Hội chứng Raynaud căn bệnh khoảng 4% dân số mắc mà ít người biết
Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, có thể đau buốt đầu ngón. Trường hợp mắc Raynaud kéo dài, nặng có thể dẫn tới biến chứng – sẹo rỗ, loét, hoại tử đầu ngón.
Chị Nguyễn Thị Thanh Lan (43 tuổi, Cầu Diễn, Hà Nội) rất khốn khổ vì đôi tay “biến sắc” của mình. Mùa đông, mỗi khi ra ngoài gặp thời tiết lạnh, các ngón tay của chị “chuyển màu sang trắng, rồi lại chuyển sang xanh lét. Những lúc như thế, bàn tay chị tê dại, không làm được gì. Cứ nghĩ chỉ bị mùa đông nhưng ngay cả mùa hè, khi chị đi từ ngoài nắng vào phòng điều hoà cũng hay gặp tình trạng như thế.
Chị cho biết cứ nghĩ nó chỉ là do cơ thể không thích nghi được với thời tiết mùa lạnh dù mùa hè chị cũng rất dễ mắc nhưng vẫn chủ quan không đi khám. Chị chỉ phát hiện mình mắc hội chứng Raynaud sau một lần vô tình đi khám bệnh tổng quát.
TS. BS Hoàng Thị Phượng (Phó trưởng Khoa điều trị nội trú ban ngày, BV Da liễu TW) cho biết, hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Bệnh thường biểu hiện ở các ngón tay (đối xứng hai bên, đặc biệt ngón trỏ và giữa), và ít xảy ra ở các ngón chân và rất hiếm khi xảy ra ở mũi, tai, hoặc môi.
Hiện tượng này khiến vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng và sau đó là màu xanh, thường kèm theo cảm giác tê hay đau. Khi được tưới máu trở lại, các vùng này chuyển sang màu đỏ và nóng rát. Hội chứng Raynaud thường kéo dài vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ, dễ gặp khi thời tiết lạnh hay cảm xúc căng thẳng.
TS. BS Hoàng Thị Phượng
“Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 4% dân số, gặp nhiều ở vùng khí hậu lạnh, khởi phát ở độ tuổi 15-30 tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam (tỷ lệ 9/1). Raynaud thứ phát thường gặp ở người lớn tuổi”, TS Hoàng Thị Phượng cho hay.
Đối với bệnh Raynaud nguyên phát khi nguyên nhân không rõ thì chỉ có bất thường về chức năng mạch máu. Tuy nhiên, theo TS Hoàng Thị Phượng, trong quá trình thăm khám hay gặp các bệnh nhân mắc Raynaud thứ phát – xảy ra trên các bệnh lí nền sẵn có. Theo đó, có tới 50% bệnh nhân mắc chứng bệnh này có bệnh lý nền như: xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống…
Cũng có thể gặp ở những bệnh nhân từng sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu, thuốc tránh thai,.. Hay những người làm công việc phải tiếp xúc với rung động quá mức từ máy móc (thường gặp ở nam giới).
Video đang HOT
“Bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh mạch máu tắc nghẽn là nguyên nhân thường gặp của hiện tượng Raynaud. Các nguyên nhân gây bệnh tắc nghẽn mạch máu bao gồm viêm tắc mạch do huyết khối, bệnh lý đái tháo đường hoặc xơ vữa động mạch”, BS Phượng nhấn mạnh.
Tiến triển bệnh sẽ qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn “trắng, lạnh” do co thắt tiểu động mạch nên mạng lưới mao quản không nhận được máu đến đầu ngón. Giai đoạn 2: Giai đoạn “xanh tím” do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch (mô phù nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón tay xanh tím và đau buốt. Giai đoạn 3: Giai đoạn “đỏ, nóng” do mở các cơ tròn tiền mao mạch, máu đến nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.
Hiện tượng Raynaud thường khởi phát khi tiếp xúc với lạnh, căng thẳng, stress, và giảm khi không còn tiếp xúc nên bệnh thường nặng hơn về mùa đông và giảm nhẹ vào mùa hè.
Bệnh nhân thường cảm giác tê bì, có thể đau buốt đầu ngón. Trường hợp Raynaud kéo dài, nặng có thể dẫn tới biến chứng – sẹo rỗ, loét, hoại tử đầu ngón.
Do đó, để dự phòng, theo TS Phượng người dân cần “thay đổi lối sống”. Theo đó, người bệnh cần tránh lạnh, hạn chế dùng nước và ra ngoài vào mùa lạnh, sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, tất chân, mặc ấm. Đặc biệt, đối với mùa nóng bệnh nhân cũng tuyệt đối tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột như từ ngoài trời nóng 40 độ C bước ngay vào phòng điều hoà 25- 26 độ.
TS Phượng cũng nhấn mạnh cần tránh các cảm xúc mạnh kể cả vui hay buồn. Tâm lý người bệnh thường rất lo lắng về bệnh và tình trạng da căng cứng gây ngứa, khó chịu, mất ngủ, tuy nhiên điều này không nên. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể tham vấn bác sĩ để được kê thêm kem dưỡng ẩm, thuốc an thần nếu thấy cần thiết.
Nếu cơn co mạch ảnh hưởng tới công việc, chất lượng cuộc sống không đáp ứng với điều trị không dùng thuốc thì các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh. Đáng lưu ý, bệnh nhân chỉ được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp hội chứng Raynaud nặng gây biến chứng loét, hoại tử ngón,.. Khi đó cắt cụt là cần thiết.
Ngoài ra, tiêm botox cũng là một biện pháp với tác dụng ức chế sự giải phóng acetylcholine tại đầu tận cùng thần kinh, gây ức chế co cơ trơn, ức chế dẫn truyền thần kinh có tác dụng giảm đau và tăng lưu lượng máu ở đầu ngón.
Các chuyên gia cho biết, có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của tiêm botox điều trị loét đầu ngón do hội chứng Raynaud. Các nghiên cứu có nhiều hạn chế (thiếu kiểm soát, mức độ nghiêm trọng khác nhau của bệnh, sự thay đổi của liều dùng) nhưng tất cả đều báo cáo kết quả lâm sàng thuận lợi, cho thấy sự cải thiện toàn diện về mức độ đau và loét tại tổn thương.
Bàn tay lúc nào cũng lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng
Bạn có đôi bàn tay lạnh quanh năm? Nếu tay bạn lạnh buốt quanh năm ngay cả trong mùa hè nóng bức, thì ngoài yếu tố di truyền, tuổi cao hoặc gầy ốm, có thể do một số bệnh mạn tính.
Nếu tay bạn lạnh buốt quanh năm ngay cả trong mùa hè nóng bức, thì ngoài yếu tố di truyền, tuổi cao hoặc gầy ốm, có thể do một số bệnh mạn tính - Ảnh minh họa: Shutterstock
Đối với một số người, thay đổi lối sống có thể giúp: tránh nicotine và caffeine, những yếu tố làm thu nhỏ các mạch máu; và tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu thông máu, theo MSN.
Để khắc phục ngay lập tức, hãy thử nhảy tại chỗ, lắc tay hoặc đơn giản là mặc quần áo ấm hơn.
Tuy nhiên, nếu tay thường xuyên bị lạnh hoặc tê, thì nên đi gặp bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, theo MSN.
1. Thiếu máu hoặc suy giáp
Bàn tay lạnh là một trong những triệu chứng của cả thiếu máu và suy giáp.
2. Tiểu đường
Bệnh tiểu đường, làm giảm lưu thông máu, cũng có thể khiến tay lạnh, theo MSN.
3. Bệnh tim
Nếu tim yếu do bệnh tim, cơ thể có thể ưu tiên chuyển máu đến phần trung tâm hơn là đến các chi, theo MSN.
4. Hội chứng Raynaud
Khi trời lạnh, cơ thể sẽ kích hoạt các cơ để làm co thắt các mạch máu ngoại vi - như một cơ chế sinh tồn - để giữ máu, nhằm giữ ấm cho phần trung tâm cơ thể.
Ở những người bị hội chứng Raynaud, khi lạnh quá mức, phản ứng này xảy ra quá mạnh, làm lưu lượng máu đến ngón tay, ngón chân trở nên quá ít, theo MSN.
Tiến sĩ John Ostern, từ Viện Tim mạch ở Dallas, Texas (Mỹ), cho biết khoảng 4% - 20% dân số mắc bệnh này.
Một đặc điểm đáng chú ý là ngón tay đổi màu, thật thú vị là theo màu cờ Pháp, tiến sĩ Ostern cho biết.
Những ngón tay chuyển sang màu trắng khi không có máu, rồi sang màu xanh do thiếu ô xy, và sau đó là màu đỏ khi máu chảy trở lại vào ngón tay.
Trong trường hợp nghiêm trọng, máu có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn, gây loét da tay. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến hoại tử và có khi phải cắt cụt chi, nhưng rất hiếm, theo MSN.
Đối với trường hợp này, có một số loại thuốc có tác dụng tăng lưu lượng máu, như thuốc hạ huyết áp Losartan và thuốc trị rối loạn chức năng nam giới Sildenafil, có thể cải thiện bệnh. Xoa tại chỗ với kem xoa hạ huyết áp Nitroglycerin, cũng giúp cải thiện lưu lượng máu. Tất nhiên, bạn không được tự ý dùng thuốc mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Tuy nhiên, đa số người sống chung với Raynaud, không muốn dùng thuốc, vì sẽ rất khó chịu, theo MSN.
Thiên Lan
Cách giảm bớt ăn quá mặn để bảo vệ sức khỏe Ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối cao sẽ khiến thận hoạt động nhiều hơn, tim đập nhanh và tăng áp lực lên các mạch máu. Khi thừa muối, cơ thể phải giữ lại lượng nước để pha loãng, dẫn đến tăng thể tích dịch quanh tế bào, tăng thể tích máu. Thận là cơ quan phải hoạt động nhiều nhất, tim tăng...