Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết gia tăng trừng phạt Triều Tiên
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 7/3 đã thông qua nghị quyết mới trừng phạt Triều Tiên do cuộc thử nghiệm hạt nhân mới đây của nước này.
Hội đồng bảo an biểu quyết nghị quyết trừng phạt Triều Tiên.
15 thành viên Hội đồng Bảo An đã nhất trí thông qua một nghị quyết về những biện pháp trừng phạt mới. Đây là kết quả của nhiều tuần lễ thương thảo giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, tiếp sau vụ thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng vào tháng trước.
Trước cuộc bỏ phiếu, Triều Tiên dọa tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân vào Mỹ. Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 7/3 tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ “sử dụng quyền tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân vào bản doanh của kẻ xâm lược” và nói thêm Hoa Kỳ “sắp sửa châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.” Triều Tiên cũng dọa hủy bỏ hiệp định đình chiến năm 1953 chấm dứt chiến tranh Triều Tiên và loan báo một loạt các cuộc tập trận để đối đầu với những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Trừng phạt mới ngăn chặn mọi dịch vụ tài chínhhay chuyển tiền có thể giúp chương trình hạt nhân và phi đạn của Bình Nhưỡng, trong khi thắt chặt các lệnh cấm vận đi lại và thêm nhiều tên vào danh sách đen những công ty có liên hệ đến quân đội Triều Tiên.
Video đang HOT
Nghị quyết cũng tăng cường kiểm tra các tàu thuyền ra vào Triều Tiên và cấm chở đến nước này một số mặt hàng sang trọng.
Ngay sau cuộc bỏ phiếu, bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc nói với các phóng viên “những trừng phạt này cộng lại sẽ đánh mạnh vào Triều Tiên.”
Một số nhà phân tích cho rằng lệnh trừng phạt mới sẽ làm suy giảm khả năng Triều Tiên tránh các trừng phạt hiện có nhằm vào chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Triều Tiên vừa mới tiến một bước dài trong chương trình hạt nhân và tên lửa.
Hội Đồng bảo An Liên hợp quốc cũng đã áp đặt các trừng phạt đối với Triều Tiên tiếp sau hai vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006 và 2009. Các nhà phân tích cho rằng thành bại của những biện pháp trừng phạt mới tùy thuộc vào ý chí thi hành của Trung Quốc.
Theo Dantri
Phương Tây chìa "cành ôliu" cho Iran trước thềm đàm phán mới
Mỹ và phương Tây đang dự định sẽ chìa "cành ôliu" cho Iran tại vòng đàm phán mới trong ngày hôm nay tại Kazakhstan hòng đổi lấy việc nước này sẽ có những nhượng bộ liên quan đến chương trình hạt nhân của họ.
Thành phố Amalty của Kazakhstan, nơi sẽ diễn ra vòng đàm phán mới của Iran với P5 1 từ ngày 26/2.
Theo kế hoạch, Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ và Đức) sẽ khởi động vòng đàm phán mới tại thành phố Almaty của Kazakhstan từ ngày 26/2 sau một thời gian dài đình trệ vì quan hệ căng thẳng giữa hai bên.
Một nguồn tin từ Liên hợp quốc cho biết trong vòng thương lượng mới này, có thể P5 1 sẽ đưa ra "đề nghị mới" mang tính trao đổi với Tehran.
"Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một đề xuất tốt cho cuộc đàm phán mà tôi tin là sẽ diễn ra thẳng thắn, cân bằng, xây dựng. Đề xuất này sẽ giúp giải quyết các quan ngại của cộng đồng quốc tế về bản chất chương trình hạt nhân Iran, nhưng đồng thời cũng phản hồi những ý kiến của Tehran", phát ngôn viên của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh-đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, nói.
Theo một nguồn tin am hiểu các cuộc đàm phán, đề xuất mới của P5 1 có thể bao gồm việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran, nhưng trên tinh thần Iran phải ngừng hoạt động làm giàu urani trên mức 20%, đóng cửa nhà máy làm giàu urani gây tranh cãi Fordo và gửi tất cả lượng urani đã làm giàu ở mức độ từ 20% trở lên ra nước ngoài.
Người phát ngôn của bà Ashton cho biết phương Tây đặc biệt hy vọng sẽ nhận được phản ứng tích cực của Iran trong lần đàm phán này, vì nếu Iran không chấp nhận đề xuất mới, Mỹ và phương Tây sẽ siết chặt thêm những biện pháp trừng phạt đã có, mà chủ yếu đánh vào kinh tế, để tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện ở Iran.
"Chúng tôi hy vọng Iran sẽ nắm bắt cơ hội này, sẽ bước vào bàn đàm phán với sự linh hoạt và cam kết tạo tiến triển cụ thể thông qua xây dựng niềm tin", người phát ngôn nói.
"Các bên liên quan cần thể hiện quyết tâm chính trị trước khi bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới tại Almaty", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi.
Hiện tại Iran chưa có phản ứng chính thức trước các thông tin trên.
Các nhà phân tích dự đoán có rất ít khả năng đề xuất của phương Tây sẽ được Iran chấp thuận ngay, khi mà giới chức nước này đang phải dành ưu tiên nhiều hơn cho các vấn đề chính trị nội bộ trong nước trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Theo Dantri
Triều Tiên bước vào "Câu lạc bộ" 9 cường quốc hạt nhân Nối tiếp thành công của tên lửa đẩy kiêm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Unha-3 cuối tháng 12 vừa qua, thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 thành công đã đưa Triều Tiên bước vào nhóm 9 cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngày 12/02, trên đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc phát thông tin về một trận...