Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam gởi kiến nghị lên Thủ tướng vì ‘trên nóng dưới lạnh’
Dù Chính phủ và các Bộ, ngành rất quyết liệt về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, nhưng khâu thực thi còn chậm so với kỳ vọng của doanh nghiệp – ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết.
Mới đây, Hội DN trẻ Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm “giải cứu” DN gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19.
Đại diện Hội DN trẻ Việt Nam, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội cho rằng, DN nhỏ và vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cụ thể là các DN ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch, vận tải, DN sản xuất, xây dựng…
Theo khảo sát của Hội DN trẻ Việt Nam, 35% DN cho biết chỉ cầm cự được 3 tháng, 38% DN cầm cự được 6 tháng, 13% DN cần cự được 1 năm và 14% DN cầm cự được trên 1 năm. Nhiều lao động mất việc hoặc không dám trở lại DN trong vùng dịch.
Video đang HOT
Mặt khác, ông Hồng Anh cho rằng, hiện tượng “trên nóng dưới lạnh” vẫn đang xảy ra khi Chính phủ và các Bộ, ngành rất quyết liệt về việc hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, nhưng khâu thực thi còn chậm so với kỳ vọng của DN.
Chẳng hạn, ở một số địa phương, DN muốn giãn nợ thì phải có xác nhận, chứng minh thiệt hại, báo cáo, xác nhận tồn kho … mới được xem xét; DN muốn xin giảm lãi suất nhưng ngân hàng trả lời chưa có thông tin cụ thể hướng dẫn; một số DN vẫn nhận được lệnh kiểm tra của cơ quan quản lý thuế, mặc dù đã có chỉ đạo của Chính phủ về việc tạm dừng thanh kiểm tra khi không có dấu hiệu vi phạm…
Do đó, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội DN trẻ Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN.
Về tín dụng, Hội DN trẻ Việt Nam đề xuất hướng tính ngược, tức là xem tất cả các ngành nghề bị ảnh hưởng và cần hỗ trợ, sau đó xem các ngành nghề không bị ảnh hưởng như thực phẩm và trang thiết bị y tế để loại ra. Những ngành bị ảnh hưởng nặng cần được hỗ trợ khẩn cấp như miễn giảm, giãn nợ thuế đến cuối năm 2020, giảm lãi vay đến 5%, thậm chí bằng 0, giãn nợ vay ngân hàng, tạm dừng đóng các loại bảo hiểm đến cuối năm. Những nhóm ngành chịu ảnh hưởng nhẹ hơn có thể được giảm lãi vay ngân hàng từ 1-2%, cơ cấu lại thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu…
Về lãi suất, ông Hồng Anh cho rằng, cần cụ thể hoá chính sách từ Ngân hàng Nhà nước để có những giải pháp hạ lãi suất cơ bản, có cơ chế bù cho các ngân hàng hoặc nới tăng trưởng tín dụng để các ngân hàng kiếm nguồn bù lại khoản đã giảm cho doanh nghiệp… Hơn thế, cần có những mệnh lệnh hành chính như có những ngành hàng nào không tính lãi hoặc chỉ tính lãi bao nhiêu % mới rõ ràng.
Đối với thủ tục xuất nhập khẩu hành hóa, ông Hồng Anh đề xuất cơ quan Hải quan nên cập nhật giá thị trường thường xuyên và linh hoạt hơn để đưa ra yêu cầu tham vấn giá phù hợp; hoặc loại bỏ hẳn khâu tham vấn giá đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời điểm này.
Hội DN trẻ Việt Nam cũng kiến nghị cơ quan thuế cho hoãn, giảm hoặc miễn giảm một số loại thuế, phí phải nộp và thời gian nộp, tùy theo mức độ bị ảnh hưởng của từng lĩnh vực, ngành nghề. Đồng thời, Hội cũng mong muốn cơ quan bảo hiểm xem xét miễn, giảm, giãn thời gian đóng bảo hiểm cho các DN. Sớm ban hành văn bản hướng dẫn trả lương người lao động trong trường hợp phải cách lý do dịch bệnh.
Hiện nay, gánh nặng đã và đang đè lên Quỹ Bảo hiểm xã hội, nhưng nếu tăng ngân sách công để hỗ trợ Quỹ thì ngân sách sẽ đến tay người lao động hiệu quả. Việc tăng ngân sách công là cần thiết trong tình hình hiện tại. Chúng ta nên chấp nhận tiếp tục “vay mượn tương lai” nhiều hơn nữa để vượt qua khó khăn hiện tại – ông Đặng Hồng Anh cho biết.
UYÊN PHƯƠNG
Phải kiên quyết cho phá sản các dự án không thể phục hồi
Đây là nội dung được Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh tại phiên họp Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án kém hiệu quả ngày 3/4.
Phó Thủ tướng đề nghị, trước mắt cần phân chia các dự án thành 3 nhóm cụ thể gồm: Nhóm các dự án đã phục hồi có lãi; Nhóm các dự án có thể phục hồi; Nhóm các dự án không thể phục hồi để cho giải thể, phá sản.
Quang cảnh phiên họp.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan cần lấy ý kiến thẩm định của các nhà tư vấn để xem dự án nào có thể dừng. Bên cạnh đó tìm đối tác cùng ngành nghề với các dự án có thể phục hồi để có thể liên kết, hợp tác cho thuê tài sản hoặc là bán đứt để thu hồi vốn cho Nhà nước.
Nhấn mạnh Nhà nước không đặt mục tiêu thu được bao nhiêu tiền từ xử lý dự án yếu kém mà quan trọng là trả được bao tiền để Nhà nước không còn gánh nợ, do vậy Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành cần sớm đưa ra phương án khả thi trên tinh thần tự chủ tự chịu trách nhiệm để có thể xử lý dứt điểm vào cuối năm nay theo yêu cầu của Thủ tướng.
Bộ Tài chính đề nghị bổ sung đối tượng được gia hạn nộp thuế Các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, sản phẩm cơ khí trọng điểm cũng được đưa vào gói hỗ trợ này. Ảnh minh họa. (Minh Đức/TTXVN) Ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trình công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về...