Hội chứng kỳ bí tấn công 1.500 nhân viên ngoại giao Mỹ
Nghiên cứu lớn nhất về hội chứng Havana vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cho tình trạng bí ẩn này.
Suốt nhiều năm qua, nhân viên tại các đại sứ quán Mỹ ở một số nước trên thế giới phàn nàn về tình trạng đau đầu, bất ổn trong tai không rõ lý do. Đối với một số người, triệu chứng chỉ là tạm thời. Nhưng nhiều trường hợp khác bị suy nhược kéo dài, từ đau đầu, mất trí nhớ đến các vấn đề về thị lực, khiến một số người phải nghỉ việc. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hội chứng Havana – đặt tên theo nơi ghi nhận ca bệnh đầu tiên.
Trong những năm tiếp theo, có khoảng 1.500 trường hợp nhân viên ngoại giao Mỹ làm việc tại 96 quốc gia có các biểu hiện tương tự, số ca giảm đáng kể trong những năm gần đây.
Tiến sĩ Paul Andrews trải qua hội chứng Havana khi đi điều tra về căn bệnh này. Ảnh: CNN
Ban đầu, theo CNN, các quan chức tình báo Mỹ tin rằng đây là cuộc tấn công có chủ ý nhắm vào các nhà ngoại giao và nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) ở nước ngoài. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để chỉ ra thủ phạm.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã tiến hành 2 nghiên cứu để đánh giá về hội chứng Havana. Trong nghiên cứu đầu tiên, các chuyên gia xem xét kỹ bộ não của những người mắc bệnh nhưng không ghi nhận có tổn thương hay sự khác biệt đáng kể nào so với nhóm khỏe mạnh.
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh tình trạng sức khỏe của 86 nhân viên Mỹ bị hội chứng Havana và so sánh với 30 người có công việc tương tự nhưng không có triệu chứng như vậy. Tất cả được chụp não, xem xét các dấu hiệu sinh học trong máu và đánh giá lâm sàng về thính giác, thị giác, phối hợp tay – mắt, khả năng nhận thức và sự cân bằng. Không có khác biệt đáng kể nào giữa hai nhóm.
Tuy nhiên, họ ghi nhận các bệnh nhân có triệu chứng thực sự và đang trải qua thời kỳ rất khó khăn. Tiến sĩ Leighton Chan, tác giả chính của nghiên cứu, cho hay: “Triệu chứng có thể khá nặng, gây tàn tật và khó điều trị”.
Các tác giả cho biết tin tốt là họ không phát hiện các dấu hiệu dài hạn trên phim chụp não sau chấn thương hoặc đột quỵ. Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Louis French, nhà thần kinh học tại Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed, cho biết điều đó “sẽ mang lại sự yên tâm cho bệnh nhân”.
Dù vậy, những người bệnh vẫn tiếp tục có tình trạng mệt mỏi, căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm, chóng mặt, đứng không vững, không liên quan tới bệnh cụ thể nào.
Tiến sĩ French cho biết: “Các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương không có gì đáng ngạc nhiên. Thông thường, những cá nhân này gặp phải sự gián đoạn đáng kể trong cuộc sống và lo lắng về sức khỏe cũng như tương lai của họ. Mức độ căng thẳng có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến quá trình phục hồi”.
Năm 2019, một nghiên cứu riêng biệt của Đại học California cho biết hội chứng Havana có thể là căn bệnh tâm lý do áp lực làm việc căng thẳng.
Video đang HOT
Triệu chứng của hội chứng Havana
Kể từ năm 2016, một số người làm việc cho Chính phủ Mỹ gặp các triệu chứng kỳ lạ như nghe thấy tiếng động lớn, cảm thấy áp lực hoặc rung lắc mạnh trong đầu cũng như đau tai. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở Havana (Cuba) nên các nhà khoa học đã gọi đây là Hội chứng havana.
Các triệu chứng khác bao gồm bất ổn nhận thức (liên quan đến trí nhớ và sự tập trung), chóng mặt và mất thăng bằng, nhức đầu, cáu gắt, buồn nôn, ù tai, suy giảm giấc ngủ…
Thiếu protein ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Protein là khối xây dựng chính của cơ thể, được sử dụng để tạo ra cơ, gân, các cơ quan và da, cũng như enzyme, hormone, chất dẫn truyền thần kinh và các phân tử khác nhau phục vụ nhiều chức năng quan trọng.
Tầm quan trọng của protein
Protein bao gồm các phân tử nhỏ hơn gọi là acid amin, liên kết với nhau như những hạt trên một sợi dây. Cơ thể sản xuất một số acid amin này nhưng cũng cần phải bổ sung những acid amin khác được gọi là acid amin thiết yếu thông qua chế độ ăn uống.
Các nguồn protein khác nhau trong chế độ ăn uống có thành phần acid amin khác nhau. Nhiều loại thịt nạc và các sản phẩm từ sữa chứa tất cả các acid amin thiết yếu, trong khi những loại này ít có trong chế độ ăn dựa trên thực vật.
Protein là khối xây dựng chính của cơ thể, được sử dụng để tạo ra cơ, gân, các cơ quan và da, cũng như enzyme, hormone, chất dẫn truyền thần kinh và các phân tử khác nhau phục vụ nhiều chức năng quan trọng.
Mặc dù nhiều người biết rằng protein (chất đạm) rất quan trọng nhưng có thể không biết nó thực sự là gì. Tiêu thụ nguồn protein trong mỗi bữa ăn có thể giúp đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận được các protein thiết yếu với số lượng tốt từ chế độ ăn thuần thực vật đúng cách.
Thiếu protein cơ thể sẽ như thế nào?
Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng được tạo thành từ các acid amin. Nó rất cần thiết cho cơ thể con người và thường được gọi là nền tảng cho cơ bắp.
Protein không chỉ quan trọng cho việc sửa chữa và duy trì cơ bắp mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và điều chỉnh hormone. Hơn nữa, nó hoạt động như các enzyme đẩy nhanh các phản ứng hóa học, điều chỉnh sự di chuyển của các chất qua màng tế bào và bảo vệ chống lại bệnh tật.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống được khuyến nghị để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt đối với người trưởng thành trung bình ít vận động là 0,8g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, nên tăng lượng tiêu thụ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
Suy nhược, mất cơ và mệt mỏi
Thiếu protein trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến suy nhược, mệt mỏi và mất cơ. Điều này là do khi cơ thể thiếu protein trong chế độ ăn, cơ thể sẽ đáp ứng được nhu cầu protein từ cơ xương. Theo thời gian, nó sẽ dẫn đến teo cơ, từ đó làm giảm sức mạnh và làm chậm quá trình trao đổi chất. Do đó, gây suy nhược và mệt mỏi.
Chấn thương chậm hồi phục
Nếu gần đây bị chấn thương do tai nạn hoặc do thói quen tập luyện cường độ cao hoặc nếu vừa phẫu thuật và vẫn đang hồi phục thì mức protein trong cơ thể thấp có thể làm chậm quá trình chữa lành. Các tế bào mới có thể mất nhiều thời gian để xây dựng lại, khiến vết thương khó lành.
Gia tăng cơn đói
Nếu liên tục cảm thấy đói, thèm ăn hoặc thấy mình ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ thì đó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt protein. Protein là chất dinh dưỡng đa lượng có khả năng tạo cảm giác no cao, giúp no lâu hơn. Vì vậy, khi ăn ít protein hơn, rất có thể cơn đói sẽ đến nhanh.
Chức năng miễn dịch suy giảm
Thiếu protein cũng có thể khiến bị bệnh. Protein rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và mang lại cho nó sự tăng cường cần thiết để ngăn chặn virus và vi khuẩn.
Chức năng miễn dịch suy giảm
Thiếu protein cũng có thể khiến bị bệnh. Protein rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và mang lại cho nó sự tăng cường cần thiết để ngăn chặn virus và vi khuẩn. Hơn nữa, các tế bào miễn dịch được tạo thành từ các acid amin, về cơ bản là protein. Điều đó có nghĩa là hãy tăng cường lượng protein và chủ động phòng các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.
Các vấn đề liên quan đến tóc, móng, da
Các dấu hiệu ban đầu khác của mức protein thấp trong cơ thể bao gồm móng tay yếu, dễ gãy, da khô và tóc mỏng. Điều này xảy ra bởi vì da, tóc và móng của chúng ta được tạo thành từ một số loại protein nhất định như elastin, collagen và keratin. Do đó, việc thiếu protein có thể ảnh hưởng đến tóc, da và móng.
Các dấu hiệu ban đầu khác của thiếu protein trong cơ thể bao gồm móng tay yếu, dễ gãy, da khô và tóc mỏng.
Cách bổ sung protein trong chế độ ăn uống
Lượng protein cơ thể cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ hoạt động, tuổi tác, khối lượng cơ và sức khỏe tổng thể.
Protein là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu, bên cạnh carbohydrate và chất béo. Đây là những chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần với số lượng tương đối lớn để hoạt động bình thường.
Có rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng protein cao. Hằng ngày trong các bữa ăn nên ăn đầy đủ, cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường), vitamin và khoáng chất. Nên ăn cân đối giữa đạm động vật và thực vật.
Các thực phẩm giàu protein nên ăn: Đậu phụ, tempeh và các sản phẩm thay thế thịt khác, thịt nạc (gà, bò...), hải sản, cá, trứng, sữa, các loại hạt, cây họ đậu, đậu nành.
Nếu là người khỏe mạnh và cố gắng duy trì tình trạng đó, chỉ cần ăn các nguồn protein chất lượng trong hầu hết các bữa ăn của mình, cùng với thực phẩm thực vật bổ dưỡng, sẽ đưa lượng tiêu thụ đến mức tối ưu.
Nếu có cân nặng vừa phải và không tập thể lực nặng thường xuyên thì protein sẽ chiếm 10 - 35% nhu cầu calo hàng ngày. Tuy nhiên, những người khác nhau yêu cầu lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động, cân nặng, độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe.
Dấu hiệu thiếu hụt protein trong cơ thể Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống được khuyến nghị để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt đối với người trưởng thành trung bình ít vận động là 0,8g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, nên tăng lượng tiêu thụ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: Suy nhược, mất cơ và mệt mỏi...