Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Làm sao để biết cơ thể đã có kháng thể sau tiêm?
Tôi có nhu cầu xét nghiệm định lượng kháng thể sau tiêm vắc xin Covid-19. Tôi có thể xét nghiệm ở đâu? Sau bao lâu tiêm vắc xin cơ thể sinh kháng thể?
Trả lời:
Bộ Y tế cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Phương pháp này áp dụng cho nhóm có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không, và nếu có sẽ đạt được nồng độ bao nhiêu sau khi tiêm vắc xin. Kết quả này giúp đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể đối với tiêm chủng.
Việt Nam đang tăng tốc tiêm vắc xin Covid-19, nhằm đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm ngừa vào quý I năm 2022.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu , nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trả lời:
Thường sau tiêm vắc xin khoảng 14 ngày thì cơ thể sinh ra kháng thể bảo vệ. Tiêm nhắc lại mũi 2 sẽ giúp củng cố miễn dịch của cơ thể. Kháng thể bảo vệ đạt được khác nhau ở mỗi loại vắc xin khác nhau, tuy nhiên cơ bản đều mang lại giá trị rất lớn trong việc giảm nguy cơ mắc, giảm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc Covid-19.
Đối với vắc xin phòng Covid-19 là một vắc xin mới, chưa biết thật rõ ràng tiêm vắc xin phòng Covid-19 bao nhiêu lâu thì có miễn dịch bảo vệ. Tuy vậy, hiện nay Việt Nam cũng có thể làm xét nghiệm để phát hiện một người được tiêm vắc xin phòng bệnh đã có kháng thể sau tiêm hay chưa. Nếu có kháng thể, nồng độ đạt bao nhiêu.
Giới khoa học Mỹ tìm thấy kháng thể COVID-19 trong máu hươu năm 2019
Một mẫu máu của loài hươu cổ trắng Mỹ lấy năm 2019 đã có kết quả dương tính với kháng thể COVID-19, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học chính phủ Mỹ.
Bản báo cáo về phát hiện kháng thể với COVID-19 trong máu hươu cổ trắng ở Mỹ năm 2019 vẫn chưa được chuyên gia thẩm định. Ảnh minh họa: Shutterstock
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy ba mẫu dương tính ở loài hươu vào tháng 1/2020 - thời điểm mà virus vừa mới được xác định tại Trung Quốc.
Nhà sinh vật học Susan Shriner thuộc Trung tâm Nghiên cứu Động vật Hoang dã Quốc gia cho biết những mẫu máu này được thu thập vào thời điểm "sơ khai" của đại dịch COVID-19 từ các quần thể hươu hoang dã tại nhiều vùng khác nhau của Mỹ.
Chia sẻ trên nguồn dữ liệu nghiên cứu mở bioRxiv.org hồi cuối tháng 7, bà cùng các đồng nghiệp cho rằng phát hiện này có thể cung cấp thông tin cơ bản cho các quần thể được khảo sát trước khi mầm bệnh xã hội.
Họ đã tình cờ phát hiện chi tiết trên trong quá trình nghiên cứu về vấn đề con người có thể lây truyền virus SARS-CoV-2 cho động vật hoang dã hay không. Và kết quả này cũng chưa được hội đồng chuyên gia thẩm định.
Một cuộc khảo sát quy mô lớn khác do Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến hành vào đầu năm nay từng cho thấy gần một nửa số hươu đuôi trắng trong tự nhiên có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Ở một số khu vực, tỷ lệ lây nhiễm lên tới 100%.
Để đảm bảo độ chính xác của phương pháp thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số mẫu được lưu trữ từ năm 2011 trở lại đây làm đối chứng và nhận thấy tất cả các kết quả đều âm tính trước năm 2019.
Thực tế, nhiều trường hợp động vật bị nhiễm SARS-CoV-2 đã được ghi nhận trên khắp thế giới, nhưng chúng là vật nuôi hoặc động vật trang trại sống gần người và chỉ có kết quả dương tính sau khi phát hiện thấy COVID-19 ở người.
Cho đến nay, nguồn gốc của đại dịch COVID-19 vẫn còn là một câu đố bí ẩn đối với giới nghiên cứu và các nhà lãnh đạo quốc tế. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra để khỏa lấy chỗ trống trên.
Khi dịch COVID-19 vừa xã hội, người ta cho rằng căn bệnh này khởi nguồn từ một chợ hải sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), song cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới đã tìm thấy các ca mắc sớm hơn ở những nơi khác thuộc thành phố này.
Một số nhà khoa học cũng gợi ý khả năng một vài động vật hoang dã ở Đông Nam Á có thể là vật chủ ban đầu của SARS-CoV-2. Các chủng virus gốc Corona tương tự đã được tìm thấy trên những động vật như dơi và tê tê, nhưng khoảng cách di truyền của chúng với con người quá rộng nên các loại virus này có thể đã bị tách biệt trong nhiều năm, hoặc thậm chí nhiều thập kỷ.
Hầu hết các nhà khoa học nói rằng COVID-19 có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng bằng chứng về lịch sử ban đầu về quá trình tiến hóa của virus vẫn còn ít ỏi.
Thuốc điều trị Covid-19 - lỗ đen trong đại dịch Gần một năm rưỡi trong đại dịch, các nhà nghiên cứu khắp thế giới vẫn vật lộn chưa tìm ra phương thuốc hiệu quả, dễ sử dụng để điều trị Covid-19. 10 loại thuốc được phê duyệt khẩn cấp hoặc khuyến nghị sử dụng tại Mỹ. Hai trong số đó về sau bị thu hồi giấy phép vì không đủ hiệu quả. Chính...