Hội chứng người đá – căn bệnh lạ đe dọa tính mạng con người
Hội chứng SMS hay người hóa đá hoặc gọi theo chuyên môn FOP (Fibrodisplasia ossificans progressiva) là căn bệnh di truyền hiếm gặp.
Hội chứng SMS (Stone Man Syndrome) hay người hóa đá hoặc gọi theo chuyên môn FOP (Fibrodisplasia ossificans progressiva) là căn bệnh di truyền hiếm gặp, xếp thứ nhất danh sách top 10 bệnh quái dị ít được nhắc đến. Hiện trên thế giới có khoảng 800 người đã được xác nhận là mắc bệnh.
Vì sao FOP lại là bệnh quái dị?
Theo Từ điển y học trực tuyến thì FOP là căn bệnh mang tính di truyền cực hiếm, lần đầu tiên được bác sĩ người Pháp, Guy Patin phát hiện ra năm 1692, được ông mô tả là “cứng như gỗ”. FOP thường xuất hiện ở trước tuổi dậy thì, trong đó các mô liên kết bị xơ cứng triệt để và phát sinh tình trạng tạo xương các bộ phận như dây chằng, cơ mô liên kết, gân và da.
Sự phát triển bất thường của xương có thể dẫn đến tình trạng cứng hóa, hạn chế việc chuyển động của các khớp như đầu gối, cổ tay, vai, cột sống và cổ. Nếu nặng có thể làm tê liệt, biến cơ thể thành khối giống như một bức tượng, như nhân vật trong phim Clash of the Titans (Cuộc chiến giữa các vị thần).
Nghĩa là FOP tạo ra thêm nhiều xương mới ngay trong các mô liên kết của cơ thể, vì vậy, FOP mới được dịch là “các mô liên kết mềm dần dần biến thành xương”, một dạng bệnh cực lạ, trong đó một bộ phận thường là mô mềm chuyển hóa thành một bộ phận hoàn toàn khác, đó là xương.
Nếu điều trị không hiệu quả, bệnh nhân của Hội chứng Người đá thường chết ở độ tuổi 40, khi họ không còn thở được vì áp lực của khung xương bên ngoài lên phổi.
Theo số liệu thống kê, trung bình cứ 2 triệu người thì có 1 mắc bệnh, tức khoảng trên 3.300 người lâm bệnh nhưng nay mới chỉ có 700 – 800 ca được khám và chữa bệnh.
Một số trường hợp mắc bệnh FOP trên thế giới
Hai trường hợp mắc bệnh FOP mới nhất vừa được dư luận nhắc đến là một bé gái 6 tuổi ở Bellevue, bang Ohio, Mỹ tên là Ali McKean. Căn bệnh này làm cho cơ thể Ali căng cứng, không di chuyển hay cử động được, giống như một bức tượng. “Ali đang dần cứng hóa và đóng băng hoàn toàn”, chị Angela, mẹ của Ali cho biết.
Video đang HOT
Hội chứng người đá – căn bệnh lạ đe dọa tính mạng con người.
Trường hợp thứ hai là một thiếu nữ Seanie Nammock, 17 tuổi, ở vùng Tây Luân Đôn, Anh. Do mắc bệnh FOP di truyền nên cổ tay Seanie bị co cứng và bất động, xương hai bên bả vai bị tê liệt hoàn toàn. Bất kỳ va chạm nhỏ nào cũng có thể gây đau đớn, bởi vậy, mọi sinh hoạt của Seanie đều phải nhờ vào bố mẹ và những người xung quanh.
Cô bé Ni Min, 14 tuổi đến từ một ngôi làng nhỏ, gần thành phố Nghi Tân, thuộc Tỉnh Tứ xuyên, miền Nam Trung Quốc cũng mắc hội chứng người đá, khiến cơ bắp và khớp dần dần biến thành xương cứng.Theo gia đình Ni, những triệu chứng của cô bé đã bắt đầu từ khi lên 8 tuổi. Đầu tiên, các khối u kỳ lạ xuất hiện dưới da, Ni trở nên gần gò, ốm yếu. Gia đình Ni đã đưa con đi gặp hàng loạt bác sĩ, nhưng chỉ đến khi gặp được các chuyên gia tại Bệnh viện Tongji ở Thượng Hải, gia đình Ni mới biết đích xác bệnh tật của con mình.
Ni được dùng một loại thuốc đặc trị FOP mới, đang được thử nghiệm ở Mỹ, điều này ít nhiều đem lại hy vọng cho gia đình cô bé. Loại thuốc này dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào năm sau. Tiến sĩ Zhang nói thêm: “Chúng tôi hy vọng loại thuốc mới này sẽ có hiệu lực”.
Bà ngoại của Ni Min, Lí Nguyên Triều, 65 tuổi, đã vận động không mệt mỏi cho cháu gái của mình được chữa trị. Bà là người đưa Ni đến gặp rất nhiều bác sĩ trên toàn quốc với hy vọng tìm ra căn bệnh và cách chữa trị cho cháu gái của mình.
Trong suốt sáu năm qua, bà đã dành toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để chi trả mọi chi phí điều trị. Ni nói rằng, nếu được chữa khỏi bệnh, cô bé quyết tâm trở thành một bác sĩ và sẽ giúp đỡ mọi người phục hồi từ bệnh tật.
Theo Ngoisao.vn
Cận chiếc sừng mọc giữa đầu gối bà cụ gần trăm tuổi
Chiếc sừng cứng dài gần 20cm mọc giữa đầu gối của cụ bà Đoàn Thị Ngôn (97 tuổi, xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cụ gặp nhiều khó khăn.
Theo bà Đoàn Thị Tươi (55 tuổi), con gái của cụ Ngôn cho biết, từ năm 2008, chân của cụ Ngôn có dấu hiệu rất lạ khi một cái sừng mọc lên ở giữa đầu gối.
Thời điểm chiếc sừng mọc nhanh và lên cao nhất là từ tháng 3 đến tháng 7/2012.
Chiếc sừng khá cứng và dài tới 20cm đang ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cụ Ngôn. Đây không chỉ là bệnh lạ của cụ mà còn là điều khác lạ đối với cả khu xóm nơi cụ Ngôn sinh sống. Căn bệnh lạ này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu và làm rõ. Chiếc sừng mọc cụp vào đùi khiến cụ Ngôn đau nhức suốt ngày. Mỗi lần đau, cụ lại dùng tay xoa bóp đầu gối.
Không chỉ mọc sừng ở đầu gối, cụ Ngôn còn bị liệt và co rút chân phải. Thời điểm hiện tại, cả 2 chân cụ đều đã hỏng và không thể đứng dậy đi lại được.
Hàng ngày bà Tươi thường nấu cơm và ngủ cùng cụ Ngôn để tiện chăm sóc mẹ.
Vì điều kiện gia đình khó khăn, bữa cơm trưa của cụ Ngôn cũng rất sơ sài. Cụ không ăn rau cũng không chan canh mà chỉ ăn cơm khô.
Tuy sức khỏe yếu nhưng cụ Ngôn vẫn tự mình lê đi quanh nhà cũng như đi vệ sinh mà không cần ai giúp.
Mặc dù mắc phải căn bệnh lạ nhưng do điều kiện gia đình, cụ Ngôn vẫn chưa được đưa đi khám bệnh. Hàng tháng cụ Ngôn chỉ trông chờ vào 180.000 đồng tiền hỗ trợ người già để mua thức ăn và chi tiêu.
Hội chữ thập đỏ TW đã ủng hộ cụ Ngôn 15 triệu đồng để xây dựng căn nhà tình nghĩa này.
Những người hàng xóm cũng thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc và động viên gia đình.
Cụ Đoàn Thị Ngôn đã gần 100 tuổi nhưng trí tuệ vẫn còn rất minh mẫn. Cụ thường đòi đi tiêm cho đỡ đau nhức ở chân.
Hiện tại, sức khỏe của cụ Ngôn cũng đang rất yếu do chân, tay đều bị tàn tật không di chuyển được, đôi mắt của cụ bị thiên đầu thống và đôi tai cũng bị lãng.
TheoThái Nam / MASK Online
Mẹ và con trai đều không có vân tay Vơi 10 đâu ngon tay không co vân tay, me con chi Châu găp nhiêu kho khăn khi thi lây băng lai xe, lam chưng minh thư, lam the ngân hang. Chi Châu sống ở thanh phô Ha Môn, tinh Phuc Kiên, Trung Quốc. Tư nho, chị Châu đa không co vân tay. Khi trương thanh, chi găp rât nhiêu kho khăn trong...