Hội chứng ‘trống trải tột cùng’ của phụ huynh sau phong tỏa
Vốn quen sống sáu người trong một căn nhà nhỏ suốt kỳ phong tỏa, Tascha Oldland trải qua sự trống trải khủng khiếp khi hai đứa con lớn nhập học từ tháng 9.
“Lúc mới lockdown rất khó chịu: sau vài năm, sáu người chúng tôi mới lại sống chung dưới một mái nhà. Nhưng sau vài tháng, mọi thứ dần ổn định. Dù khá căng thẳng với mọi thứ đang diễn ra nhưng tôi thấy khá là may mắn khi có thêm khoảng thời gian ở bên hai đứa con lớn. Và cái giá phải trả cho điều đó là cảm giác trống trải tận cùng khi chúng rời đi”, Tascha nói.
Các phụ huynh Anh đang đối mặt với “hội chứng trống trải” sau thời gian sum vầy gia đình nhờ các lệnh phong tỏa. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Unite Students với 1.000 phụ huynh có con vào năm nhất đại học cho thấy “empty nest syndrome” (hội chứng trống trải, buồn bã khi con cái rời nhà đi) ảnh hưởng nặng nề tới các bậc phụ huynh trong năm nay. 93% người được khảo sát tin rằng việc gần gũi con cái trong suốt đợt giãn cách khiến hội chứng này càng tác động tồi tệ hơn. 98% phụ huynh có con vào năm nhất đại học trong mùa thu này cho biết họ phải trải qua “nỗi buồn tột cùng”.
Sáu thành viên trong gia đình Tascha. Ảnh: Tascha Oldland
Tuy nhiên, nỗi buồn của các phụ huynh được giải toả phần nào nhờ niềm an ủi rằng con của họ trúng tuyển đại học, bất chấp những khó khăn trong học tập do đại dịch gây ra.
Bonnie đã phải vật lộn để hỗ trợ con trai khi cả nhà nghĩ cậu không thể vào trường Y sau khi các kỳ thi liên quan như A-level bị huỷ bỏ trong thời gian giãn cách. Thậm chí, có trường đã gửi email thông báo cậu không trúng tuyển. Thế nhưng may mắn, con trai Bonnie vẫn nhận được một lời đề nghị học Y.
Video đang HOT
“Đó là khoảnh khắc đáng kinh ngạc”, cô nói. Sự cố gắng của con và khoảnh khắc đó khiến Bonnie, bà mẹ đơn thân luôn nghĩ mình sẽ mắc hội chứng “empty nest” trở nên hạnh phúc.
“Ngôi nhà của tôi bây giờ rất trống vắng và tôi cũng đang phải đối mặt với nỗi buồn. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi lại không cảm giác buồn quá khi con trai lên đường đi học. Tôi vui khi thấy con đã lớn khôn rất nhiều”, Bonnie chia sẻ, hy vọng con trai vượt qua những khó khăn khi ở ngoài vòng tay bố mẹ.
Một ông bố giúp con gái chuyển đến ký túc xá Đại học Aberystwyth. Ảnh: Keith Morris News / Alamy
TS Dominique Thompson, chuyên gia về hội chứng “empty nest”, đồng tác giả cuốn “How to grow a grown up”, cho biết hội chứng “empty nest” có thể khiến người mắc cảm thấy như mất hồn và có vẻ như các bậc cha mẹ thực sự cảm nhận rõ rệt hơn điều này trong năm nay do đại dịch.
Thế nhưng, Elaine, nhà quản lý dự án ở Ireland, lại thấy niềm vui là cảm xúc lớn nhất mà cô có được khi con trai vào đại học hồi tháng 9. “Tôi rất yêu con trai và chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng rõ ràng con đã sẵn sàng để đi học xa nhà. Tôi còn vui vì đã có lúc tôi lo lắng rằng trải nghiệm đầu tiên ở bậc đại học của con là ngồi trong phòng ngủ tại nhà để học trực tuyến và không được gặp gỡ bất kỳ ai”, Elaine nói. Cô cho rằng mình sẽ buồn hơn rất nhiều nếu con không thể đến trường nghe các bài giảng trực tiếp và gặp gỡ, giao lưu với những người bạn mới.
Arti Rose, một công chức sống ở Warwickshire, cũng cho biết nỗi buồn khi chứng kiến cậu con trai 18 tuổi rời nhà đi học Luật tại Đại học Exeter không phải là cảm xúc bao trùm. Dù thấy sự trống vắng trong nhà, Arti Rose luôn tự nhắc nhở bản thân về sự may mắn khi con đã cố gắng rất nhiều và đạt được điều mong ước. Cô tự hào về con.
Nhiều phụ huynh khác nhận thấy cảm giác trống vắng của họ giảm đáng kể khi nhớ lại những ký ức trong đại dịch. Umoja, bà mẹ có cặp song sinh rời nhà đến trường đại học vào tháng 9, tự “thoát ly” nỗi buồn khi cho rằng đại dịch đã giúp cô có thêm thời gian bên các con.
Chơi 'Thử thách ngạt thở' trên TikTok, bé trai Mỹ 12 tuổi tử vong
Nhiều tờ báo Mỹ ngày 23-7 đồng loạt đưa tin cảnh báo sự việc đau lòng về bé trai 12 tuổi ở bang Oklahoma qua đời sau khi tham gia phong trào "Thử thách ngạt thở" trên mạng xã hội TikTok.
Truyền thông Mỹ cảnh báo các phụ huynh trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách, phong tỏa phòng COVID-19 cần đặc biệt lưu ý tới các hoạt động trên mạng xã hội của con cái để kịp thời ngăn chặn những hệ lụy nguy hiểm, không mong muốn - Ảnh (minh họa): IN THE KNOW
Báo USA Today dẫn thông tin từ đài truyền hình địa phương KWTV-DT cho biết tuần này cảnh sát phát hiện bé trai nằm bất tỉnh ở lối đi giữa hai tòa nhà tại thành phố Bethany, bang Oklahoma. Trên cổ em vẫn còn dấu vết của dây thắt.
Sau khi phát hiện, em được đưa ngay tới Bệnh viện nhi của ĐH Oklahoma, song em đã tử vong ngày hôm sau.
Người thân nói với các nhà điều tra họ tin em chết vì tham gia "thử thách ngạt thở" (blackout challenge) trên mạng xã hội TikTok.
Theo Hãng tin AFP, Blackout Challenge (Thử thách ngạt thở) là phong trào lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội từ năm 2020, đặc biệt nở rộ trên TikTok. Trò này yêu cầu người chơi thực hiện một số hành động gây ngạt để rơi vào trạng thái ngất xỉu tạm thời và sau đó tỉnh lại khoe cảm giác vui vẻ.
Sau ca tử vong, các cơ quan chức năng Mỹ cảnh báo phụ huynh về những xu hướng (trend) nguy hiểm trên mạng xã hội, kêu gọi họ nên để mắt tới con cái khi chúng tiếp cận với các phong trào không lành mạnh trên mạng.
Đài KWTV-DT nhấn mạnh: "Giờ là lúc hơn bao giờ hết, do phong tỏa, trẻ cảm thấy buồn chán và muốn tìm trò vui khuây khỏa. Mạng xã hội là một phần có ảnh hưởng lớn tới đời sống của trẻ và cần được cha mẹ giám sát nghiêm ngặt".
Tại Mỹ, trong năm nay đã có một số vụ tử vong thương tâm ở trẻ em có liên quan tới phong trào giải trí nguy hiểm này. Tháng 6, em LaTerius "TJ" Smith Jr. 9 tuổi ở bang Tennessee được phát hiện qua đời trong tủ đồ của gia đình.
Tháng 3, người nhà tìm thấy em Joshua Haileyesus 12 tuổi ở bang Colorado chết ngạt trên sàn nhà tắm.
Báo cáo của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ nhận thấy trước khi thử thách ngạt thở này trở thành trend trên mạng xã hội, tại Mỹ có trò chơi tương tự là "choking game". Theo CDC Mỹ, từ năm 1995 - 2007 đã có 82 trường hợp chết vì trò chơi nguy hiểm đó.
Một biến thể khác của trò "Black out Challenge" là "Pass Out Challenge", trong đó khuyến khích người chơi lắc đầu liên tục cho tới lúc chóng mặt, ngất xỉu và có thể tử vong hoặc tổn thương não nghiêm trọng do thiếu oxy lên não.
Không chỉ ở Mỹ, cảnh báo về "Thử thách ngạt thở" cũng được báo động tại một số nước khác. Đầu năm nay, theo Hãng tin ANSA của Ý, một bé gái 10 tuổi ở Palermo đã chết sau khi tham gia trò chơi này trên mạng xã hội TikTok bằng cách dùng thắt lưng tự siết cổ.
Chạy đua doanh số, nhiều gia sư trực tuyến lừa dối phụ huynh Nhiều gia sư trực tuyến ở Trung Quốc thừa nhận căng thẳng vì phải chạy đua doanh số. Để bán được khóa học, họ đã lừa dối phụ huynh theo kịch bản có sẵn. Theo The Paper , thực tế đang tồn tại sự hỗn loạn trong thị trường gia sư trực tuyến tại Trung Quốc. Là một mắt xích quan trọng trong...