Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ phê duyệt bán 25 xe tăng Leopard 2A4 sang Đức
Thông báo của Hội đồng Liên bang nêu rõ việc xuất khẩu những xe tăng sang Đức phù hợp với tiêu chí ủy quyền nhưng điều quan trọng nhất là Berlin đưa ra đảm bảo rằng xe tăng sẽ vẫn ở Đức.
Xe tăng Leopard-2 A7 do Đức sản xuất. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ ngày 22/11 thông báo nước này đã thông qua việc bán 25 xe tăng Leopard 2A4 sang Đức.
Thông báo nêu rõ: “Hôm nay, Hội đồng Liên bang đã phê duyệt đơn đăng ký xuất khẩu 25 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 A4 cho nhà sản xuất ban đầu là Rheinmetall Landsysteme GmbH. Trước đó, Đức đã đưa ra những đảm bảo rằng những chiếc xe tăng này sẽ vẫn ở trong nước.”
Thông báo cũng khẳng định số xe tăng nêu trên không thể được tái xuất khẩu sang Ukraine.
Thông báo nhấn mạnh: “Việc xuất khẩu xe tăng ra nước ngoài phải được ủy quyền theo quy định về luật liên quan tới chiến tranh. Việc xuất khẩu những xe tăng này sang Đức phù hợp với tiêu chí ủy quyền. Điều quan trọng nhất là Berlin đưa ra đảm bảo rằng xe tăng sẽ vẫn ở Đức.”
Video đang HOT
Hồi tháng Hai, Đức đã đề nghị Thụy Sĩ bán lại một số xe tăng trong tổng số 96 chiếc Leopard II mà nước này có trong kho.
Để tuân thủ luật trung lập của Thụy Sĩ, Berlin đã đảm bảo những chiếc xe tăng được bán lại sẽ không được chuyển cho Ukraine mà sẽ ở lại Đức hoặc được giao cho các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc Liên minh châu Âu (EU).
Trước đó ngày 26/9, Quốc hội Thụy Sĩ đã phê duyệt việc ngừng sử dụng 25 xe tăng Leopard II, mở đường cho việc bán lại số xe tăng này sang Đức.
Dư luận Thụy Sĩ đã bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong khi việc Bern ngăn chặn tái xuất khẩu vũ khí đã khiến một số quốc gia tức giận.
Thụy Sĩ đã bác yêu cầu của Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha cho phép chuyển các loại vũ khí mà họ đã mua của Thụy Sĩ trước đây cho Ukraine.
Thụy Sĩ nêu lý do nước này trung lập và cấm việc cung cấp vũ khí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho các bên trong một cuộc chiến.
Liên quan tới việc bán lại xe tăng Leopard II cho Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Viola Amherd cho rằng việc này tuân thủ luật trung lập của Thụy Sĩ, “cũng vì lợi ích của đất nước” và “đóng góp cho an ninh ở châu Âu”./.
Thụy Sĩ chấp thuận bán lại xe tăng Leopard II cho Đức
Để tuân thủ luật trung lập của Thụy Sĩ, Đức đảm bảo những chiếc xe tăng Leopard II được bán lại sẽ không được chuyển cho Ukraine mà sẽ ở lại Đức hoặc được giao cho các nước đồng minh trong NATO, EU.
Xe tăng Leopard-2 A7 do Đức sản xuất. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 27/9, Đại sứ Đức tại Thuỵ Sĩ Michel Fluegger đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Thụy Sĩ giúp mở đường bán lại một số xe tăng Leopard II do Đức sản xuất để giúp khôi phục kho dự trữ đã cạn kiện sau khi viện trợ cho Ukraine.
Hồi tháng Hai, Đức đã đề nghị Thuỵ Sĩ bán lại một số xe tăng trong tổng số 96 chiếc Leopard II mà nước này có trong kho.
Để tuân thủ luật trung lập của Thụy Sĩ, Berlin đã đảm bảo những chiếc xe tăng được bán lại sẽ không được chuyển cho Ukraine mà sẽ ở lại Đức hoặc được giao cho các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) hoặc Liên minh châu Âu (EU).
Trước đó ngày 26/9, Quốc hội Thuỵ Sĩ đã phê duyệt việc ngừng sử dụng 25 xe tăng Leopard II, mở đường cho việc bán lại số xe tăng này sang Đức.
Truyền thông Thuỵ Sĩ dẫn lời Đại sứ Đức Michel Fluegger cho biết: "Chúng tôi rất vui và biết ơn vì quyết định này... Chúng tôi cần những chiếc xe tăng này để bổ sung phần thiếu hụt của chúng tôi và các đối tác châu Âu."
Dư luận Thụy Sĩ đã bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong khi việc Bern ngăn chặn tái xuất khẩu vũ khí đã khiến một số quốc gia tức giận.
Thuỵ Sĩ đã bác yêu cầu của Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha cho phép chuyển các loại vũ khí mà họ đã mua của Thuỵ Sĩ trước đây cho Ukraine.
Thuỵ Sĩ nêu lý do nước này trung lập và cấm việc cung cấp vũ khí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho các bên trong một cuộc chiến.
Liên quan tới việc bán lại xe tăng Leopard II cho Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Thuỵ Sĩ Viola Amherd cho rằng việc này tuân thủ luật trung lập của Thụy Sĩ, "cũng vì lợi ích của đất nước" và "đóng góp cho an ninh ở châu Âu"./.
Quốc hội Thụy Sĩ tranh cãi gay gắt thương vụ giải cứu Credit Suisse Quốc hội Thụy Sĩ ngày 11/4 đã có phiên tranh luận gay gắt về vụ sụp đổ của Credit Suisse cũng như sự thất bại của các quy định vốn có mục đích để ngăn chặn một ngân hàng lớn như vậy rơi vào bất ổn. Chi nhánh ngân hàng Credit Suisse ở Lucerne, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN Tại phiên họp bất thường...