Hội đồng quản trị PVOIL gồm những ai?
Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP ( PVOIL) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Sau khi cổ phần hóa vào năm 2018, PVN vẫn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ lên đến 80,52% vốn điều lệ, tương đương 832.803.564 cổ phiếu.
Ngoài Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Tuấn, Hội đồng quản trị (HĐQT) của PVOIL còn có 6 thành viên khác và đều là nam giới. Đó là các ông: Cao Hoài Dương (Tổng giám đốc PVOIL), Trần Hoài Nam, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Việt Thắng, Hạng Anh Minh, và Lê Ngọc Quang.
Trong đó, Chủ tịch HĐQT PVOIL Nguyễn Hoàng Tuấn sinh năm 1964 tại Cà Mau, là cử nhân Kinh tế nông lâm. Ngoài chức vụ Chủ tịch PVOIL, ông còn kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT PVOIL tại Campuchia.
Trước khi làm Chủ tịch PVOIL (từ tháng 12 năm 2013 đến nay), ông Tuấn từng làm Phó tổng giám đốc Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí (PVI) từ tháng 6/2009 đến tháng 11/2013; Phó giám đốc Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Sài Gòn (06/2009 – 11/2013); Phó giám đốc Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Kiên Giang (2004 – 2007); Cán bộ Sở Tài chính Vật giá Kiên Giang (1997 – 2004); và cán bộ, nhân viên Công ty vật tư tổng hợp Kiên Giang (1991 – 1997).
So với Chủ tịch Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Cao Hoài Dương có nhiều năm gắn bó hơn trong lĩnh vực dầu khí. Ông Dương sinh năm 1972 tại Hà Nội, là thạc sĩ Hóa công nghệ.
Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc PVOIL (từ tháng 1/2016 đến nay), ông Dương từng là Tổng giám đốc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (11/2010 – 12/2015); Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn (05/2008 – 11/2010); Phó Trưởng Ban, rồi Trưởng Ban Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ tháng 8/2006 đến tháng 5/2008); Phó trưởng phòng, rồi Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Lọc hóa dầu Nghi Sơn (6/2001 – 8/2006); Chuyên viên phòng Chế biến dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (7/1997 – 6/2001).
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Tuấn (giữa) và các thành viên HĐQT PVOIL.
Một thành viên HĐQT của PVOIL là ông Trần Hoài Nam (sinh năm 1965) xuất thân từ lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông Nam từng có thời gian làm Trưởng phòng Đo lường độ dài, Viện Đo lường Việt Nam từ năm 1987 đến 1996. Sau đó, ông có hơn 10 năm (từ 1996-2007) gắn bó với Ngân hàng Citibank Việt Nam với vai trò Giám đốc Quan hệ khách hàng. Sau đó ông làm Phó tổng giám đốc ngân hàng VIB (2007-2012).
Ông Trần Hoài Nam làm thành viên HĐQT PVOIL từ năm 2008 đến nay, trong đó ông có quãng thời gian từ 2008 đến 2012 làm Phó Chủ tịch HĐQT.
Ngoài vai trò tại HĐQT PVOIL, ông Trần Hoài Nam còn làm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng HDBank từ năm 2012 đến nay.
Video đang HOT
Thành viên thứ 4 trong HĐQT PVOIL là ông Lê Văn Nghĩa (sinh năm 1966 tại Hà Nam), cử nhân kế toán. Ông Nghĩa được bầu vào HĐQT PVOIL từ tháng 7/2017 đến nay và hiện vẫn đang kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Comeco.
Ông Nghĩa từng có thời gian ngắn làm Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Dương ( OceanBank) chi nhánh TP.HCM trong khoảng hai tháng của năm 2010. Sau đó, ông làm Phó ban, rồi Trưởng ban Kiểm soát nội bộ Tổng công ty Dầu Việt Nam (2/2011-7/2017).
Thành viên thứ 5 trong HĐQT của PVOIL là ông Nguyễn Việt Thắng (sinh năm 1975 tại Hà Nội). Ông Thắng là thành viên HĐQT từ tháng 4/2018, hiện tại ông vẫn kiêm chức Chủ tịch PVOIL miền Trung.
Trước khi về PVOIL, ông Thắng từng nhiều năm gắn bó với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (từ năm 1997). Trong đó có 10 năm làm Phó tổng giám đốc Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) từ 2008 – 2018, trong đó có gần 3 năm kiêm Trưởng Ban QLDA nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất.
Thành viên thứ 6 trong HĐQT PVOIL là ông Hạng Anh Minh (sinh năm 1975 tại Hà Nội), cũng là người gắn bó với các đơn vị thuộc PVN từ năm 1997. Trước khi được bầu vào thành viên HĐQT PVOIL tháng 8/2018, ông Minh từng là cán bộ ban Kinh tế đầu tư PVN; Phó ban Đầu tư phát triển PVN; Phó TGĐ công ty Petec;…
Thành viên thứ 7 trong HĐQT PVOIL là ông Lê Ngọc Quang (sinh năm 1966 tại Hà Nội), người gắn bó với ngành dầu khí từ năm 1992 với vai trò kỹ sư cơ khí xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro. Ông Quang từng làm Phó ban Phát triển thị trường của PVN, Phó ban Dự án dầu khí ở nước ngoài của PVN, Cán bộ BQL Hợp đồng dầu khí của PVN. Ông Quang trở thành thành viên HĐQT PVOIL từ tháng 8/2018 đến nay.
Ngày 8/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đang điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, phần liên quan đến các tổ chức kinh tế nhận tiền ngoài lãi suất tiền gửi (lãi ngoài) của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Căn cứ tài liệu, kết quả điều tra, ngày 7/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và Ngân hàng OceanBank.
Đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355 Bộ luật Hình sự đối với 2 bị can, gồm: Nguyễn Xuân Sơn, sinh năm 1959, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil); Vũ Trọng Hải, sinh năm 1968, nguyên Kế toán trưởng Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil).
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, mở rộng vụ án, triệt để thu hồi tài sản về cho Nhà nước..
Hiền Anh
"Bùng nổ" thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm 2020
Quá trình thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được kỳ vọng sẽ có những thay đổi tích cực trong năm 2020.
Sức ỳ năm 2019
Năm 2019, hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DNNN không đạt nhiều kết quả như mong đợi.
Về cổ phần hóa, năm 2019, chỉ có hai doanh nghiệp nằm trong danh mục theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và một doanh nghiệp nằm Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng thực hiện cổ phần hóa. Từ 2017 tới nay, mới chỉ thực hiện được khoảng 28% kế hoạch cổ phần hóa và vẫn còn 92 doanh nghiệp cần cổ phần hóa trước năm 2021.
Tuy có tên trong danh sách thoái vốn Nhà nước và cổ phần hóa, song Agribank được dự báo khó có thể trở thành thương vụ lớn và sớm trong năm 2020
Về thoái vốn cổ phần, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thì giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái vốn (406 doanh nghiệp) khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong năm 2019, có 13 doanh nghiệp thuộc danh mục ban hành theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thực hiện thoái vốn với giá trị 896 tỷ đồng, thu về 1.839 tỷ đồng.
Lũy kế từ năm 2017 - 2019, thoái vốn Nhà nước tại 44 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4,566 tỷ đồng, đạt 7,5% so với kế hoạch.
Có thể nói cả hoạt động cổ phần và thoái vốn cổ phần Nhà nước tại DNNN, bao gồm nằm ngoài danh mục theo công văn 991/TTg-ĐMDN và ngoài quyết định 1232/QĐ-TTg, đều đang rất chậm chạp so với lộ trình. Đặc biệt, tốc độ cổ phần hóa và thoái vốn thành công với tốc độ ngày càng chậm lại. Những gì chưa làm được, đều sẽ đổ dồn trách nhiệm vào năm 2020, trước khi thời điểm 2021 kế cận.
Kỳ vọng sôi động năm 2020
Một trong những điều kiện để hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn DNNN thành công, là điều kiện phát triển của thị trường chứng khoán.
Năm 2019, thị trường chứng khoán đã có một năm thăng trầm nhất định. Với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thị trường chứng khoán của 2020 chưa thể khẳng định hoàn toàn lạc quan, song sự quan tâm của Nhà nước để phát triển thị trường chứng khoán, đặc biệt thị trường trái phiếu, là một điều kiện cần và khá tích cực. Luật chứng khoán sửa đổi 2019 được Quốc hội thông qua, tuy phải mất 1 năm nữa mới có hiệu lực nhưng nhà đầu tư đặt kỳ vọng về một điểm hội tụ hàng hóa niêm yết có chất lượng, giao dich kỷ luật và công khai, minh bạch. Thị trường cũng đang còn để ngỏ cơ hội nâng hạng - là một trong những yếu tố để nhà đầu tư cũng đồng thời nhìn tiếp về phía tăng trưởng dài hạn.
Đáng chú ý, Bộ tài chính cũng đang hoàn tất dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP liên quan tới việc cổ phần hóa DNNN. Dự thảo đề cập tới các vấn đề xử lý chi phí cổ phần hóa, các vấn đề về tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp...
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Nghiên cứu Phân tích - Chứng khoán Yuanta Việt Nam đặt kỳ vọng sau khi Nghị định sửa đổi nói trên được ban hành, sẽ tháo gỡ được các bất cập trong vấn đề cổ phần hóa DNNN đang tồn tại. Đây có thể sẽ không hoàn toàn là động lực thúc đẩy đạt kế hoạch cổ phần hóa năm 2020 nhưng sẽ đẩy nhanh tiến độ hơn so với 2 năm qua.
Trong khi đó, nhìn nhận một cách lạc quan, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng, trong trường hợp tích cực, dự thảo Nghị định nói trên có thể được ban hành và có hiệu lực ngay đầu năm nay, khi đó có thể kỳ vọng hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa sẽ diễn ra sôi động trong 2 quý đầu năm 2020.
Cũng theo VDSC, trong danh sách các doanh nghiệp cần cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, có một số công ty, tổng công ty và tập đoàn lớn. Trong đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp đề xuất thoái 15% vốn tại HVN trong giai đoạn 2019-2020, đồng thời thực hiện tăng vốn trong giai đoạn 2019 - 2025 để giảm tỷ lệ vốn nhà nước xuống 51%. Ngoài ra, một vài công ty lớn cổ phần hóa các năm trước như BSR, PVOIL và POW cũng có thể tiếp tục thoái trong năm 2020 sau khi thực hiện xong quyết toán sau cổ phần hóa. Về công tác cổ phần hóa, Genco1 đang lựa chọn thời điểm phù hợp để xác định giá trị doanh nghiệp trong khi Genco2 đã phê duyệt hồ sơ tư vấn từ các nhà thầu.
Cần nhớ là một số tên tuổi lớn cũng đang nằm trong danh mục mà nhà đầu tư khá mong đợi từ hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước. Trong đó đáng chú ý có Agribank, Mobifone, VNPT... là những doanh nghiệp vốn được ngóng chờ hàng hóa từ rất lâu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này cũng sẽ vướng những quy định riêng vì nằm trong lĩnh vực ngành kinh doanh có điều kiện và bị giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng sẽ được cho là giảm sức hút lớn của dòng tiền, đặc biệt từ khối ngoại, vào hoạt động cổ phần hóa của các doanh nghiệp- hàng hóa lớn ở Việt Nam.
Lê Mỹ
Theo enternews.vn
Cổ phiếu POW tiếp tục bị bán tháo vì đâu? Cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - PV Power ( POW:HOSE) tiếp tục bị bán tháo, dù tình hình sản xuất kinh doanh khá sáng sủa. Những phiên đầu năm 2020, cổ phiếu POW vẫn bị nhà đầu tư bán mạnh Cho đến phiên giao dịch ngày 3/2/2020, cổ phiếu POW tiếp tục bị điều chỉnh...