Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh ‘nóng’ chuyện ngân sách
Cho rằng một số đại biểu HĐND còn quan liêu, thiếu sâu sát khi cứ “đòi”Sở Tài chính phải tăng dự toán chi ngân sách cho Sở, ngành của mình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã phản biện ngay trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 15 HĐND, khóa 12 tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ 14-16.7 vừa qua.
Ông Phạm Minh Chính bất ngờ “xen ngang” phiên chất vấn – Ảnh: B.N
Trước đó, chất vấn Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Minh, ông Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế, đã đề nghị Sở Tài chính không được cắt giảm dự toán chi ngân sách cho y tế, vốn là một lĩnh đầu tư cho “nhân đạo”. Một số ý kiến khác thì băn khoăn trước việc nếu thực hiện đề án tinh giản bộ máy, biên chế trong ngành giáo dục thì cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, theo ông Chính, hai ngành giáo dục, y tế đã và đang luôn nhận được sự quan tâm lớn nhất của toàn tỉnh.
“Từ năm 2011 đến giờ, và đặc biệt là năm 2013, chúng ta luôn dành đến gần 50% tổng chi ngân sách tỉnh, trong đó, giáo dục là 35-40%, y tế là từ 9-10%, tương đương 4,5 ngàn tỉ đồng. Giờ mà các đồng chí tiếp tục đòi nữa thì lấy đâu ra mà chi cho những cái khác?”, ông Chính đặt câu hỏi.
Đầu tư “lệch”
Video đang HOT
Cũng theo ông Chính, ngân sách đang bị hai ngành trên đầu tư “lệch”, khi tập trung quá nhiều vào xây dựng cơ bản mà lại chi quá ít cho con người .
“Không biết anh Diện có biết việc này không? Nhưng tôi biết có trạm xá được trang bị máy làm răng, rồi cả máy xét nghiệm máu. Ở đó có được một bác sĩ nhưng không biết sử dụng những thiết bị này nên máy đắp chiếu nằm đấy. Các đồng chí có thể đến kiểm tra, nếu đúng thì thu hồi lại!”, ông Chính thẳng thắn.
Về lĩnh vực giáo dục, Bí thư tỉnh ủy cũng chỉ ra điểm bất hợp lý tương tự: tại những vùng giáp ranh, có khi hai xã cùng có trường học cùng cấp áp lưng vào nhau. “Nguyên do là việc xây điểm trường chỉ căn cứ vào địa giới hành chính, cho có, cho đủ, chứ ko căn cứ vào nhu cầu thực tế của người học”, ông Chính nói.
“Trường sư phạm của ta, đầu tư rất nhiều cơ sở vật chất như nhà ăn, thư viện mà không ai sử dụng. Tổng biên chế của ngành giáo dục lại rất lớn. Hôm trước tôi dự khai giảng một lớp có 369 giáo viên Anh ngữ, nhưng khoảng 35% trong số đó không đạt chuẩn. Lớp học tin học và ngoại ngữ thì thiếu, nhưng lại mua búp bê bằng đất, đá về xây dựng rồi đặt ở đấy làm gì? Các đồng chí không thấy những điều đó vì không đi thực tế, đi là thấy ngay. Còn cứ ngồi trên này thì không bao giờ phát hiện được những bất hợp lý, rồi cứ đòi hỏi, làm khó cho cơ quan quản lý”, ông Chính phân tích.
Bí thư tỉnh ủy cũng thẳng thắn đề nghị: về tổng chi ngân sách cho hai ngành này năm nay, các đơn vị liên quan phải rà soát lại và báo cáo Ban thường vụ tỉnh ủy trước khi quyết định. “Không phải các đồng chí cứ muốn chi tiêu thế nào thì chi tiêu, tôi thấy thế là không được”, ông Chính nhận xét.
Kết thúc phần ý kiến dài khoảng 15 phút của mình, ông Chính nhấn mạnh: sắp tới y tế và giáo dục phải là những ngành dịch vụ. “UBND tỉnh vừa ban hành danh mục 67 công trình thí điểm mô hình đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác “công – tư” (PPP), theo ba phương thức: Lãnh đạo công – Quản trị tư, Đầu tư công – Quản lý tư và Đầu tư tư – Sử dụng công. Theo đó, y tế và giáo dục phải đi đầu trong việc áp dụng mô hình trên. Có như vậy mới tạo ra nguồn lực. Không thể cứ ỷ lại, trông chờ mãi vào nguồn vốn bao cấp của nhà nước”, ông Chính kết luận.
Theo TNO
Chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó tình hình Biển Đông
Chiều 12-6, chốt lại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đăng đàn trả lời chất vấn các vị ĐBQH.
Báo cáo Quốc hội về tình hình Biển Đông và biện pháp ứng phó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ cũng đang chỉ đạo các Bộ, cơ quan chức năng dự báo các khả năng có thể xảy ra, chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó cả trước mắt và lâu dài; theo dõi sát diễn biến tình hình để áp dụng giải pháp phù hợp trong một số lĩnh vực có quan hệ lớn với Trung Quốc như xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, các dự án tổng thầu EPC gắn với vốn vay ưu đãi, du lịch...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên chất vấn chiều 12/6
Cùng với đó, cần tập trung nguồn lực đầu tư phương tiện, trang thiết bị và có chế độ, chính sách phù hợp đối với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển; nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đồng thời, bảo đảm an ninh, an toàn, hỗ trợ kịp thời cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân trên biển trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với Trung Quốc, đây là quan hệ bình đẳng, cùng có lợi, trong kinh tế thị trường. Việt Nam chủ trương nhất quán tăng cường hợp tác hiệu quả với Trung Quốc trong các lĩnh vực này, cả song phương và đa phương, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và WTO vì lợi ích của mỗi nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay đòi hỏi chúng ta càng phải quyết liệt đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế đi liền với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác; tạo nền tảng cho phát triển ổn định, bền vững.
Bước sang phần chất vấn trực tiếp, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) hỏi: "Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc bên ngoài, giải pháp của Chính phủ xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ?"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời: "Đến nay, chúng ta không phụ thuộc kinh tế vào bất cứ nước nào. Song tinh thần là phải xây dựng nền kinh tế độc lập hơn, đủ sức ứng phó với các tình huống. Do đó, cần tiếp tục tập trung tái cơ cấu, nâng cấp nền kinh tế hiệu quả, chất lượng hơn. Chúng ta phải thu hút đầu tư mạnh mẽ, có chọn lọc hơn. Thứ ba, việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để đủ sức hấp thụ đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đển âng cao năng lực nội tại. Về thị trường, ta đang thực hiện đa dạng hóa thị trường và mở rộng nguồn nguyên liệu trong nước, không phụ thuộc vào thị trường nước nào. Ta đã có 6 hiệp định thương mại với nhiều nước lớn. Sắp tới, ta còn ký kết thêm nhiều hiệp định nữa..."
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) hỏi: "Trật tự an toàn xã hội còn phức tạp, tham nhũng chưa được đẩy lùi, gây tâm trạng lo lắng trong nhân dân, Phó Thủ tướng cho biết về các giải pháp mạnh, đột phá để triệt phá tội phạm và đẩy lùi tham nhũng?"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng chống tội phạm. Song tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. Vì thế, Chính phủ cần đề ra những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa để làm tốt công tác phòng chống tội phạm. Trước tiên, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố bộ máy phòng chống, tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Dự báo tốt tình hình, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ việc phát sinh và nhân lên các mô hình tốt về phòng chống tội phạm. Đánh mạnh, đánh trúng, đánh liên tục vào tội phạm, đảm bảo bình yên cho nhân dân".
Về phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng cho biết: "Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành những văn bản pháp luật quan trọng để làm cơ sở cho việc phòng chống và xử lý tham nhũng. Nhiều vụ việc nghiêm trọng đã được các cơ quan tố tụng xử lý nghiêm khắc. Tất nhiên, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp. Chúng ta phải có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để từng bước ngăn chặn tham nhũng".
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp: "Chính nghĩa của chúng ta đã được thế giới ủng hộ. Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giữ hòa bình, cùng phát triển trong một thế giới hội nhập. Chúng ta chủ động xây dựng Tổ quốc. Vấn đề đại biểu nêu rất lớn. Chúng ta cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục mở rộng thị trường, cả đầu vào và đầu ra; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và tiếp tục bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật...".
Theo ANTD
Hai ngày rưỡi chất vấn các thành viên Chính phủ Ngày 8-6, Văn phòng Quốc hội cho biết, tuần này, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, phiên chấn vấn kỳ này diễn ra từ chiều 10 đến hết 12-6 với sự đăng đàn của 3 Bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng...