Hội đồng bảo an không ra tuyên bố lên án Triều Tiên do Trung Quốc phản đối
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã không thể ra tuyên bố chung sau vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên vì Trung Quốc muốn tuyên bố đó phải có thêm nội dung phản đối việc Mỹ triển khai THAAD tới Hàn Quốc.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc không thể ra tuyên bố chung về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, do sự phản đối của Trung Quốc
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã không thể ra tuyên bố chung để chỉ trích vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vào sáng 3.8, theo Reuters ngày 10.8. Nhật Bản đã đặt trong tình trạng báo động sau khi tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong của Bình Nhưỡng lần đầu tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn ngay trong ngày 3.8. Mỹ soạn thảo một dự thảo tuyên bố chung lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Nội dung dự thảo này tương tự các tuyên bố đã được Hội đồng bảo an thông qua sau các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng trước đó.
Tuy vậy, dự thảo này đã không được thông qua do vấp phải sự phản đối của Trung Quốc. Bắc Kinh đề nghị phải bổ sung vào dự thảo nội dung: “Các bên liên quan phải tránh tiến hành bất cứ hành động nào có thể khiêu khích bên còn lại và làm leo thang căng thẳng, đồng thời không triển khai bất kỳ pháo đài chống tên lửa đạn đạo mới nào ở khu vực Đông Bắc Á với lý do đối phó với các mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”.
Đề xuất này cho thấy Trung Quốc vẫn kiên quyết phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã nói rằng quyết định triển khai THAAD tại Hàn Quốc chỉ làm tình hình ở bán đảo Triều Tiên căng thẳng hơn.
Video đang HOT
Trung Quốc một mực phản đối việc Mỹ quyết định triển khai THAAD ở Hàn Quốc Reuters
Reuters cho biết phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc cũng không muốn tuyên bố chung thể hiện sự quan ngại rằng tên lửa Triều Tiên đã bay vào khu vực gần Nhật Bản. Theo phía Trung Quốc: “Chúng tôi cho rằng phản ứng của Hội đồng bảo an là dưa trên cơ sở (Triều Tiên) vi phạm nghị quyết của hội đồng chứ không phải là nơi mà tên lửa đó tác động tới”.
Nhật Bản và Mỹ khẳng định không chấp nhận những đề xuất thay đổi mà Trung Quốc đưa ra; và vào ngày 9.8 dự thảo tuyên bố chung đã không được thông qua. Các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc cho biết những cuộc đàm phán về tuyên bố này của Hội đồng bảo an, vốn phải được nhất trí dựa trên sự đồng thuận, đã rơi vào ngõ cụt.
Theo Thanh Niên
Quan hệ Mỹ-Trung: Có nhiều khác biệt khó có thể vượt qua
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ đối với các vấn đề lớn như Biển Đông, và Bắc Triều Tiên quá lớn để vượt qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Mỹ tiến tới hợp tác và lợi ích chung to lớn trong khi vẫn còn nhiều khác biệt tại lễ khai mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung-Mỹ ngày 6/6 tại Bắc Kinh.
Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, hai bên cần cố gắng giải quyết mâu thuẫn trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, và nhấn mạnh rằng sự tồn tại khác biệt giữa hai nước là điều bình thường.
Trong tương lai gần, Mỹ sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn phức tạp là hiện diện ở khu vực nào trên thế giới là ưu tiên đối với họ
"Điều cơ bản là hai bên nên hướng tới nguyên tắc không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi", ông Tập Cận Bình nói.
Trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, sự tương tác của hai yếu tố cạnh tranh và hợp tác đang trở nên ngày càng phức tạp. Nói cách khách, quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào những diễn biến khó đoán trong khu vực, tờ Sputnik của Nga ngày 7/6 nhận định.
Khác biệt điển hình là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington đã chỉ trích Trung Quốc có những hành động "bắt nạt", tăng cường hiện diện quân sự trong Biển Đông, bao trùm cả các vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng; coi thường luật pháp quốc tế khi từ chối tính pháp lý của Tòa trọng tài quốc tế cũng như công nhận phán quyết của phiên tòa này.
Trong khi đó, Bắc Kinh xem Mỹ là một "kẻ can thiệp gây rối" đang cố tình lợi dụng sự phức tạp ở Biển Đông để tăng cường hiện diện trong khu vực nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bình luận về tuyên bố của ông Tập Cận Bình, Shi Yinhong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, nói với tờ Bưu điện Hoa Nam rằng sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ đối với các vấn đề lớn như Biển Đông, và Bắc Triều Tiên quá lớn để có thể vượt qua hay gác lại một bên.
"Nhìn chung tình hình vẫn khá ảm đạm," ông nói. "Tôi không nghĩ chúng ta nên mong đợi bất kỳ bước đột phá lớn nào."
Zhao Minghao, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc trong thế giới đương đại, cho rằng: "Bắc Kinh và Washington nên thiết lập một cơ chế mới để kiểm soát rủi ro càng sớm càng tốt cho trường hợp khẩn cấp có thể làm đảo lộn cả thế giới."
Đánh giá về những chính sách kiềm chế Trung Quốc trong tương lai gần, tờ Sputnik cho rằng nó sẽ trở thành một vấn đề nặng nề hơn với Mỹ. Các nỗ lực đặt gánh nặng lên vai đồng minh chỉ mang lại kết quả nhất thời và hạn chế.
Ví dụ như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản không có nhiều khả năng tăng chi phí quân sự, Hàn Quốc công khai thực thi chính sách đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc; những đối tác khác chưa có đủ nguồn lực tài chính, năng lực kỹ thuật và kỹ năng tổ chức để hỗ trợ Washington.
Theo tờ báo Nga, trong tương lai gần, Mỹ sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn phức tạp là hiện diện ở khu vực nào trên thế giới là ưu tiên đối với họ.
Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung-Mỹ lần thứ 8 diễn ra vào ngày 6-7/6. Đây là một hội nghị thường niên được tổ chức nhằm giúp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm kiếm các cơ hội hợp tác, giảm sự khác biệt.
Mặc dù còn tồn tại nhiều khác biệt, nhưng cả Bắc Kinh và Washington đều không muốn hướng tới một cuộc đối đầu không có lợi cho một bên nào. Bản thân Mỹ và Trung Quốc cũng rất cần có sự hợp tác của nhau để giải quyết các mối đe dọa chung, các vấn đề quốc tế quan trọng và cấp bách mà không một quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết được như vấn đề Triều Tiên, vấn đề Syria, môi trường...
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Tiết lộ "bom tấn" của dì ruột nhà lãnh đạo Kim Jong-un Lần đầu tiên kể từ khi đào tẩu sang Mỹ, bà dì Ko Yong-suk tiết lộ về nội tình Triều Tiên và thời thơ ấu của lãnh đạo Kim Jong-un. Lần đầu tiên kể từ khi đào tẩu sang Mỹ, bà dì Ko Yong-suk tiết lộ về nội tình Triều Tiên và thời thơ ấu của lãnh đạo Kim Jong-un. Gần hai thập...