Hội chứng ’sương mù’ khiến người mắc Covid-19 khổ sở dù đã khỏi bệnh
Một phần ba các bệnh nhân Covid-19 phải chịu đựng hội chứng ’sương mù Covid’ với các tác động thần kinh và tâm lý kéo dài.
Ở giai đoạn đầu, những người nhiễm nCoV thường khó thở. Sau khi bình phục, nhiều bệnh nhân cho hay, họ không thể tập trung suy nghĩ. Đó là một phần biểu hiện của hội chứng “sương mù Covid”.
Thậm chí cả những người có triệu chứng nhẹ, không phải tới bệnh viện vẫn cảm thấy hội chứng trên. Đó là tình trạng xảy ra ở những bệnh nhân đã bình phục nhưng vẫn bị ảnh hưởng về thần kinh, tâm lý.
Điều đó phản ánh thực tế rằng Covid-19 có tác động lâu dài lên não. Các vấn đề gồm có đau đầu, chóng mặt, mất cảm giác mùi vị, rối loạn cảm xúc và các tổn thương nhận thức nghiêm trọng hơn.
Các bệnh nhân Covid-19 có thể trải qua nhiều biến chứng ngay cả khi đã âm tính nCoV. Ảnh: Observer
Khi đó, họ không thể quay lại cuộc sống bình thường trước đây. Họ cảm thấy căng thẳng khi sang đường, nói lắp bắp, trầm cảm…
Theo báo cáo từ Trung Quốc và châu Âu, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận hiện tượng cơ bắp uể oải và tổn thương thần kinh đôi khi khiến bệnh nhân không thể đi lại.
“Đó không chỉ là tình trạng cấp tính. Vấn đề này có thể trở thành bệnh mạn tính”, bác sĩ chuyên khoa phổi Wes Ely, Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho hay.
Các bác sĩ cũng lo ngại bệnh nhân trải qua tổn hại lâu dài tới tim, thận, gan bởi sự viêm nhiễm và các cục máu đông do Covid-19 gây ra. Vẫn chưa ai có thể nói người bệnh sẽ bị biến chứng khi nào, liệu có bình phục hoàn toàn không.
“Khoảng 30-50% người nhiễm virus nCoV phải điều trị y tế sẽ có một vấn đề về sức khỏe tâm thần”, Giáo sư Teodor Postolache, Đại học Y Maryland (Mỹ), cho hay.
Video đang HOT
John Bonfiglio, 64 tuổi, cho rằng ông là một trong những bệnh nhân may mắn. Ông chỉ nhớ mình ngồi trong Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Newton-Wellesley và tỉnh dậy 17 ngày sau đó ở một bệnh viện khác. Ông được lắp máy thở, phải nằm sấp.
Sau thời gian ở Khu Chăm sóc Tích cực, ông Bonfiglio dễ xúc động hơn. Nhưng điều nghiêm trọng là ông thường xuyên chóng mặt, cơ bắp yếu ớt, run tay nên không thể tự đeo kính áp tròng.
Khi xuất viện, ông sụt 18 kg so với lúc trước khi ốm. Rất may mắn, hiện giờ ông đã lấy lại phần nào sức lực, những cơn chóng mặt đã qua đi. Nhưng khi trở lại bệnh viện, ông không thể nhớ mặt của bất cứ nhân viên nào ở đó.
Bác sĩ Ely lo ngại về các bệnh nhân bị nặng hơn ông Bonfiglio. Họ phải trải qua trạng thái mê sảng do sử dụng thuốc liều mạnh và tổn thương thần kinh vì lượng oxy thấp.
Sự cô lập với gia đình khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn. Họ có thể trải qua rối loạn căng thẳng, trầm cảm, tổn thương nhận thức.
Fred Pelzman, nhân viên y tế ở New York (Mỹ), bị nhiễm Covid-19 từ tháng 3 nhưng giờ vẫn chưa khỏe hẳn. Anh không lấy lại được khứu giác, vị giác như trước đây.
Các bệnh nhân của Fred cũng gặp một số vấn đề liên quan tới thần kinh. Có người không thể tính nhẩm các phép toán đơn giản, số khác khó khăn trong việc tìm từ phù hợp để diễn đạt mong muốn.
Căn bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm
Dỗ không được, doạ không xong, cắt cử người trông ông cũng vẫn... trốn ra khỏi nhà đi lạc khắp nơi, anh Nam cho biết từng nghĩ phải dùng "xích" để "buộc" chân bố lại.
Năm 2010, tổng số người trên 65 tuổi toàn cầu ước tính vào khoảng 8% dân số và ở Việt Nam là khoảng 5,73%. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050.(Ảnh min hoạ)
Phụ xe ... quen mặt
78 tuổi ông Nguyễn Văn Thắng (Cầu Giấy, Hà Nội) mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ mấy năm nay. Giai đoạn đầu, ông chỉ hay quên... lâu dần, ông lẫn đến mức không phân biệt ngày và đêm.
"Thậm chí thi thoảng anh em lại nháo nhào đi tìm bố. Dẫu đã thuê người giúp việc để trông ông, nhưng cô giúp việc sợ không kịp khoá cửa hoặc để chìa khoá trên bàn là ông lại trốn ra khỏi nhà, đi mất.
Cực chẳng đã, các con phải in sẵn hàng loạt số điện thoại, ép platic đeo vào cổ cho ông. Nhờ thế, nên những lần ông đi lạc lên Sóc Sơn, Ba Vì...chúng tôi đều tìm được.
Nhưng có lần không biết bằng cách nào ông cũng cởi mất "vòng thông tin" khiến cả nhà được phen hú hồn. Cũng may, chú phụ xe tuyến Cầu Giấy - Sóc Sơn nhận ra "người quen" nên đã gọi cho gia đình đón về", anh Nam - con trai ông Thắng chia sẻ.
Dỗ không được, doạ không xong, cắt cử người trông ông cũng vẫn... trốn được, anh Nam cho biết từng nghĩ phải dùng "xích" để "buộc" chân ông lại. Nghĩ thế thôi, nhưng vì nhiều lẽ, anh chưa dám thực hiện.
Các bác sĩ cho biết, ông Thắng là điển hình của căn bệnh sa sút trí tuệ - bệnh hay gặp ở người già. Khi tuổi thọ của người dân được nâng lên đồng nghĩa với việc người già trong quần thể dân số thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đã, đang và sẽ có sự gia tăng nhanh chóng.
Năm 2010, tổng số người trên 65 tuổi toàn cầu ước tính vào khoảng 8% dân số và ở Việt Nam là khoảng 5,73%. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050.
Theo đó, các bệnh lý liên quan tuổi già cũng tăng lên đáng kể, trong đó có tình trạng sa sút trí tuệ.
Hiện tại trên thế giới có gần 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 5% tổng số người trên 60 tuổi. Ước tính cứ sau mỗi 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc sa sút trí tuệ.
Dự báo đến năm 2050 trên thế giới sẽ có 152 triệu người mắc căn bệnh này. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) chi phí dành cho chăm sóc, điều trị bệnh nhân sa sút trí tuệ gây nên là 1000 tỷ đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, chỉ trong buổi sinh hoạt CLB sa sút trí tuệ, các bác sĩ Viện Sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai tiến hành khám sàng lọc cho 18 người bệnh thì đã phát hiện 5 người có sa sút trí tuệ.
Bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm
Ths. Lê Thị Phương Thảo - Phòng Điều trị bệnh tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: sa sút trí tuệ là bệnh khá phổ biến nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là tình trạng suy giảm nhận thức- chức năng cao cấp của vỏ não, trí nhớ, ngôn ngữ, xử lý thông tin, quên cái này cái kia....
Đáng ngại là, nhiều người nghĩ việc không nhận ra người quen cũ, hay bị lẫn mất đồ đạc trong nhà... là bình thường.
"Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ, cần can thiệp sớm. Sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi, nhưng những dấu hiệu sớm có thể xuất hiện từ độ tuổi 50", Ths Lê Thị Phương Thảo cho hay.
Theo Ths Phương Thảo, biểu hiện đầu tiên của bệnh SSTT là suy giảm trí nhớ: Giai đoạn đầu chủ yếu là giảm trí nhớ ngắn hạn: Đôi khi bệnh nhân/người nhà không nhận biết được thời gian khởi phát triệu chứng: Quy luật Ribot (Bệnh Alzheimer): Sự việc mới quên trước, sau đó quên cả sự việc xa xưa, kỉ niệm thời thơ ấu.
Tiếp theo bệnh nhân có biểu hiện vong ngôn: nói lặp từ; khó tìm từ khi nói, thêm từ lạ, không gọi được tên đồ vật, nói, viết sai; Biểu hiện vong tri: Không nhận ra người quen cũ, con cháu, nhận nhầm, không nhận ra đồ vật quen thuộc: Biểu hiện vong hành: Vụng về trong thao tác nghề nghiệp, khó khăn trong việc tự ăn uống, khó khăn trong vệ sinh cá nhân, rối loạn trong trang phục (mặc quần áo, chải tóc...), không sử dụng được công cụ, trang thiết bị trong gia đình; Suy giảm khả năng điều hành:giảm khả năng tính toán, giảm khả năng sáng tạo, giảm khả năng lập kế hoạch, giảm khả năng ra quyết định.
Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện thụ động (thờ ơ, cách ly xã hội), rối loạn cảm xúc, hành vi, ăn uống và rối loạn giấc ngủ...
Ngoài rối loạn các lĩnh vực nhận thức, người bệnh SSTT có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý - hành vi và suy giảm chức năng nặng nề tuỳ từng thể và từng giai đoạn của bệnh.
Tuy nhiên, theo Ths Phương Thảo, người bệnh cần được tới gặp bác sỹ khi có các dấu hiệu sớm: Giảm trí nhớ, khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề, khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc, nhầm lẫn về thời gian và không gian, khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian, phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc, đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ, giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định, thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội, thay đổi cảm xúc và nhân cách...
"Việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm sẽ giúp cho người bệnh được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp giúp chặn hoặc làm chậm quá trình sa sút trí tuệ cho người bệnh", Ths Phương Thảo nhấn mạnh.
Giới khoa học hoảng hốt trước khả năng tàn phá của virus corona Nhà dịch tễ trưởng của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc thú nhận sự lạc quan của ông tan biến theo từng ngày khi chứng kiến cấu trúc phức tạp và sự biến đổi khôn lường của virus corona chủng mới. Một bệnh nhân COVID-19 phải nằm phòng chăm sóc tích cực ở Santiago, Chile ngày 18-6 - Ảnh: REUTERS Hơn...