Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU
Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công Thương cho biết, Hội đồng châu Âu (EC) vừa có quyết định thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sau khi Hiệp định được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào ngày 12/2/2020.
Hiệp định EVFTA sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới. Ảnh: Nhã Chi
Quyết định này là bước pháp lý cuối cùng theo thủ tục phê chuẩn nội bộ của EU để Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Hiện EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định (dự kiến là 30 ngày kể từ ngày thông báo) là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Về phía Việt Nam, ngày 24/3/2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo bộ hồ sơ của Chính phủ trình Chủ tịch nước để xem xét, quyết định trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định.
Đồng thời, để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định, theo kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chủ động rà soát triển khai ngay việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi EVFTA.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 41,48 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỷ USD. Do vậy, Hiệp định EVFTA sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị – an ninh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, EVFTA vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Trung Hiếu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi thư tới các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA
Nhân dân trên thế giới và nhân dân các nước ASEAN đang đối mặt với đại dịch COVID-19. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41) và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ngày 30/3/2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có Thư gửi các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA.
Trên tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng", Chủ tịch Quốc hội đã đề xuất các Nghị viện AIPA chung tay bảo vệ Ngôi nhà chung ASEAN trước đại dịch COVID-19. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Thư gửi các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân như sau:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: TTXVN phát
"Nhân dân trên thế giới và nhân dân các nước ASEAN của chúng ta đang đối mặt với một hiểm họa chưa từng có trong nhiều chục năm qua - đại dịch toàn cầu viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong thời khắc khó khăn này, với tư cách là Chủ tịch AIPA và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, tôi xin gửi lời chia sẻ những mất mát, tổn thất do đại dịch COVID-19 gây ra đối với người dân các nước ASEAN và đối với nhân loại.
Hơn bao giờ hết, Cộng đồng ASEAN cần nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trước đại dịch COVID-19. Tôi đánh giá cao Tuyên bố và hành động kịp thời của các Nhà Lãnh đạo các nước trên thế giới, của WHO. Ngày 14/02/2020, sau khi tham vấn lãnh đạo các nước ASEAN, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố của Chủ tịch về ứng phó chung của ASEAN trước sự bùng phát dịch COVID-19. Những hành động kịp thời và hiệu quả của Chính phủ các nước ASEAN, những cống hiến không biết mệt mỏi, sự hy sinh quên mình của các tất cả các lực lượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ các y, bác sỹ đã và đang góp phần nỗ lực ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch ở các nước trong khu vực ASEAN chúng ta.
Mỗi nghị viện thành viên AIPA đồng hành, chung tay cùng Chính phủ các nước ASEAN đối phó với đại dịch bằng việc phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, thông qua các biện pháp và chính sách do Chính phủ đề xuất nhằm ứng phó dịch bệnh; tạo thuận lợi phân bổ nguồn lực và tăng cường kết nối với người dân. Là những nghị sỹ, chúng ta cần tiếp tục lan tỏa thông điệp đoàn kết, yêu thương, động viên mọi người dân và nhất là những lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.
Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã tích cực, khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức các hoạt động hội nghị trong khuôn khổ hoạt động Năm Chủ tịch AIPA. Tuy nhiên, rất tiếc rằng những hoạt động này phải lùi lại để chúng ta dành thời gian chăm lo sinh mạng, sức khỏe cho người dân, bảo đảm phòng, chống sự lây lan của đại dịch. Tôi mong rằng chúng ta sẽ cùng tìm ra những hình thức phù hợp để triển khai các hoạt động này trong thời gian tới.
Nhân đây, với trọng trách Chủ tịch AIPA, trên tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng", tôi xin đề xuất các Nghị viện AIPA chung tay bảo vệ Ngôi nhà chung ASEAN trước đại dịch COVID-19. Đây cũng là thể hiện quyết tâm cho việc nâng cao nhận thức về vai trò của AIPA trong phòng, chống các tình huống đại dịch, thảm họa còn đang tiếp diễn. Tôi xin khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình và cùng với sự ủng hộ, đồng lòng của các Nghị viện thành viên AIPA để đem lại thành công của Năm Chủ tịch, vì một môi trường sống hòa bình, an toàn, hạnh phúc cho người dân và sự phát triển bền vững, thịnh vượng của mọi quốc gia ASEAN và trên toàn thế giới.
Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, với quyết tâm và nỗ lực to lớn, sự đoàn kết và sẻ chia của Lãnh đạo và nhân dân các nước ASEAN, chúng ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn đem lại sự yên bình cho mọi người dân".
Nguyên tắc áp dụng pháp luật: Áp dụng văn bản ban hành sau Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai phương án về trách nhiệm tham gia thẩm tra Hai vấn đề lớn...