Hội con gái chú ý: có 6 biểu hiện lạ ở “núi đôi” thì phải tới bệnh viện kiểm tra ngay
Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ hiện tượng khác thường nào ở vòng 1 của mình, nhất là 6 dấu hiệu lạ sau đây bạn nhé!
1. Nổi u cục ở vú
Các khối u xuất hiện ở vú thường là triệu chứng cảnh báo sớm bệnh ung thư vú. Nguyên nhân phổ biến gây u vú ngoài do ung thư thì còn xuất phát từ những tổn thương lành tính, chẳng hạn như tăng sản vú, u xơ tuyến vú… Hơn 80% các khối u được bệnh nhân tình cờ phát hiện ra và chỉ một số ít người đi khám thường xuyên mới được bác sĩ chẩn đoán sớm.
2. Đau tức ngực
Đau và căng ngực dữ dội thường là biểu hiện của viêm vú, bao gồm viêm vú cấp tính và áp xe vú. Thường thì tình trạng đau này có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng trong một số trường hợp khác, nó cũng dễ cảnh báo nguy cơ ung thư vú.
3. Tiết dịch núm vú
Hiện tượng tiết dịch bất thường ở núm vú chiếm khoảng 5 – 8% các bệnh lý về vú. Nguyên nhân phổ biến nhất là do u nhú trong ống dẫn trứng, tiếp theo là tăng sản nang của vú và giãn ống dẫn. Phần lớn người mắc tình trạng này là phụ nữ sau sinh không cho con bú.
4. Vùng da ngực có sự thay đổi khác lạ
Video đang HOT
Nếu nhận thấy vùng da ngực có hiện tượng mẩn đỏ, sưng tấy thì bạn nên cảnh giác với bệnh viêm vú cấp tính. Ngoài ra, bệnh lao vú có thể đi kèm với các vết loét hoặc lỗ rò trên da. Ung thư vú thì gây thâm, nổi cục quanh vùng da ngực.
5. Thay đổi ở đường viền ngực
Ngực bình thường có hình vòng cung hoàn chỉnh nên khi thấy có bất kỳ điều lạ gì thì bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua. Đặc biệt là khi thấy đường viền ngực có sự thay đổi khác lạ thì bạn nên nhanh chóng đi khám để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe “núi đôi” của mình.
6. Núm vú có bị thụt vào trong, nứt nẻ
Núm vú có thể bị lộn ngược vào trong khi vú bị thiểu sản bẩm sinh. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ không có tiền sử cho con bú. Núm vú bị thụt vào trong cũng có thể do mắc ung thư vú.
Ngoài ra, núm vú bị nứt nẻ có thể xảy ra trong quá trình cho con bú và do da bị nứt vì bé bú mạnh hoặc bị kích thích bởi các yếu tố khác. Nếu vùng da xung quanh núm vú tái phát nổi mẩn ngứa và lâu không lành thì có khả năng bạn đã mắc bệnh Paget, một loại ung thư vú đặc biệt.
Bí kíp giúp chị em vượt qua ngày "đèn đỏ" dễ dàng
Phụ nữ ai cũng phải trải qua những ngày "đèn đỏ" gây đau, chướng bụng, stress khiến cơ thể khó chịu. Hãy tham khảo bí kíp dưới đây để vượt qua ngày đèn đỏ một cách dễ dàng.
Chườm nóng giúp giảm đau bụng ngày đèn đỏ
Ảnh minh họa
Đau bụng kinh có biểu hiện thông thường là những cơn đau dữ dội vùng bụng, người mệt lả, nôn nao, chóng mặt. Nguyên nhân là do sự tiết hormon prostaglandin làm thúc đẩy co bóp tử cung, cũng có thể do rối loạn cấu trúc nội mạc tử cung như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung.
Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên việc làm dụng thuốc này sẽ có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Cách thức chườm nóng này rất đơn giản, chỉ cần bạn nằm thẳng và đặt túi chườm lên trên bụng dưới của bạn hoặc trên vị trí chính xác mà bạn cảm thấy cơn đau đang quặn thắt. Điều này giúp giảm bớt sự co thắt. Một khăn mặt nóng hoặc thậm chí chỉ cần một tấm chăn ấm cũng có thể giúp giảm đau, giãn mạch.
Cách làm giảm đau tức ngực
Ảnh minh họa
Đau tức ngực trong những ngày hành kinh là điều dễ thấy ở phụ nữ, dấu hiệu này hoàn toàn bình thường, đây là sự thay đổi hormone của cơ thể chị em không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lấy tay massage ngực nhẹ nhàng để giúp ngực giảm đau bằng những tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu...
Ngoài ra, chị em có thể chườm lạnh và chườm nóng lên vùng ngực bị đau nhức. Ban đầu là chườm lạnh từ 5-10p sau đó chườm nóng khoảng 5 phút. Làm như vậy nhiều lần trong ngày sẽ thấy không còn bị căng tức ngực nữa.
Cách giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng
Theo Diana Bitner, bác sĩ phụ khoa Mỹ, ước tính gần 70% phụ nữ bị đầy hơi, trướng bụng khi đến tháng. Đây là do sự thay đổi bất thường của nội tiết tố nữ estrogen và sự suy giảm progesterone trong ngày đèn đỏ.
Hãy ăn những thực phẩm không gây no phình bụng là lựa chọn tốt nhất trong những ngày nhạy cảm. Đó là các loại thực phẩm giàu protein bao gồm thịt gà, cá, đậu phụ. Loại trừ các thực phẩm gây đầy hơi bao gồm đậu đỗ, bắp cải, súp lơ và rau diếp.
Tập thể dục giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng
Ảnh minh họa
Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể thường tiết ra nhiều hormone estrogen. Do đó bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức cột sống, nhức mỏi cơ thể, buồn chán và ủ rũ. Vì vậy hầu hết nữ giới đều ngưng tập thể dục trước và trong những ngày "đèn đỏ".
Tuy nhiên theo các bác sĩ sản phụ khoa, tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này có thể thúc đẩy bài tiết máu kinh, giảm hoạt động co bóp của tử cung và kích thích não bộ giải phóng endorphin. Endorphin là một loại hormone nội sinh có thể tạo cảm giác hưng phấn và ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu đau.
Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện cơn đau bụng kinh bằng cách đi bộ, ngồi thiền, tập yoga hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng. Ngoài ra hoạt động thể chất trong những ngày "đèn đỏ" còn làm giảm các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn chán, đau lưng, nhức mỏi cơ thể.
6 dấu hiẹu tưởng như cảm vặt nhưng lại ngầm cảnh báo ung thư phổi đang "trú ngụ" trong cơ thể: Điều số 2 ai cũng mắc mà phớt lờ Đa phần bệnh nhân ung thư phổi đều phát hiện ở giai đoạn muộn bởi dấu hiệu ban đầu thường rất dễ nhầm lẫn với cảm vặt. Xã hội càng phát triển thì đời sống chúng ta càng được cải thiện. Thế nhưng kéo theo đó là rất nhiều căn bệnh nguy hiểm xuất hiện và ung thư phổi là một trong số...