“Hội chứng photocard” của fan Kpop: Mặt trái của việc chạy đua thành tích tiêu thụ album
Hình ảnh hai thùng carton chứa đầy album mà nhóm nhạc nam NCT vừa phát hành bị vứt ngổn ngang trên đường, một lần nữa làm dấy lên những tranh cãi trái chiều xoay quanh cách người hâm mộ đang ủng hộ thần tượng của mình.
Cụ thể, sự việc trên được một cư dân mạng chia sẻ trên diễn đàn công cộng và thu hút nhiều sự quan tâm. Theo lời người này, vị khán giả nào đó đã mua số lượng lớn album “Universe” của NCT chỉ để lấy những chiếc photocard rồi thẳng tay vứt bỏ mọi thứ còn lại. Bên dưới phần bình luận, cộng đồng fan Kpop liên tục bày tỏ thái độ ngán ngẩm, đồng thời chỉ trích hành động vô ý thức.
Trước NCT, album của Wanna One cũng từng bị người hâm mộ mua số lượng lớn rồi vứt bỏ không thương tiếc.
Tuy nhiên, không chỉ riêng fandom NCT mà đây vốn dĩ là tình trạng chung của ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc trong thời đại chạy đua thành tích như hiện nay. Thực tế, từ show âm nhạc hàng tuần cho đến giải thưởng cuối năm, lượng bán album luôn là một trong số những tiêu chí để lựa chọn người chiến thắng. Chính vì lý do ấy, người hâm mộ thường xu hướng dồn tiền mua càng nhiều album càng tốt để giúp thần tượng không bị thiệt thòi so với các đồng nghiệp hoặc chỉ đơn giản để mang về kỷ lục nào đó.
Bên cạnh đó, việc các công ty giải trí thường xuyên bán album dưới nhiều phiên bản khác nhau đi kèm photocard độc quyền của từng thành viên trong nhóm hay vé tham dự fansign cũng là hình thức kích thích sức mua từ người hâm mộ. Để sưu tầm tất cả photocard của thần tượng mình yêu thích, khán giả đành phải mua càng nhiều album để có thêm cơ hội lựa chọn ngẫu nhiên. Đây chính là “ hội chứng photocard” mà người ta thường nhắc đến. Chưa kể đến việc một số đối tượng còn cố tình thu gom các ấn phẩm đặc biệt trên rồi bán lại với giá cao ngất ngưởng để thu lợi, phần nào khiến tình trạng này trở nên đáng báo động hơn.
Trước NCT, Wanna One cũng từng rơi vào trường hợp tương tự. Trong quá khứ, fan Kpop đã có không ít lần gây ra tranh cãi vì vô tư vứt bỏ nhiều thùng album ở nơi công cộng như bãi đỗ xe, thang máy, hành lang trường học… cùng tấm bảng ghi chữ “miễn phí”. Không những thế, một số cộng đồng người hâm mộ còn mang album đi quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Một khán giả đã mua 2 thùng album của NCT rồi bỏ hết đi và chỉ giữ lại mỗi photocard.
Quá trình để một đĩa nhạc được ra đời chất chứa tâm huyết cũng như chất xám. Vậy nên hành động vứt bỏ album của một bộ phận khán giả dường như đang phủ nhận toàn bộ công sức từ nghệ sĩ và cả ekip gồm rất nhiều thành viên. Hơn thế nữa, việc làm này thậm chí còn tác động tiêu cực đến môi trường. Thực tế, không thể đánh đồng tất cả người hâm mộ vì vẫn có nhiều fan vô cùng trân trọng, nâng niu mỗi sản phẩm âm nhạc mà thần tượng phát hành nhưng “con sâu làm rầu nồi canh”, văn hóa fandom đôi khi lại vô tình trở nên xấu đi trong mắt nhiều người.
Những thứ bình thường đối với fan Kpop nhưng lại bất thường đối với "non-fan"
Trong nhiều năm qua, Kpop đã phát triển thành một nền văn hóa độc đáo. Cũng bởi vì có đặc thù riêng, không phải ai cũng hiểu được những điều thú vị và có vẻ hơi kì quặc này, ngoại trừ cộng đồng fan Kpop.
1. Photocard và lý do vì sao nó đáng giá "ngàn vàng"
Chi số tiền đắt đỏ cho một bộ sưu tập card album là chuyện rất bình thường.
CD truyền thống ở hầu hết các nước gần như không cung cấp cho người hâm mộ nhiều hình ảnh của thần tượng, kể cả photobook hay photocard cá nhân... Khi một album được phát hành, công ty sẽ thêm vào đó một số món mang tính ngẫu nhiên như photocard, standee hoặc thẻ đánh dấu sách. Trong tình cảnh không dễ dàng có được món goods liên quan đến bias (thành viên yêu thích nhất), người hâm mộ bắt buộc phải tìm kiếm khắp mọi nơi, trao đổi với người khác, thậm chí là trả một số tiền khổng lồ để có được một chiếc card ưng ý và cho nó vào bộ sưu tập của mình.
2. Fanchant phải đồng đều và có bài tập trước
Fanchant được định nghĩa là việc tương tác và hát theo nghệ sĩ khi họ biểu diễn bất kì một ca khúc nào đó. Tuy nhiên, cộng đồng fan Kpop sẽ không thể chấp nhận được việc cổ vũ theo cảm xúc và hát quá đà dẫn đến việc lấn át luôn cả tiếng của idol. Tại các buổi lễ trao giải hay concert, nghe thì có vẻ kì lạ đối với người "ngoại đạo", nhưng các fan sẽ đọc theo một bản fanchant chính thức với tên các thành viên và các điểm nhấn trong bài được đăng tải trước đó trên trang web chính thức. Nhờ vậy, tiếng cổ vũ sẽ trở nên đồng đều hơn cũng như tạo nên một phong cách độc đáo khác biệt cho từng fandom.
Fanchant cho phần trình diễn "Blueming" trong concert của IU.
3. Sự quay trở lại nhanh như tên lửa của idol
TWICE là một nhóm nữ có lịch trình dày đặc và thường xuyện comeback trên hai lần trong một năm, chỉ tính riêng tại Hàn Quốc.
Nhiều nghệ sĩ phương Tây phải mất nhiều năm để chuẩn bị cho sản phẩm comeback, thậm chí họ có thể dành một thời gian dài để nghỉ ngơi giữa hai sản phẩm. Nhưng ở Kpop, các nhóm nhạc thường cho phát hành sản phẩm trong vòng một năm. Tần suất trung bình là hai album và đôi khi cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Điều này có thể hiểu được bởi một năm có đến hàng chục nhóm nhạc mới ra mắt, thậm chí một idol nào đó có thể bị công chúng lãng quên ngay sau đó nếu không chăm chỉ cho ra mắt sản phẩm và giao lưu cùng ngưởi hâm mộ.
4. Tiệc sinh nhật/sự kiện cupholder dành cho thần tượng
Một poster cho sự kiện cupholder mừng sinh nhật V (BTS).
Người hâm mộ của các nghệ sĩ phương Tây thỉnh thoảng sẽ quyên góp từ thiện cho ngày sinh nhật cho thần tượng hoặc làm những thứ tương tự. Fan Kpop cũng làm như thế, nhưng về cơ bản tiệc sinh nhật idol đối với họ phải là một dịp vô cùng hoành tráng. Không chỉ dừng lại ở các việc làm từ thiện, họ còn tổ chức thêm các event sinh nhật và tạo không gian cho người hâm mộ đến tham dự bằng cách thuê một quán cà phê nhỏ, phát thêm các chiếc Cupholder có in hình idol trên đó.
5. Aegyo (làm trò dễ thương)
Aegyo "gây bão" của Park Ji Hoon trong chương trình "Produce 101" mùa 2.
Aegyo là một điều gì đó gây ngạc nhiên cho "dân ngoại đạo" khi họ bước vào thế giới idol. Hiểu nôm na, Aegyo là thuật ngữ dùng để chỉ những hành động đáng yêu, dễ thương khiến người đối diện khó có thể kiềm lòng được. Các kiểu Aegyo mà idol thường thể hiện là nháy mắt, phồng má, chu môi, làm những cử chỉ đáng yêu... Những video Aegyo của idol thường có độ viral rất cao, bởi hơn ai hết fan chính là những người luôn muốn xem những khoảnh khắc này của họ. Đây cũng là một đặc sản không thể thiếu của văn hóa Kpop.
6. Thực tập để thành lập một nhóm
Black Pink thời còn là thực tập sinh.
Thường thì các nghệ sĩ phương Tây sẽ tập trung thành một nhóm và hoạt động trước khi kí kết hợp đồng cùng các công ty giải trí. Nhưng ở Hàn, các công ty giải trí sẽ tuyển chọn thực tập sinh tiềm năng để đào tạo trong vài năm. Trong quá trình đó, các thực tập sinh này sẽ trải qua các đợt đánh giá hàng tháng và đến một thời gian thích hợp họ sẽ được cho debut.
7. Mua nhiều album giống nhau để có cơ hội được tham gia kí tặng
Fan Kpop thường mua nhiều hơn một bản album mỗi khi idol comeback để lấy cơ hội dự sự kiện kí tặng.
Nếu yêu thích một ca sĩ, mọi người chỉ cần mua một album để hoàn thành bộ sưu tập của mình. Chính bởi vậy, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng fan Kpop thường mua nhiều hơn hơn một bản dù là cùng một album. Đơn giản nhất vì album đó có nhiều phiên bản với hình ảnh khác nhau và nghe có vẻ "tốn tiền" nhất chính là để tìm cơ hội tham dự sự kiện kí tặng. Mua càng nhiều thì cơ hội gặp trực tiếp thần tượng của mình càng cao.
8. Show âm nhạc hàng tuần
Có rất nhiều chương trình âm nhạc diễn ra trong một tuần.
Trên thực tế, mọi quốc gia đều có chương trình trao giải âm nhạc nhưng không đâu nhiều bằng xứ sở kim chi. Người hâm mộ K-Pop có thể mong đợi một giải thưởng dành cho idol của mình mỗi tuần bởi có rất nhiều chương trình âm nhạc diễn ra xuyên suốt. Nhưng tại các nước phương Tây họ chỉ tổ chức các buổi lễ hoặc hòa nhạc theo định kì hàng năm thay vì tuần.
9. Kí túc xá dành cho idol
Các idol thường xuyên phải sống trong kí túc xá thay vì nhà riêng.
Bạn nghĩ rằng việc ở trong cùng một kí túc xá tưởng chừng như chỉ có ở thời đại học thôi sao? Các nghệ sĩ Kpop đến hiện tại vẫn thường xuyên ở kí túc xá do công ty cung cấp. Một nhóm nhạc phải ở trong kí túc xá chung cùng các thành viên một vài năm trước khi công ty cho phép hoặc đủ điều kiện dọn ra ở riêng.
10. Các "bữa tiệc" Streaming
Những sự kiện kêu gọi streaming cho idol trên nền tảng nhạc số và YouTube thường xuyên diễn ra trong cộng đồng fan Kpop.
Dù đây là phong trào diễn ra trong những năm gần đây tại các nước phương Tây, nhưng người hâm mộ Kpop vẫn thường xuyên kêu gọi stream nhạc tập trung vào một cột mốc thời gian nào đó để ghi nhận thành tích cho idol trên các ứng dụng nhạc số hoặc YouTube.
Trải nghiệm của fan Kpop khi bị Jungkook (BTS), Sehun (EXO) giật điện thoại: Thần may mắn "độ", sở hữu khoảnh khắc quý hơn vàng Đi concert mà được phúc lợi này thì fan Kpop hẳn là mất ăn mất ngủ cả tháng vì vui sướng mất thôi! Cảm giác tuyệt vời nhất khi đi concert với bạn là gì? Được "eye contact" với idol, món quà của mình được idol sử dụng trên sân khấu? Vậy là bạn chưa biết về một "phúc lợi" được xem là...