Hội chứng lạ khiến cô gái trẻ lép nửa mặt trái
N.T.H bị mắc hội chứng gây thiểu sản toàn bộ xương hàm dưới, lép nửa mặt trái, không có xương gò má và tai nhỏ bẩm sinh bên trái.
Khi sinh ra N.T.H không may mắc phải hội chứng sọ mặt phức tạp, gây teo lép toàn bộ 1/2 mặt bên trái, xương hàm dưới không phát triển làm cho toàn bộ khuôn mặt vẹo hết sang trái.
Các bộ phận khác của khuôn mặt như tai, xương gò má, da và cơ cũng phát triển kém hơn bình thường. Khi các răng mọc đầy đủ thì hàm trên và dưới không liên quan gì với nhau. Đến tuổi dậy, xương hàm bên phải của em phát triển mạnh càng làm cho khuôn mặt trở nên biến dạng.
Một ca mổ nội soi tạo hình dị tật sọ mặt phức tạp tại Bệnh viện Việt Đức.
Lúc còn nhỏ, gia đình đưa N.T.H đi khám nhiều nơi nhưng các bác sĩ chưa đưa ra được giải pháp toàn diện và triệt để cho dị tật phức tạp này. Sau đó gia đình đưa em tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau quá trình ở chẩn đoán lâm sàng và chụp chiếu bằng các máy móc chẩn đoán hình ảnh CT Scanner 3D và cộng hưởng từ hiện đại nhất, N.T.H được hội đồng đa chuyên khoa hội chẩn và đưa ra chẩn đoán em bị mắc hội chứng tai hàm gây thiểu sản toàn bộ xương hàm dưới, lép nửa mặt trái, không có xương gò má và tai nhỏ bẩm sinh bên trái. Hội đồng đa chuyên khoa đã đưa ra phác đồ điều trị cho N.T.H theo từng giai đoạn cụ thể.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, riêng phần thiểu sản nặng của xương hàm bên trái và teo lép nửa mặt là thách thức lớn cho các phẫu thuật viên tạo hình và hàm mặt. Khuôn mặt của bệnh nhân yêu cầu được ghép xương với một thể tích lớn mới tạo được sự cân đối.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu cắt đôi xương hàm và ghép vào đó một mảnh xương chậu rất to thì mảnh ghép cũng không thể sống nổi, các tổ chức phần mềm, mạch máu thần kinh trên mặt cũng không thể giãn ra nhanh chóng để tạo khoang cho phần xương ghép này được.
Chính vì vậy các bác sĩ sử dụng đến một trong những vũ khí hiện đại nhất trong phẫu thuật sọ mặt, đó là phương pháp kéo giãn xương hàm liên tục.
Các bác sĩ cắt đôi xương hàm ở vị trí mong muốn, sau đó đặt vào hai đầu xương một hệ thống vít và trục xoắn titan. Phần đầu của hệ thống trục xoắn sẽ được đưa ngoài da qua một đường hầm. Hàng ngày các bác sĩ sẽ phải xoay trục xoắn một đến hai vòng để có thể kéo giãn xương hàm từ 0,5 đến 1 mm.
Sau khoảng 2 tháng kéo giãn, xương hàm bên trái trở nên cân đối so với bên phải. Việc kéo giãn từ từ khung xương như vậy cũng làm cho hệ thống phần mềm và cơ niêm mạc thần kinh và mạch máu của khuôn mặt cũng giãn ra từ từ. Các dây thần kinh cũng như mạch máu không bị giãn ra đột ngột nên vẫn đảm bảo được chức năng và nhiệm vụ như bình thường. Bệnh nhân cần có thời gian ngoài 6 tháng để tổ chức xương có thể liền chắc như bình thường.
Bên ngoài khuôn mặt của N.T.H trở nên cân đối hơn, góc hàm hai bên cân xứng, cằm cũng được đầy về chính giữa mặt. Tuy nhiên các răng hàm thì lại trở nên xa cách hơn bao giờ hết. Vì vậy các bác sĩ chỉnh nha và răng hàm mặt của trung tâm đã phải đặt các hệ thống nắn chỉnh để đưa các răng về thẳng hàng.
Sau khi cả hàm trên hàm dưới ở vị trí thẳng hàng, các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt phải thực hiện ca mổ thứ hai để cắt và xoay xương hàm trên xuống dưới sao cho răng hàm trên và răng hàm dưới chạm nhau như bình thường.
Cùng với lần mổ đó, để tạo thêm sự đầy đặn và mềm mại cho khuôn mặt các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đã hút mỡ ở vùng bụng dưới của bệnh nhân để bơm vào mặt bên trái tạo nên độ đầy đặn và mềm mại cho nửa mặt trái. Vì đã qua công nghệ triết tách nên các tế bào mỡ cấy ghép rất giàu các tế bào gốc nên khả năng sống sót và phát triển trên mặt với tỉ lệ rất cao.
Sau lần phẫu thuật thứ hai khuôn mặt của N.T.H trước đây tưởng chừng không có giải pháp gì thì giờ đã trở nên cân đối và đầy đặn.
Hoại tử chân do biến chứng tiểu đường, chăm sóc chân tại nhà thế nào?
Nam bệnh nhân 62 tuổi, ở TP.HCM, bị tiểu đường loại 2. Lúc đầu, bệnh nhân bị hoại tử ngón chân cái nhưng do thói quen đi chân không và ít cắt móng chân nên sau đó bị hoại tử tiếp ngón thứ hai, nhập viện Bệnh viện Trưng Vương điều trị.
Ngày 18.9, BS.CKI Võ Kế Đạt, khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương cho biết, trong thời gian điều trị tại bệnh viện, các y bác sĩ và điều dưỡng thường hay nhắc nhở bệnh nhân phải mang dép và hướng dẫn cách chăm sóc đôi chân khi về nhà. Qua thời gian điều trị và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc đúng cách, hiện tại đôi chân bệnh nhân đã khỏe mạnh và có thể tự đi tái khám được một mình.
Theo bác sĩ Đạt, loét bàn chân ở người tiểu đường là biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến kết cục đoạn chi hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
"Trong thực hành lâm sàng, từng gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân mất đi bàn chân vì biến chứng mạch máu và thần kinh của bệnh lý đái tháo đường, thường là ở giai đoạn trễ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phải bỏ đi bàn chân khiến chúng tôi vô cùng tiếc nuối", bác sĩ Đạt chia sẻ.
Thường đó là những bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh khiến chân tê bì, mạch máu nuôi bàn chân còn tốt, nhưng vì cảm giác tê nên bệnh nhân đã tự đắp thuốc không rõ loại, hoặc ngâm chân lâu trong nước nóng khiến bàn chân bị bỏng hoặc nhiễm trùng nặng nề, hoại tử lan rộng, dẫn đến phải đoạn chi.
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị loét, thậm chí tháo khớp
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), tính đến năm 2021, thế giới có khoảng 537 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, số người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường theo IDF năm 2021 là khoảng 4,2 triệu người, chiếm 6% dân số, trong đó có hơn 2 triệu người chưa được chẩn đoán.
PGS.TS.BS. Phạm Trịnh Quốc Khanh - Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương cho biết, sau đại dịch Covid-19, số lượng bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường tăng trở lại, vừa là bệnh khởi phát mới, hoặc bệnh trong lúc dịch không tiếp cận được y tế trong giai đoạn giãn cách.
Tình trạng lúc vào khoa đa số loét bàn chân đái tháo đường nhập viện ở mức độ nặng, với tình trạng nhiễm trùng hoại tử tại chỗ, có nguy cơ lan rộng ra nhiễm trùng toàn thân đe dọa đến tính mạng. Đa số các tình trạng đó cần được phẫu thuật cắt lọc cấp cứu và dẫn lưu, giải áp ổ nhiễm trùng tại chỗ, tránh vào nhiễm trùng huyết.
Thời gian điều trị tùy vào mức độ bệnh, nhưng thường là rất lâu, có thể từ vài tuần đến vài tháng, gây tốn kém và di chứng để lại ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nghiêm trọng, có thể là mất ngón chân, một phần hoặc toàn bộ bàn chân. Vì vậy, việc phòng ngừa và phát hiện các vết loét ở giai đoạn sớm rất quan trọng, vì khi nhiễm trùng hoại tử ở mức độ nặng thì di chứng để lại cũng vì vậy mà rất nặng nề.
Cách chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại nhà
Theo bác sĩ Đạt, để chăm sóc tốt bàn chân đái tháo đường ở nhà chúng ta nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện các vết nứt, sưng, đỏ... Rửa chân bằng nước ấm ở nhiệt độ có thể tắm cho trẻ sơ sinh, cắt móng chân cẩn thận, không cắt quá ngắn, không đi chân đất, mang vớ sạch, mềm, mang giầy ôm vừa chân, chất liệu êm, kiểm tra giày trước khi xỏ chân. Giữ chân ấm áp và khô ráo, tuy nhiên nếu da quá khô có thể thoa dưỡng ẩm, đặc biệt chú ý vùng gót chân, nhưng không thoa vào giữa các ngón.
"Tuyệt đối không tự ý cắt, lọc bỏ các đốm đen hoại tử nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn. Tuyệt đối không ngâm nước nóng, không tự điều trị, không tự thoa thuốc lên bàn chân", bác sĩ Đạt lưu ý.
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như tổn thương da, hay có cục sần ở bàn chân, nhiễm trùng hoặc đốm đen hoại tử... để tránh biến chứng nặng hơn. Hãy đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và được hướng dẫn chăm sóc đúng cách.
Nữ sinh Hà Nội đau đớn, hoảng loạn vì sẹo chi chít sau tiêm giảm béo ở spa Giấu gia đình để đi tiêm tan mỡ giảm béo ở spa, nữ sinh 16 tuổi ở Hà Nội hoảng loạn khi phát hiện hàng tá ổ áp xe, sẹo khắp hai vùng hàm và bắp tay, bắp đùi. Mới sang lớp 11 nhưng N.T.H nặng tới 70kg, cao 1,55m. Nữ sinh 16 tuổi luôn cảm thấy tự ti mỗi lần đến trường...