Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Chuẩn bị gì để tiêm vắc xin an toàn?
Tôi có lịch 3 ngày nữa sẽ được tiêm vắc xin Covid-19. Tôi cần chuẩn bị gì để tiêm vắc xin an toàn? Sau tiêm ngừa vắc xin tôi có cần kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng?
TS Đặng Thị Thanh Huyền , Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia trả lời:
Để đảm bảo mũi tiêm an toàn, trước khi tiêm chủng bạn cần phối hợp với nhân viên y tế, khai báo đầy đủ tiền sử bệnh tật, dị ứng, sử dụng các thuốc trong thời gian gần đây nếu có. Sau khi tiêm, cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong thời gian đến 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong 7 ngày đầu. Nếu có các dấu hiệu bất thường nghiêm trọng như khó thở, tím tái, tê môi, đau ngực, đau đầu dữ dội, đau bụng, phát ban, chóng mặt…, thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế được phát hiện và xử trí kịp thời.
Ngoài ra, bạn có thể gặp một số phản ứng thông thường như: sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh… Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chỉ kéo dài 1-2 ngày.
Trước khi tiêm, bạn không cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, nhưng tuyệt đối không bỏ bữa, ngủ đủ giờ để có sức khỏe tốt nhất.
Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước, không nhịn đói trước tiêm, không uống rượu, bia trước và sau tiêm; không uống nhiều thực phẩm chứa cafein trước khi tiêm…
Bạn không cần kiêng các loại thức ăn và đồ uống nếu bạn không có tiền sử dị ứng với những thực phẩm này. Bạn cần hoạt động thể chất nhẹ nhàng, uống nhiều nước để giảm thiểu các tác dụng phụ thông thường của vắc xin.
Video đang HOT
Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu đông máu sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Chuyên gia đề nghị sau tiêm vắc xin, mọi người chú ý các dấu hiệu cảnh báo tình trạng huyết khối (cục máu đông) sau tiêm. Tình trạng này được báo cáo với tỷ lệ 1-4 phần triệu, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm.
Ảnh minh họa.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết trên báo chí, đến nay nước ta ghi nhân khoảng 30% người sau tiêm vắc xin Covid-19 không có triệu chứng đặc biệt, hoặc thoáng qua không nhận biết được.
Sau tiêm, các phản ứng như sốt, ớn lạnh, đau vị trí tiêm, người cảm giác mệt mỏi... là rất phổ biến.
Còn các phản ứng sốt, ớn lạnh, sưng đau vị trí tiêm... gặp khá phổ biến và hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng này sẽ hết sau 2-3 ngày, chỉ cần uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây...
Có hai phản ứng sau tiêm nguy hiểm hơn gồm sốc phản vệ và huyết khối (đông máu), cần theo dõi chặt sau tiêm. Trong đó, phản ứng sốc phản vệ thường xảy ra ngay sau tiêm, trong thời gian theo dõi sau tiêm, được xử lý bởi nhân viên y tế.
Cũng theo PGS Cơ, tình trạng huyết khối là một phản ứng muộn sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh, phản ứng này vô cùng hiếm gặp.
PGS Cơ khuyến cáo người dân chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân đến 4 tuần sau tiêm, đặc biệt chú ý các dấu hiệu:
- Triệu chứng như phù chân, phù tay dai dẳng.
- Có những biểu hiện như tức ngực, khó thở (biểu hiện nguy cơ tắc mạch phổi).
- Biểu hiện đau bụng dai dẳng không tìm thấy nguyên nhân (có thể cảnh báo tắc mạch trong tạng).
- Biểu hiện nôn ói, đau đầu, nhìn mờ, thậm chí co giật, liệt nửa người (có thể cảnh báo tắc mạch máu não).
Những triệu chứng này cần được phát hiện càng sớm càng tốt, đến ngay cơ sở gần nhất để được tư vấn.
PGS Cơ cũng khuyến cáo khi đi tiêm ngừa vắc xin, mọi người cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố nguy cơ (bệnh nền, đang dùng các loại thuốc...) để chỉ định tiêm chặt chẽ, phòng các rủi ro có thể xảy ra sau tiêm ngừa.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Bộ Y tế khẳng định, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin là biến cố nặng hiếm xảy ra, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Một buổi họp xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Hội đồng chuyên môn bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế. Ảnh: BYT.
Thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của Astra Zeneca (AZ) và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia.
Tổ chức y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.
Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 28 ngày sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin Covid-19 cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4) giống như kháng thể HIT.
Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hoá tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Người đàn ông suýt chết vì suy đa tạng, viêm phổi, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân là chiếc điều hòa trong xe hơi 2 tháng không sử dụng Anh Lưu, 42 tuổi, sống ở thành phố Ninh Hương (Hồ Nam, Trung Quốc) sau khi lái xe về quê ngoại chơi vào khoảng giữa tháng 5/2021 thì phải nhập viện trong tình trạng suy đa chức năng vô cùng nguy kịch. Thời tiết giao mùa xuân - hè thất thường, độ ẩm cao, mưa nhiều nên anh Lưu đã không dùng đến...