Hội đồng châu Âu tạm đình chỉ tư cách thành viên của Nga
Hội đồng châu Âu ngày 25/2 thông báo sẽ tạm đình chỉ mọi sự tham gia của Nga tại cơ quan này liên quan chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ theo điều 8 Quy chế của cơ quan này, đa số đại diện thường trực của 47 quốc gia thành viên đã “nhất trí đình chỉ quyền đóng góp đại diện của Liên bang Nga tại Hội đồng châu Âu”.
Thông báo trên được Hội đồng châu Âu đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Strasbourg (Pháp). Theo tuần báo Der Spiegel (Đức), Azerbaijan đã không tham gia bỏ phiếu, trong Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu trắng, còn Nga và Armenia bỏ phiếu phản đối quyết định này.
Quyết định trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức, trong đó bao gồm cả quyền góp mặt của Nga tại Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE). Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga tại Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) – cũng là một thực thể thuộc Hội đồng châu Âu – vẫn được bảo toàn. Theo đó, thẩm phán Nga vẫn là thành viên của ECHR và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ tiếp tục được tòa án này xem xét và quyết định. Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ: “Việc đình chỉ không phải là biện pháp cuối cùng mà chỉ là giải pháp tạm thời, theo đó vẫn để ngỏ các kênh đối thoại”. Điều 8 trong Quy chế của Hội đồng châu Âu cho phép cơ quan này đình chỉ quyền đại diện và sau đó có thể khai trừ một nước thành viên.
Video đang HOT
Nga là thành viên của Hội đồng châu Âu từ năm 1996. Trước đó, hồi tháng 4/2014, PACE đã phê chuẩn các nghị quyết đình chỉ quyền biểu quyết của phái đoàn Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea. Đáp lại, Nga chủ động rút khỏi PACE vào cuối năm 2015 và sau đó ngừng đóng góp tài chính cho ngân sách của Hội đồng châu Âu. Tư cách thành viên của Nga tại cơ quan này đã được khôi phục hoàn toàn vào năm 2019, dưới vai trò trung gian hòa giải của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
EU gia tăng sức ép với Nga sau chiến sự ở Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với các quan chức Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AP).
Reuters dẫn lời một quan chức EU hôm nay 25/2 cho biết EU đang lên kế hoạch cho đợt trừng phạt thứ 3 nhằm vào Nga. Đại sứ của 27 nước thành viên EU đã nhất trí đóng băng tài sản tại châu Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
"Chúng tôi đang xúc tiến nhanh nhất có thể", quan chức EU giấu tên cho biết, đồng thời cảnh báo EU cũng có thể nhắm mục tiêu "nhiều hơn" tới các nhà tài phiệt Nga.
Các biện pháp trừng phạt của EU cũng sẽ nhắm vào giới tinh hoa Nga, gây khó khăn cho hoạt động đi lại của các nhà ngoại giao. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU đã chọn phương án không hạn chế nhập khẩu năng lượng của Nga, hoặc cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, người chủ trì một cuộc họp của các đối tác EU tại Paris để thảo luận về các hậu quả kinh tế, cho biết việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế vẫn là một lựa chọn, nhưng chỉ là phương án cuối cùng.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc châu Âu hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Ông Zelensky đề xuất các biện pháp như cấm công dân Nga vào EU, cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu và cấm vận dầu khí của Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/2 công bố lệnh trừng phạt mới mà ông mô tả là sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế Nga, ngay lập tức và trong thời gian dài hạn". Lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực công nghệ của Nga, bao gồm cắt giảm hơn một nửa nhập khẩu công nghệ của nước này, cũng như các ngành công nghiệp vũ trụ, hàng không và quân sự.
4 ngân hàng Nga với tổng tài sản hơn 1.000 tỷ USD sẽ bị trừng phạt và tài sản của những ngân hàng này tại Mỹ cũng bị đóng băng. Mỹ cho biết, họ trừng phạt vào một số nhân vật thuộc tầng lớp tinh hoa của Nga và các thành viên gia đình. Tổng thống Biden cũng để ngỏ khả năng có thể trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Động thái trừng phạt của Mỹ và phương Tây được thực hiện sau khi Nga ngày 24/2 tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine nhằm bảo vệ 2 khu vực ly khai mà Moscow công nhận vài ngày trước đó. Ukraine chỉ trích động thái của Nga và cắt quan hệ ngoại giao với Moscow.
Ngoại trưởng Ukraine hôm 22/2 kêu gọi thế giới dùng tất cả sức mạnh kinh tế để trừng phạt Nga vì công nhận độc lập của 2 vùng ly khai. Tổng thống Putin tuyên bố các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga là vô ích. Ông nói rằng Nga khó tránh khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây bởi chúng không nhằm làm thay đổi hành vi của Moscow, mà nhằm cản trở sự phát triển kinh tế của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Moscow vẫn có khả năng đối phó các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhờ dự trữ vàng và ngoại hối lớn.
Đức kêu gọi đảm bảo không để xung đột lan rộng ở châu Âu Thủ tướng Đức Olaf Scholz tối 24/2 đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia sau cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine, trong đó nhấn mạnh phương Tây sẽ phải đảm bảo để xung đột không lan rộng ở châu...