Hội chứng truyền máu song thai khiến hai trẻ mất mạng
Mới đây, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu. Tuy nhiên, cả hai thai nhi đã không qua khỏi do không được phát hiện sớm hội chứng cũng như điều trị kịp thời.
Khi mắc hội chứng truyền máu song thai, nếu không được điều trị, 90-100% thai sẽ chết. Ảnh minh hoạ
Sản phụ 37 tuổi, tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh nhập viện do có dấu hiệu chuyển dạ, rau bong non, mang thai song sinh 27 tuần lần 3 trên vết mổ đẻ cũ 2 lần. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, nhưng sản phụ bị rau bong non và hội chứng truyền máu song thai. Một thai nhi chỉ nặng 800 gram có biểu hiện nhợt nhạt do mất máu, một bé nặng 900 gram có màu đỏ rực do thừa máu.
Các bác sĩ khoa Sản và khoa Sơ sinh đã cấp cứu cho sản phụvà thai nhi ngay trong phòng mổ. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh của trẻ quá nặng nên cả hai bé không qua khỏi. Sau phẫu thuật, sản phụ có sức khỏe ổn định và được xuất viện.
Các bác sĩ cho biết, trong suốt 27 tuần mang thai, sản phụ chỉ đi siêu âm kiểm tra một vài lần tại phòng khám tư nhân. Một số sản phụ khi mắc hội chứng truyền máu song thai có thể có các biểu hiện: Đau bụng co thắt, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, bàn tay và bàn chân có thể bị sưng ở ngay thời kỳ đầu của thai kỳ, tăng huyết áp …Tuy nhiên để khẳng định thì siêu âm Doppler có thể giúp thai phụ phát hiện được sớm trong quá trình mang thai, đồng thời có thể đánh giá giai đoạn bệnh để có chỉ định đúng, kịp thời.
Một số biện pháp điều trị hội chứng truyền máu trong song thai hiện nay: Tiến hành phẫu thuật hủy thai có chọn lọc; Truyền máu cho thai trong buồng tử cung; Laser đốt mạch nối giữa hai thai….và phương pháp điều trị bằng phẫu thuật laser khi ở giai đoạn II – III Quintero tuổi thai 16 – 26 tuần được coi là phương pháp tối ưu hiện nay.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai đặc biệt là song thai, các sản phụ cần thường xuyên khám, siêu âm định kỳ, nhằm kiểm soát tình trạng tuần hoàn và sức khỏe của thai nhi trong tử cung. Nếu có bất thường cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa Sản để được can thiệp kịp thời để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Trong y học, truyền máu song thai là một bệnh lý hiếm gặp. Tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai là 0,1-1,9/1000 trẻ sinh ra. Hội chứng truyền máu song thai hay còn gọi là Twin-twin transfusion syndrome -TTTS xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng một bánh nhau.
Hội chứng sẽ dẫn đến tình trạng máu phân phối không đều giữa các thai nhi do ở bánh nhau xuất hiện những bất thường trong mạch máu, khiến lượng máu cung cấp cho một đứa trẻ được truyền đến đứa trẻ còn lại qua nhau thai. Một trẻ cho máu và một trẻ nhận máu. Trẻ nhận máu thường sẽ lớn hơn, huyết áp cao hơn so với bình thường, trẻ còn lại không nhận đủ lượng máu và chất dinh dưỡng, oxy nên sẽ nhỏ hơn.
Khi mắc hội chứng truyền máu song thai, nếu không được điều trị, 90-100% thai sẽ chết. Trường hợp một trong hai thai chết thì 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng nề.
Video đang HOT
Đang mang bầu đôi, mẹ Cần Thơ "đứng tim" khi gần 4 tháng siêu âm có thêm một thai
Ba tháng đầu đi siêu âm, chị Nữ được bác sĩ nói mang thai đôi, gần đến tháng thứ 4 đi kiểm tra thì được biết có 3 em bé trong bụng.
Khi phát hiện mang thai ba, chị Mỹ Nữ (ở Cần Thơ) đã phải đứng trước muôn vàn hiểm nguy và rủi ro cho cả mẹ và bé, bác sĩ đã khuyên nên giảm thiểu bớt, tuy nhiên chị vẫn chọn giữ lại cả 3 bé vì cho rằng, đã là lộc trời cho thì đừng đang tâm chối bỏ.
Trải qua một hành trình thai kỳ nhiều cảm xúc, cuối cùng chị cùng các con đã "vượt cạn" thành công. Với tổ ấm nhỏ ấy hạnh phúc hơn cả đó chính là được chứng kiến các con Gia Huy, Ái Vy, Tường Vy lớn khôn mỗi ngày.
Ba em bé Gia Huy, Ái Vy, Tường Vy là thành quả quá trình thụ thai tự nhiên của vợ chồng chị Mỹ Nữ.
Từng được bác sĩ tư vấn giảm thiểu bớt thai
Gần hai năm trôi qua kể từ ngày hạ sinh 3 bé thành công, chị Mỹ Nữ vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc hạnh phúc khi được nhìn các con lần lượt ra đời. Bà mẹ trẻ tâm sự: " Ba em bé là thành quả quá trình mang thai tự nhiên của hai vợ chồng. Lúc mới phát hiện có bầu thì mình vẫn chưa có gì đặc biệt. Đến 3 tháng siêu âm thì chỉ phát hiện thai đôi. Lúc đó 2 vợ chồng đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Nhưng khi 3 tháng rưỡi siêu âm thì mới phát hiện ra là 1 phôi tách thành 2 nên có thêm một bé nữa là 3. Biết có 3 thai, gia đình mình lo sợ đủ điều vì bác sĩ có nói cho 2 vợ chồng nghe về những rủi ro khi mang đa thai rất nguy hiểm cho mẹ và cả các bé trong bụng".
Đứng trước rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vợ chồng chị Nữ đã suy nghĩ rất nhiều, sau 1 tuần chị báo với bác sỹ là quyết định giữ lại cả 3 bé, không giảm thiếu bớt bé nào. Chị quan niệm lộc trời ban cho mình thì cố gắng hết sức để giữ 3 bé trong bụng.
Ngày mang ba thai, chị Nữ và gia đinh vô cùng lo lắng do biết đa thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Giữ tất cả 3 thai đồng nghĩa với việc chị sẽ phải đương đầu với vô vàn thử thách, những nguy cơ khi mang đa thai như hội chứng truyền máu song thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không thể nào đoán trước được; nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sảy thai hay những diễn tiến bất thường như sa dây rốn, thai suy cấp... dù khiến vợ chồng chị vô cùng sợ hãi, nhưng cũng không thể dập tắt được mong muốn giữ được trọn vẹn 3 đứa con.
Bác sĩ khi nghe quyết định của chị cũng đã rất tận tâm sát sao theo dõi từng ngày cùng chị, từ việc kê toa thuốc để dưỡng thai cho đến những chế độ dinh dưỡng đặc biệt để có thể cung cấp đầy đủ chất cho cả 3 bé.
Bên cạnh chị Nữ cũng luôn có chồng làm điểm tựa tinh thần vững chắc. Cứ mỗi 2 tuần, chị lại được chồng đưa vào bệnh viện để siêu âm và thăm khám tình hình thai nhi. Một lần nghe tin các con đều bình thường là một lần hai vợ chồng thở phào nhẹ nhõm, mừng rỡ.
5 tháng đầu thai kỳ chị bị nghén nặng.
Hai bên gia đình nội, ngoại cũng luôn quan tâm sát sao đến chị, chăm sóc hết mức. Chị kể: "Chồng luôn hộ tống mình đi khám và động viên vợ. Bên nội, bên ngoại luôn nấu đồ để tẩm bổ cho mình. Nhờ thế mà hàng tuần trôi qua rất nhanh. Mỗi tuần trôi qua là mình lại thấy nhẹ người đi một chút khi đi khám, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh".
Điều đặc biệt là dù mang thai ba, nhưng cả thai kỳ chị Nữ chỉ tăng vỏn vẹn 13kg, đa số cân nặng cũng tập trung vào con. Theo lời chị, bản thân nghén tới 5 tháng mới ăn uống lại được. 5 tháng đầu chị ăn bao nhiêu là bị ói hết ra bấy nhiêu, không thèm đồ ăn, chỉ ăn được trái cây và uống thêm ít sữa bầu, sữa tươi. Lúc đó mỗi tháng chị chỉ tăng lên 1kg, đến tháng thứ 6 mới bắt đầu tăng nhiều hơn.
Dù mang thai ba, nhưng cả thai kỳ chị Nữ chỉ tăng vỏn vẹn 13kg, đa số cân nặng cũng tập trung vào con.
Sinh xong 3 em bé được bế gấp sang bệnh viện Nhi đồng cấp cứu
May mắn với chị Nữ khi không mắc phải những diễn biến bất thường của việc mang đa thai, ngoại trừ việc sinh non. Đến tuần 32, chị có dấu hiệu chuyển dạ sinh em bé. Chị kể: "Lúc đó mình sợ lắm. Hôm đó vào buổi sáng sớm tầm 4h sáng, mình bị ra nhớt hồng. Khi đến bệnh viện thì đã mở 3 phân, nhưng do phải đợi tiêm mũi thuốc trợ não cho em bé nên phải đợi tới 3h chiều mới lên bàn mổ. Do 3 bé nằm xoay trở nhiều hướng nên phải mổ chứ không sinh thường được. Mọi chuyện cũng qua tốt đẹp khi ca mổ thành công và kết thúc vào lúc 4h".
Sinh thành công 3 đứa con - 2 gái, 1 trai - nhưng chị Nữ không được gặp mặt con bởi 3 bé đã được mang đi ấp điện, nằm lồng kính. Mỗi bé nặng chưa đến 1,5kg, sinh non nhẹ cân nên có tình trạng suy hô hấp và phải chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng trong tình trạng cấp cứu.
Ba em bé sau sinh do non tháng nên các con được đưa đến bệnh viện Nhi đồng để theo dõi.
Còn bản thân chị cũng gặp vấn đề về sức khỏe. Sau sinh chị huyết áp cao, bị run sau sinh nên được chuyển sang phòng hồi sức cấp cứu, đến ngày hôm sau mới được ra ngoài. Nhớ lại thời điểm lúc mới sinh xong, chị nghẹn ngào: "Sinh xong mình như không còn biết gì nữa. Sau đó dù vẫn còn bị huyết áp cao do biến chứng sau sinh, sức khỏe chưa ổn định, nhưng vẫn phải qua bệnh viện Nhi đồng để chăm sóc con. Còn nỗi đau nào mà sinh con ra tới gần 2 tuần mới được thấy mặt của con, do con phải nằm trong phòng sơ sinh đặc biệt. Mẹ chỉ ở bên ngoài vắt sữa gửi vào để nuôi con. Lúc đầu mình lại không có sữa nữa, stress đủ bề, nhiều khi chỉ muốn ngất đi luôn".
Chia sẻ về những tháng ngày sau sinh, mẹ 3 con cho biết, vì muốn dành cho con dòng sữa mẹ ngọt ngào, ấm áp nên tìm mọi cách để kích sữa. Chị áp dụng mọi biện pháp như massage ngực, uống đủ thứ loại nước lợi sữa nhưng không thấy tiến triển.
Đến khoảng hơn nửa tháng, nhờ kiên trì chịu khó, mỗi 3 tiếng lại vắt sữa một lần, dù không có cũng vắt, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước nên cuối cùng chị cũng có đủ sữa mẹ cho 3 bé bú. " Mình vắt sữa ra 3 bình cho 3 bé. Cứ thế ở bệnh viện ròng rã 1 tháng trời, đợi 3 bé khỏe mới được xuất viện về nhà" - chị nói.
Với tổ ấm nhỏ ấy hạnh phúc hơn cả đó chính là được chứng kiến các con Gia Huy, Ái Vy, Tường Vy lớn khôn mỗi ngày.
Sau 1 tháng kể từ khi sinh, ba bé xuất viện về nhà. Tuy nhiên, 10 ngày sau đó, ba bé lại phải quay lại bệnh viện vì bị viêm hô hấp. Chị lại khăn gói vào viện cùng con, ở cùng con thêm 3 tuần nữa rồi khi con khỏe mới cùng về nhà. Bắt đầu từ khi ấy, mọi chuyện mới tạm ổn trở lại, cả nhà tập trung chăm sóc cả ba bé.
Chị Nữ chia sẻ, chị nhờ có ông bà ngoại, chồng, dì và mợ cùng chung tay chăm con nên việc chăm 3 bé sinh ba cũng không quá vất vả. Chị vẫn đủ sữa cho con, mỗi khi vắt xong lại chia mỗi bé một bình. Ba bé trộm vía cũng rất ngoan, thường cùng một lịch sinh hoạt như cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi nên rất vui. Nhìn lại hành trình đã qua, mẹ Cần Thơ luôn thấy biết ơn những điều kỳ diệu đã đến với mẹ con mình.
Đốt mạch máu trong bụng mẹ để cứu hai thai nhi Thai phụ 38 tuổi mang thai đôi, lúc gần 20 tuần xuất hiện hội chứng truyền máu song thai, hai em bé chậm tăng trưởng. Ảnh minh họa Thai phụ từng sinh mổ hai lần, trong đó một bé chậm phát triển trí tuệ do hội chứng Down. Lần này chị mang thai gần 12 tuần thì bác sĩ phát hiện song thai...