mảng kinh doanh nước. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, một trong những nữ tỉ phú hàng đầu của Việt Nam được xem là linh hồn của REE.
Nổi lên từ lĩnh vực cơ điện lạnh nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Thanh, REE dần vươn xa ra nhiều mảng kinh doanh khác. Bắt đầu từ bàn đạp bất động sản, bà Thanh dần vươn đến lĩnh vực điện nước. Mục tiêu của bà rất đơn giản là đi mua cổ phần tại các nhà máy nước, từng bước chiếm vai trò chi phối, đưa người vào HĐQT để quản lý tốt hơn.
Các nhà máy nước mà REE đang có cổ phần đã đóng góp vào lợi nhuận hàng năm rất lớn trong bảng báo cáo tài chính của REE. Chiến lược cốt lõi của REE vẫn là tiếp tục đi mua cổ phần các nhà máy nước và đầu tư trực tiếp vào các nhà máy sản xuất nước sạch.
Trong ngành hạ tầng nước sạch, REE nắm giữ 42,07% cổ phần tại Công ty B.O.O Nước Thủ Đức; 40% cổ phần tại Công ty Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn; 24,85% cổ phần tại Công ty Nước sạch Khánh Hòa; 32% cổ phần tại Công ty Đầu tư nước Tân Hiệp; 44,17% cổ phần tại Công ty Cấp nước Thủ Đức; 20,02% cổ phần tại Công ty Cấp nước Nhà Bè; 20,05% tại Công ty Cấp nước Gia Định.
Người dân Hà Nội phải xin nước sạch về dùng . Ảnh: T.L
Trong một báo cáo phát hành sáng nay của Công ty chứng khoán Bản Việt, cho biết, hiện Công ty nước sạch Sông Đà đã quyết định tạm thời dừng cung cấp nước để súc xả tuyến ống nước và các bể chứa, dẫn đến việc giảm lượng nước bán.
"Chi phí từ sự việc này và tác động đến sản lượng bán của công ty hiện chưa được công bố. Hiện tại, chúng tôi dự báo Viwasupco sẽ đóng góp 18,6% (143 tỉ đồng) cho lợi nhuận sau thuế 2019 của GEX và REE là 5%. Do đó, chúng tôi dự báo lợi nhuận 2019 cho cả 2 công ty phần nào sẽ bị ảnh hưởng", Công ty chứng khoán Bản Việt nhận định.
Phương Minh
Theo PLO.vn
Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) làm 2 đồng, thu 1 đồng lãi Nhờ cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, Viwasupco thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm với biên lãi gộp cao trên 50%. Ảnh minh họa. Thu hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ bán nước CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco - mã VCW) hiện là đơn vị cung cấp nước sạch cho toàn...