Hội chứng sợ “tình dục”
- Cứ mỗi lần anh định “yêu”, vợ lại hét ầm lên hoặc chạy trốn…
Ám ảnh vì chồng yêu hung bạo
Lấy nhau đã 3 năm nhưng chị Nguyễn Thị T. (SN 1987, ngụ Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) vẫn còn là con gái. Bác sĩ cũng lắc đầu trước trường hợp của chị vì chưa thăm khám, mới chạm nhẹ vào đùi là chị T. đã co rúm người lại.
Từ nhỏ, chị T. đã nghe kể về nỗi đau khủng khiếp khi “ân ái” lần đầu tiên. Sợ hãi trở thành nỗi ám ảnh khiến mỗi khi chồng đụng đến, chị T. lại lên cơn co giật. Dù đã nhiều lần được bác sĩ tư vấn nhưng đã 3 năm nay, cánh cửa âm đạo của chị vẫn khép kín mặc cho anh chồng khổ sở.
GS-TS Đỗ Trọng Hiếu, nguyên vụ trưởng Vụ sức khỏe Sinh sản (Bộ Y tế), kể trước đó, ông cũng đã điều trị cho một trường hợp lấy chồng nước ngoài tên H.A. Cưới nhau 6 tháng nhưng anh chồng đành bất lực, không làm ăn được gì vì cứ mỗi lần định “yêu” là vợ lại hét toáng, co rúm cả người.
Gặng hỏi mãi, chị A. mới cho biết người chồng trước của chị trong đêm tân hôn quá mạnh mẽ, hung bạo chưa kích thích đủ đã “yêu” khiến chỗ kín của chị vừa chảy máu, vừa đau. Chị sợ hãi, phải bỏ về nhà mẹ đẻ và ly dị. Vì vậy, khi lấy người chồng thứ hai, tâm lý ấy vẫn chưa được giải tỏa khiến cho âm đạo co thắt, người chồng không biết cách nên đành bó tay.
GS-TS Hiếu cho biết cơ quan sinh dục người vợ không thể tiếp nhận chồng là tiến trình tâm-sinh lý phức tạp, nguyên nhân có thể do bị hành xử thô bạo trước đây hoặc do ám ảnh từ sách vở, lời đồn thổi của người quen. Một số ít khác bị dị ứng, viêm môi lớn… khi người đàn ông đụng vào là đau rát, không thể tiếp nhận cơ quan sinh dục nam nên không thể quan hệ tình dục.
Video đang HOT
Anh chồng nhiều khi tỏ ra rất ngán ngẩm với hành động của bà xã (Ảnh minh họa)
Khơi mào khoái cảm
Bác sĩ Đào Xuân Dũng, chuyên gia tình dục ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết đây không phải là bệnh lý của cơ quan sinh sản. Bộ phận sinh dục nữ vẫn bình thường nhưng mỗi lần bạn tình hay chồng bắt đầu “ hành sự” thì lập tức âm hộ (cửa âm đạo) đóng chặt do sự co thắt không chủ ý của các cơ quanh âm đạo. Ngay cả bác sĩ phụ sản muốn thăm khám đôi khi cũng không thực hiện nổi do mới chỉ đụng chạm đến phần ngoài, cơ thể người nữ đã co rúm lại.
Còn GS Hiếu cho rằng chứng đau thắt này thường đi kèm với hội chứng sợ quan hệ tình dục. Phần nhiều do vấn đề tâm lý nên phải tìm cách tháo gỡ khúc mắc cho người vợ. Ngoài ra, người chồng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc trấn an tinh thần để người vợ vượt qua nỗi sợ hãi.
Theo BS Đào Xuân Dũng, nếu nguyên nhân do người phụ nữ không có hiểu biết về chính cơ thể mình, nghĩ rằng âm đạo rất bé, rất hẹp hoặc có màng trinh dầy che chắn nên sợ đau khi quan hệ tình dục… thì chỉ cần giúp người phụ nữ hiểu biết hơn về cơ thể mình. Còn nếu người phụ nữ có những xung đột nội tâm vô thức, ví dụ lo sợ sinh con hoặc bị ức chế vì quan hệ tình dục diễn ra trong môi trường không thuận lợi, không kín đáo, không an toàn thì hướng chữa trị cần dựa trên tâm lý liệu pháp và liệu pháp tình dục.
Lời khuyên của các bác sĩ là trước khi tìm đến chuyên gia về tình dục, người phụ nữ nên tìm cách nhìn thấy cơ quan sinh dục của mình (qua gương soi đặt ở trước âm hộ) và tự cho tay vào âm đạo để thấy không có gì cản trở, không thấy sự co thắt, tạo cho mình sự yên tâm. Chú ý, không cố gắng bằng được chuyện giao hợp. Cần thực hành mọi động tác một cách từ tốn, nhẹ nhàng vì chỉ hơi đau cũng có thể gây ra phản ứng bảo vệ của cơ thể (co thắt các cơ quanh âm đạo).
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hội chứng Priapism - cương đau dương vật là gì?
Priapism chính là chứng cương cứng mãnh liệt và kéo dài. Nó thường tấn công những người trước đó thường gặp khó khăn mỗi lần muốn đạt sự cương cứng.
Trong vài phút đầu tiên, người bị hội chứng Priapism vẫn cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Họ có thể "hành sự" nhiều lần liên tiếp mà không cần cố gắng gì cả. Và cứ như vậy, mỗi lần tìm cách để đạt được khoái cảm tột độ thì hình như dương vật lại càng cứng hơn nữa (thật ra, đó chỉ là vì nó bị sưng lên thôi).
Nhưng qua đến lần thứ ba hoặc thứ tư, hạnh phúc biến mất, nạn nhân đâm ra nghi ngờ và lo sợ. Việc xuất tinh trở lên không thể thực hiện được. Khoái cảm cực độ đã bị thay thế bằng sự đau đớn và sức ép khủng khiếp.
Dương vật càng lúc càng cương cứng và đau nhức hơn. Ngay cả một ý nghĩ giao hợp cũng làm nạn nhân cảm thấy kinh sợ. Họ chỉ ao ước: "Phải chi được bất lực còn hơn".
Nguyên nhân của hội chứng priapism
Đó là một trò đùa tàn ác của chính cơ thể nạn nhân và thường là triệu chứng của một căn bệnh trầm trọng. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đem lại sự kích thích liên tục cho hệ thần kinh cột sống và các dây thần kinh điều khiển sự cương cứng.
Có thể do nhiều nguyên nhân, thường do một cục máu đông gây nghẽn mạch máu trong mô cương dương vật những bất thường của các mạch máu liên hệ cũng có thể gây ra triệu chứng này khiến dương vật cứ dương lên mà không chịu hạ xuống thường gặp ở bệnh nhân suy thận.
Nếu các động mạch ở dương vật dồn máu về trong khoảng thời gian quá ngắn rồi rút lui không đủ để "Chàng" cương lên thì gây ra hiện tượng bất lực tuy nhiên nếu máu bị thường xuyên dồn về và không chịu "rải tán" lại gây ra hiện tượng cường dương.
Chứng priapism cũng có thể do chính bạn gây ra khi bạn quá thường xuyên nghĩ đến chuyện ấy, lâu dần dương vật trở nên rất nhạy cảm, nhưng hiện tượng này cũng qua đi rất nhanh giống như khi nó đột nhiên ập đến. Chứng cương dương vật bất chợt này lắm khi cũng làm cho chủ nhân gặp rắc rối khi đi với bạn bè hoặc bất chợt gặp một cô bé sexy.
Cách chữa trị hội chứng Priapism
Hội chứng Priapism là bệnh nhưng do mặc cảm, bệnh nhân thường tìm cách tự chữa bệnh cho mình bằng cách giao hợp hoặc thủ dâm liên tiếp và không mấy ai thổ lộ đến khi không thể chịu đựng được lúc đó, họ mới tìm đến bác sĩ.
Sự nghỉ ngơi và thuốc giảm đau ít khi trị được chứng bệnh "ác ôn" này. Muốn chữa trị, các bác sĩ phải xẻ những đường dọc theo thân dương vật tạo một ống rẽ tĩnh mạch để máu thoát ra. Lúc đó, nạn nhân và dương vật mới có thể nghỉ ngơi được.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi đau của 80% đàn ông tuổi 40 "Trên bảo, dưới không nghe" là rắc rối "không muốn nhìn mặt ai" đặc biệt nhức nhối của phái mày râu. Ước tính, thậm chí có đến 80% đàn ông sau tuổi 40 khổ sở vì hội chứng này. Nguyên nhân có thể tìm cả trong sinh lý học, cũng như tâm lý. Tuy nhiên ngày càng có nhiều dư luận cho rằng,...