Hội đồng châu Âu thông qua tự do hóa thương mại tạm thời với Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng châu Âu ngày 24/5 đã thông qua một quy định cho phép tự do hóa thương mại tạm thời và các nhượng bộ thương mại khác đối với một số sản phẩm của Ukraine.
Cảng hàng hóa ở thành phố Odessa, Ukraine. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo quy định này, trong 1 năm, thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Ukraine sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ được dỡ bỏ.
Theo đó, sẽ đình chỉ tất cả các loại thuế hải quan theo Hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine thiết lập Khu vực mậu dịch tự do sâu rộng và toàn diện chưa được tự do hóa.
Video đang HOT
Cụ thể, các sản phẩm công nghiệp sẽ được xóa bỏ thuế quan vào cuối năm 2022; trái cây và rau quả áp dụng hệ thống giá đầu vào; các sản phẩm nông nghiệp và nông sản chế biến được áp dụng hạn ngạch thuế quan. Thuế chống bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Ukraine và việc áp dụng các quy tắc chung cho hàng nhập khẩu trong trường hợp có xuất xứ từ Ukraine.
Ngày 27/4 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã trình bày đề xuất về việc tự do hóa thương mại tạm thời bên cạnh các nhượng bộ thương mại áp dụng cho các sản phẩm của Ukraine theo Thỏa thuận liên kết giữa EU và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và các quốc gia thành viên. Ngày 13/5, Hội đồng châu Âu đã gửi thư tới Nghị viện châu Âu (EP) cho biết họ đồng ý với quy định, sau đó đã được bỏ phiếu toàn thể vào ngày 19/5. Nhờ các biện pháp này, EU sẽ có thể hỗ trợ đáng kể nền kinh tế Ukraine.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng giao thông và khả năng tiếp cận Biển Đen của Ukraine, cũng như khả năng giao thương nói chung với phần còn lại của thế giới.
Nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 23
Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc lần thứ 23 dự kiến diễn ra ngày 1/4 bằng hình thức trực tuyến.
Cờ EU và Trung Quốc. Ảnh minh họa: politico.eu
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 31/3 ở thủ đô Brussels, đại diện Cơ quan đối ngoại EU (EEAS) cho biết nội dung thảo luận chính của hội nghị là chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và tác động đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như an ninh toàn cầu và nền kinh tế.
Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc cũng dự kiến sẽ xem xét toàn diện chương trình nghị sự song phương, bao gồm quan hệ thương mại và đầu tư, hành động đối phó với biến đổi khí hậu, kỹ thuật số, nhân quyền, phục hồi kinh tế sau đại dịch, cũng như các vấn đề khu vực.
Ngoài mối quan hệ giữa Trung Quốc-Nga và cuộc xung đột ở Ukraine, chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc cũng bao gồm tranh chấp thương mại với Litva, cáo buộc của phương Tây về vấn đề "lạm dụng" của Trung Quốc ở Tân Cương và Đài Loan.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Số liệu chính thức cho thấy năm 2021, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với EU đã tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước lên 828,1 tỷ USD.
EU bày tỏ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để mở rộng thương mại song phương đối với các sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, Trung Quốc và châu Âu cũng có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng sạch, kinh tế số, công nghiệp dịch vụ, đối phó với các thách thức toàn cầu.
EU bầu ông Charles Michel tiếp tục làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/3 đã bầu ông Charles Michel tiếp tục nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng châu Âu thêm 1 nhiệm kỳ 2 năm rưỡi. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel trong một cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Hội đồng...