Hội đồng Bảo an sắp họp kín về xung đột Armenia – Azerbaijan
15 thành viên Hội đồng Bảo An LHQ sẽ thảo luận kín về xung đột tại Nagorno-Karabakh mà không có sự tham gia của Armenia và Azerbaijan.
“Cuộc họp nhiều khả năng sẽ được tổ chức vào ngày 29/9 theo hình thức tham vấn kín sau buổi thảo luận về tình hình Syria, theo đề xuất của Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Estonia”, một nguồn tin trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 28/9 cho biết.
Hình thức tham vấn kín đồng nghĩa với việc chỉ có 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự họp, các bên liên quan đến xung đột đang diễn ra ở Nagorno-Karabakh không được tham gia.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan quanh vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh bùng phát từ 27/9, cả hai phía đều triển khai nhiều vũ khí hạng nặng tới nơi đụng độ và hứng chịu nhiều thiệt hại lẫn thương vong. Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố giành chiến thắng cục bộ và gây thiệt hại nặng nề cho đối phương.
Lính Azerbaijan nã pháo vào vị trí quân đội Armenia ở Nagorno-Karabakh. Ảnh: RIA Novosti.
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ ngày 28/9 thông báo nước này sẵn lòng tổ chức đàm phán cấp cao giữa Armenia và Azerbaijan, bày tỏ ủng hộ nỗ lực giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh thông qua đối thoại. “Do không có giải pháp thay thế mang tính hòa bình khác cho cuộc xung đột, phải lập tức nối lại các cuộc đàm phán một cách vô điều kiện”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.
Video đang HOT
Nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại về xung đột vũ trang giữa Armenia và Azerbaijan. Anh và Canada hôm qua ra tuyên bố chung kêu gọi hai nước chấm dứt tình trạng thù địch quanh vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.
“Canada và Anh quan ngại sâu sắc trước báo cáo về hoạt động quân sự quy mô lớn dọc theo Đường Tiếp giáp trong khu vực xung đột Nagorno-Karabakh. Các báo cáo về khu dân cư bị pháo kích và dân thường thương vong gây lo ngại sâu sắc”, tuyên bố của Canada và Anh cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về leo thang xung đột tại Nagorno-Karabakh, đề nghị Armenia và Azerbaijan “làm mọi điều có thể để ngăn xung đột tiếp tục leo thang và chấm dứt thái độ thù địch”. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay đang xem xét tình hình xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh, bày tỏ mong muốn hòa giải xung đột.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Tranh chấp chủ quyền tồn tại nhiều năm lên tới đỉnh điểm khia Azerbaijan và Armenia xung đột vũ trang vào tháng 2/1988, thời điểm cả hai vẫn thuộc Liên Xô, và kéo dài tới tháng 5/1994, sau khi Liên Xô tan rã.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết khúc mắc, nhưng chưa tìm ra giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Azerbaijan nói có đến 550 lính Armenia thiệt mạng trong đụng độ
Xung đột Azerbaijan - Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh có nguy cơ bùng nổ thành cuộc chiến tranh toàn diện, đặc biệt khi giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp nhúng tay vào.
Xe tăng Armenia bị tiêu diệt trong đoạn video do Bộ quốc phòng Azerbaijan công bố - Ảnh chụp màn hình
Theo Hãng tin Sputnik Azerbaijan, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố 550 lính Armenia đã thiệt mạng trong vụ giao tranh đẫm máu sáng chủ nhật 27-9 ở vùng Nagorno-Karabakh.
Ngoài ra, phía Azerbaijan khẳng định đã tiêu diệt 22 xe tăng, 18 máy bay không người lái, 15 tổ hợp phòng không OSA và 8 đơn vị pháo binh của Armenia.
Phía Baku cáo buộc quân đội Armenia chủ động tấn công các khu vực dân cư dọc theo đường biên giới ở Karabakh khiến một số dân thường thiệt mạng.
Ở phía ngược lại, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đăng trên Twitter rằng đã bắn hạ 2 trực thăng, 3 máy bay không người lái và 3 xe tăng của Azerbaijan. Ông mô tả đây là phản ứng trước "một cuộc tấn công tên lửa và trên không" của nước láng giềng.
Trong cuộc họp báo sáng 28-9, ông Arayik Harutyunyan, lãnh đạo vùng Nagorno-Karabakh (hay nước Cộng hòa Artsakh không được công nhận), tố cáo đây là một cuộc chiến chống lại không chỉ Azerbaijan mà còn cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông dẫn chứng phía Azerbaijan đã sử dụng nhiều khí tài tối tân, bao gồm tiêm kích và UAV hay được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng.
"Phi đội F-16 (của Thổ) nằm trên lãnh thổ Azerbaijan hơn 1 tháng qua dưới vỏ bọc tập trận chung đã được sử dụng trong sáng 27-9.
Tôi muốn cả thế giới nghe rõ thông điệp này. Không chỉ Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu chống lại Artsakh. Ngoài UAV và tiêm kích còn có sự hiện diện của một nhóm quân sự, chưa kể lính đánh thuê và quân tình nguyên từ các quốc gia khác", ông Arayik Harutyunyan nói trước các nhà báo.
Báo Jerusalem Times bình luận vụ đụng độ Azerbaijan - Armenia sáng 27-9 nghiêm trọng hơn những năm qua, có nguy cơ biến vùng nam Kavkaz thành chảo lửa.
"Sau nhiều thập kỷ khu vực này không được quốc tế chú ý đến, nó đã trở lại thành tâm điểm. Cuộc xung đột mang những hệ quả lớn đối với vùng Trung Đông vì Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga đều có khả năng dính líu", tờ báo viết.
UAV Azerbaijan phá hủy tên lửa, kho đạn Armenia Quân đội Azerbaijan công bố video dùng UAV tấn công hệ thống phòng không và kho đạn của Armenia trong cuộc đụng độ tại vùng Nagorno-Karabakh hôm 27/9. Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm nay công bố video cho thấy các khẩu đội phòng không, xe thiết giáp và kho đạn Armenia bị trúng tên lửa phóng từ máy bay không người lái (UAV)...