Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Người dân có được chọn loại vắc xin để tiêm?
Hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin sắp về Việt Nam có chênh lệch nhau nhiều không và tôi có được đăng ký loại vắc xin mình muốn tiêm không?
Câu hỏi: Hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin sắp về Việt Nam có chênh lệch nhau nhiều không và tôi có được đăng ký loại vắc xin mình muốn tiêm không?
Theo báo cáo của các nhà sản xuất cũng như của một số quốc gia, hiệu quả của các vắc xin dao động khoảng 60-95%.
Trả lời:
PGS.TS Trần Đắc Phu , Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết:
Đến nay, có 6 loại vắc xin phòng Covid-19 (gồm AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm và Janssen) đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.
Các loại vắc xin khác nhau có những hiệu quả phòng bệnh khác nhau. Theo báo cáo của các nhà sản xuất cũng như của một số quốc gia, hiệu quả của các vắc xin dao động khoảng 60-95%.
Hiện nay do chúng ta chưa có đủ vắc xin nên việc tiêm chủng vẫn đang thực hiện miễn phí và cho các đối tượng có nguy cơ cao theo Nghị quyết 21 cũng như cho người dân tại các vùng dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM…
Theo tôi nên tiêm các vắc xin đã được Bộ Y tế phân phối và cấp theo các địa bàn mà bạn đang sinh sống, nếu bạn là đối tượng được tiêm.
PGS.TS Đào Xuân Cơ , Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam chia sẻ:
Video đang HOT
Thứ nhất, không có một loại vắc xin nào phòng ngừa được 100%.
Thứ hai, trên thế giới, tất cả công trình nghiên cứu, theo dõi sau tiêm vắc xin hơn một năm qua, với người đã được tiêm vắc xin, khi không may nhiễm SARS-CoV-2 thì triệu chứng nhẹ hơn người chưa tiêm. Tỷ lệ tử vong với người đã được tiêm thấp hơn rất nhiều (rất hiếm tử vong) với người chưa được tiêm vắc xin.
Thời gian qua một số cán bộ y tế được tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm SARS-CoV-2, những ca này có tải lượng virus rất thấp, không có triệu chứng lâm sàng, vì vậy nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng cũng thấp hơn. Vì thế, việc tiêm vắc xin là cần thiết.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã ký văn bản đề nghị các địa phương tăng tốc độ tiêm chủng, không giới hạn điểm tiêm, không giới hạn số lượng tiêm.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến sáng 2/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã ký văn bản đề nghị các địa phương tăng tốc độ tiêm chủng, không giới hạn điểm tiêm, không giới hạn số lượng tiêm.
Theo Bộ trưởng, trong các tháng 7-9, số lượng vắc xin về ít song đến tháng 10-12, riêng Pfizer đã có 47-50 triệu liều về và còn nhiều vắc xin khác. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm sao để triển khai tiêm nhanh khi số lượng vắc xin về vào cuối năm rất nhiều.
“Các địa phương phải huy động tổng lực, có vắc xin gì tiêm vắc xin đó để có kinh nghiệm, tiêm ngay trong vùng phong tỏa, càng vùng phong tỏa thì càng phải tiêm nhanh. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương phải sàng lọc sớm, sàng lọc trước để đẩy nhanh tốc độ. Tất cả người trên 18 tuổi đều được tiêm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Không lựa chọn vắc xin, có vắc xin nào tiêm vắc xin đó. Tất cả vắc xin Bộ Y tế cấp phép sử dụng đều đã được WHO cấp phép và các nước đã sử dụng”, Bộ trưởng nói.
Khác biệt trong diễn tiến bệnh Covid-19 ở người đã tiêm vaccine và người chưa chủng ngừa
Covid-19 vẫn đang hoành hành ở Mỹ, nguyên nhân là do xuất hiện các biến thể nguy hiểm hơn, có khả năng lan truyền mạnh hơn.
Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do một bộ phận người dân Mỹ từ chối tiêm vắc xin.
Số ca mắc mới trong tuần qua trên toàn quốc ở Mỹ tăng 44% so với tuần trước đó, số ca nhập viện tăng 41% và số ca tử vong tăng 26%. Trong đó, số ca nhiễm mới xảy ra ở cả những người chưa được tiêm chủng và người đã chủng ngừa. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm bệnh ở những người đã được tiêm chủng thấp hơn nhiều. Nguyên nhân là vì vắc xin đã được chứng minh hiệu quả trong việc chống lại SARS-CoV-2 và thậm chí là cả các biến thể nguy hiểm của nó.
Theo nghiên cứu của CDC Mỹ, tải lượng virus mang trong đường hô hấp trên ở một người nhiễm bệnh đã được tiêm vắc xin đầy đủ hoặc một phần thấp hơn khoảng 40% so với những bệnh chưa được tiêm chủng. Ảnh minh họa: europa.
Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người đã được tiêm chủng đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn 8 lần và nguy cơ nhập viện, tử vong thấp hơn 25 lần so với những người chưa chủng ngừa. CDC cũng lưu ý, các yếu tố khác, chẳng hạn như thời gian tiếp xúc với virus, thời gian tiếp xúc gần với người bệnh có thể ảnh hưởng đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ của một người nào đó. Chưa kể việc nhiễm một biến thể dễ lây truyền hơn có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp.
Dưới đây là những gì mà các nghiên cứu cập nhật cho thấy sự khác biệt về nhiễm trùng ở những người đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng.
Người đã tiêm chủng có triệu chứng bệnh nhẹ hơn, thời gian tồn tại bệnh ngắn hơn
Một nghiên cứu của CDC sử dụng các dữ liệu thu thập được trước khi biến thể Delta trở thành phiên bản virus SARS-CoV-2 chiếm ưu thế ở Mỹ cho thấy, những người đã được chủng ngừa đầy đủ hoặc một phần có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh thấp hơn khoảng 60% so với những người chưa tiêm chủng, khi bị nhiễm bệnh.
Một số trong khoảng gần 4.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe đã được tiêm vắc xin trong nghiên cứu nói trên hoàn toàn không có các triệu chứng khi mắc bệnh. Nếu có, các triệu chứng tồn tại ngắn hơn, chỉ khoảng 10 ngày so với khoảng 17 ngày ở những người không được tiêm vắc xin.
Dữ liệu xác nhận vắc xin đang làm chính xác những gì nó phải làm, đó là ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, ngăn ngừa nguy cơ phải nhập viện và tử vong, Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky cho biết trong một cuộc họp hôm 2/8.
Tính đến ngày 26/7, có hơn 163 triệu người ở Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong số đó, CDC mới chỉ ghi nhận 6.587 người bị nhiễm trùng nặng đến mức phải nhập viện hoặc tử vong. Tổng cộng chỉ có 1.293 người trong số họ đã tử vong, con số này tương đương tỷ lệ ít hơn 0,001% trong số những người đã được tiêm chủng đầy đủ vào thời điểm đó.
Người đã tiêm chủng khi mắc bệnh ít lây truyền virus hơn
Theo nghiên cứu của CDC Mỹ, tải lượng virus mang trong đường hô hấp trên ở một người nhiễm bệnh đã được tiêm vắc xin đầy đủ hoặc một phần thấp hơn khoảng 40% so với những bệnh chưa được tiêm chủng.
Những người được chủng ngừa cũng ít có khả năng cho kết quả dương tính với virus trong 1 tuần hơn so với những người không tiêm chủng.
Vì những người đã tiêm vắc xin nếu mắc bệnh thường có các triệu chứng nhẹ hơn và bệnh có xu hướng khỏi nhanh hơn nên các chuyên gia cho rằng điều này đồng nghĩa với việc họ có ít khả năng lây truyền virus sang người khác hơn; ít ho hoặc hắt hơi có nghĩa là ít nguy cơ phát tán virus ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên, biến thể Delta được cho là thách thức với quan điểm này.
Biến thể Delta làm tăng tải lượng virus, tăng mức độ nghiêm trọng và tăng nguy cơ lây nhiễm
Theo CDC, dữ liệu gần đây cho thấy biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn so với cảm lạnh thông thường, bệnh đậu mùa, Ebola, cúm... và có khả năng lây truyền tương tự như thủy đậu.
Bà Walensky cho biết, những người bị nhiễm biến thể Delta có nguy cơ lây lan virus gấp đôi so với những người bị nhiễm biến thể Alpha vốn chiếm ưu thế trước đó. Một phần nguyên nhân là do biến thể này khiến người bệnh có nhiều virus trong mũi và cổ họng hơn.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, tải lượng virus ở những người nhiễm biến thể Delta cao hơn khoảng 1.000 lần so với những người nhiễm phiên bản gốc của virus SARS-CoV-2.
Một nghiên cứu ở Canada thì cho thấy, bất chấp có tiêm chủng hay không, bất chấp tuổi tác và tình trạng sức khỏe, biến thể Delta vẫn gây ra nguy cơ nhập viện cao hơn 120% và nguy cơ tử vong cao hơn 137%.
Trong khi báo cáo từ Singapore phát hiện ra rằng biến thể Delta làm tăng nguy cơ cần bổ sung oxy ở những người nhiễm bệnh và tăng gần gấp đôi nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
Tiêm chủng còn giá trị không khi biến thể Delta lan rộng?
Các chuyên gia y tế đánh giá, vắc xin vẫn còn nguyên giá trị dù trong hoàn cảnh biến thể Delta đang hoành hành. Bởi vì nếu không có "tấm khiên bảo vệ" là vắc xin thì mọi người sẽ rất dễ bị các biến thể của virus SARS-CoV-2 tấn công.
"Mọi người nên yên tâm rằng nếu được tiêm chủng đầy đủ thì sẽ nâng cao khả năng được bảo vệ khỏi bệnh nặng hoặc nguy kịch - tình trạng khiến họ phải nhập viện hoặc tử vong do virus này gây ra", Tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia vắc xin tại Bệnh viện Nhi Philadelphia nói với Washington Post. "Vắc xin sẽ cứu sống bạn!".
TP.HCM đạt kỷ lục tiêm 104.000 liều vắc xin một ngày TP.HCM đã tiêm hơn 104.000 liều vắc xin trong ngày 31-7, nâng tổng số người được tiêm chủng trong đợt 5 lên 622.000 lượt. TP.HCM đạt tốc độ tiêm 104.000 liều vắc xin trong ngày 31-7 - Ảnh: QUANG ĐỊNH Đây là thống kê do ngành y tế TP.HCM công bố. Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêm 930.000 liều...