Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc thảo luận về tương lai của MINUSMA
Liên hợp quốc đặc biệt chỉ trích những cản trở đối với quyền tự do đi lại của binh sỹ MINUSMA, một yếu tố được cho là then chốt đối với một số thành viên của Hội đồng Bảo An.
Binh sỹ Mali tuần tra. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 27/1, trong một cuộc họp thảo luận về cách phát triển Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA), nhiều thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhấn mạnh đến việc không thể duy trì “nguyên trạng” Phái bộ này.
Hội đồng Bảo An, cơ quan sẽ quyết định về việc gia hạn MINUSMA vào tháng 6, lần đầu tiên xem xét báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, trong đó nhấn mạnh rằng phái bộ sẽ không thể đứng vững nếu tiếp tục duy trì ở hình thức hiện tại và không gia tăng số lượng lính mũ nồi xanh. Báo cáo đề xuất rút quân nếu các điều kiện then chốt không được đáp ứng.
Phó Đại sứ Pháp Nathalie Broadhurst nhận định: “Vài tháng tới là thời gian mang tính quyết định đối với tương lai của MINUSMA. Như Tổng thư ký đã chỉ ra, giữ nguyên trạng không phải là một lựa chọn.”
Video đang HOT
Bà đồng thời tin rằng tương lai của Phái bộ phụ thuộc vào “những cam kết rõ ràng” và “hành động cụ thể” từ chính quyền Mali.
Liên hợp quốc đặc biệt chỉ trích những cản trở đối với quyền tự do đi lại của binh sỹ MINUSMA, một yếu tố được cho là then chốt đối với một số thành viên của Hội đồng Bảo An trong việc tiếp tục duy trì Phái bộ.
Phó Đại sứ Mỹ Richard Mills cho biết: “Việc tiếp tục cản trở nhiệm vụ và vi phạm Thỏa thuận Quy chế Lực lượng buộc Hội đồng Bảo An phải nghiêm túc xem xét lại sự ủng hộ của mình đối với MINUSMA ở hình thức hiện tại.”
Báo cáo của Tổng thư ký Guterres lưu ý rằng tình hình an ninh tiếp tục xấu đi và Phái bộ, hiện không còn sự hỗ trợ của các lực lượng nước ngoài, đặc biệt là từ Pháp, quốc gia đã rút lực lượng khỏi Mali vào tháng 8 năm ngoái, đã phải đối mặt với thử thách khó khăn.
Báo cáo cũng nêu một số lựa chọn để khắc phục tình trạng này.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Mali Abdoulaye Diop tuyên bố rằng những đề xuất đó “không tính đến những kỳ vọng chính đáng của người dân Mali, những người đứng trước các lựa chọn về an ninh”.
EU đẩy mạnh nhập dầu diesel Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực
Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã nhập khẩu một lượng lớn dầu diesel của Nga vào tháng 12 để tìm cách tích trữ trước khi lệnh cấm mới có hiệu lực vào tháng 2/2023.
Cơ sở sản xuất dầu của Gazprom tại vùng Yamal, Nga. Ảnh: AP
Đài Sputnik (Nga) dẫn phân tích dữ liệu theo dõi hàng hóa năng lượng trên biển của phương tiện truyền thông Mỹ cho biết EU và Anh đã nhập khẩu lượng dầu diesel khoảng 16 triệu thùng từ ngày 1 đến 10/12. Lượng nhập khẩu này gần đạt kỷ lục được thiết lập vào đầu năm 2016.
Dầu diesel Nga chiếm gần một nửa trong số đó. Cụ thể, Moskva đã xuất khẩu trung bình 749.300 thùng/ngày trong tổng số 1,6 triệu thùng/ngày cho Anh và các quốc gia EU. Saudi Arabia, Ấn Độ, Mỹ và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nằm trong top 5, lần lượt nhập khẩu 298.300, 156.400, 60.800 và 28.000 thùng/ngày từ Nga.
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh các thị trường năng lượng toàn cầu đang chuẩn bị cho cú sốc chi phí nhiên liệu mới vào đầu năm tới. Khi đó, EU sẽ cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm dầu mỏ của Nga, bao gồm cả dầu diesel. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 5/2/2023.
Quyết định trên là một trong hàng loạt đòn trừng phạt của EU nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đang diễn ra ở Ukraine. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, biện pháp này đang gây "tác dụng ngược" với phương Tây, đẩy nhanh các cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời đe dọa đưa thế giới đến gần cuộc suy thoái nghiêm trọng vào năm 2023.
Trong khi đó, Nga đã chuyển nguồn năng lượng mà nước này từng cung cấp cho phương Tây sang các thị trường ở Nam bán cầu - đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Moskva cũng đã giảm giá sâu giá dầu cho các quốc gia này. Trong bối cảnh giá toàn cầu cao hơn, Nga đã đạt được kết quả khả quan. Giới chuyên gia ước tính Nga dự kiến sẽ thu được 337,5 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng vào năm 2022, cao hơn 38% so với năm 2021.
Tuy nhiên, dữ liệu xuất khẩu dầu diesel tháng 12 cho thấy xuất khẩu dầu diesel của Nga sang châu Âu vẫn tăng đều đặn kể từ tháng 9, đạt mức cao nhất kể từ tháng 3, khi doanh số bán hàng đạt trung bình 766.100 thùng/ngày. Dữ liệu xuất khẩu cũng cho thấy EU và Anh tiếp tục chiếm hơn một nửa tổng xuất khẩu dầu diesel trên tàu của Nga, chiếm 694.300 thùng/ngày trong mức xuất khẩu trung bình 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 11.
Giá dầu đã tăng mạnh vào tuần trước khi nhóm G7 đồng ý áp giá trần dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng mức giá trần không ảnh hưởng đến Nga và Moskva sẽ không chịu tổn thất dù bất kể điều gì xảy ra.
Hôm 13/12, truyền thông đưa tin Chính phủ Nga đang dự thảo nghị định cấm xuất khẩu dầu sang các nước đang tìm cách mua dầu của nước này theo cơ chế giá trần. Sắc lệnh được cho là đang trong giai đoạn hoàn thiện. Điện Kremlin cho biết bản dự thảo sắc lệnh sẽ được công bố trong những ngày tới.
Azerbaijan kêu gọi LHQ can thiệp khi căng thẳng Nagorno - Karabakh leo thang Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về một cuộc xung đột quân sự mới khi Baku cáo buộc Armenia đang triển khai vũ khí dọc theo tuyến đường duy nhất ra vào khu vực, nhưng Yerevan đáp lại rằng Azerbaijan đang tạo cớ. Azerbaijan và Armenia đã nổ ra xung đột năm 2020 liên...