Hội chứng Galactorrhea: Ngực tiết sữa dù không mang thai
Theo thống kê, có khoảng 1 – 4% phụ nữ mắc phải hội chứng Galactorrhea và 33% trong số đó có ít nhất một lần sinh con.
Thông thường, phụ nữ chỉ tiết sữa khi đang nuôi con hoặc cuối giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn không mang thai và không trong thời gian cho con bú mà núm vú vẫn tiết dịch màu trắng, có vị ngọt giống như sữa thì có thể bạn đã mắc phải hội chứng Galactorrhea. Nếu bạn đang có băn khoăn về hội chứng này, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về nó nhé.
Hội chứng Galactorrhea là gì?
Hội chứng Galactorrhea (hay còn gọi là hội chứng đa tiết sữa) là sự tiết sữa bất thường ở tuyến vú. Khi mắc phải hội chứng này, vú sẽ tiết ra một chất lỏng giống như sữa non dù bạn không mang thai hoặc cho con bú. Tình trạng này hoàn toàn khác với việc vú xuất hiện dịch mủ do viêm hoặc nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó hoặc do bạn đang dùng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ này.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Galactorrhea
Vú tiết sữa khi không mang thai có thể là do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1. Thuốc
Một số loại thuốc mà bạn đang dùng có thể kích thích tuyến vú, dẫn đến tình trạng vú sản xuất sữa mẹ dù không mang thai. Những loại thuốc gây ra triệu chứng này thường từ thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm cho đến thuốc an thần.
2. Suy giáp
Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cho cơ thể, nó có thể làm giải phóng một lượng lớn prolactin, một hormone có thể kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn sữa.
3. Khối u
Xuất hiện khối u trong tuyến yên có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vú tiết sữa mẹ dù không mang thai. Khối u này có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hormone prolactin, gây ra tình trạng tiết sữa bất thường.
4. Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh ở vùng ngực có thể là nguyên nhân gây ra sự tiết sữa bất thường. Bạn có thể rơi vào trường hợp này nếu mắc bệnh zona, phẫu thuật ngực hoặc bị bỏng ở vùng ngực.
5. Bệnh thận mãn tính
Thận có chức năng lọc lượng prolactin dư thừa trong máu. Thận không hoạt động bình thường có thể dẫn đến việc ngực tiết sữa bất thường.
6. Chấn thương tủy sống
Đôi khi, chấn thương tủy sống nghiêm trọng có thể kích thích các tuyến nội tiết của cơ thể, gây ra tình trạng tiết sữa mẹ dù không cho con bú.
7. Thảo dược
Video đang HOT
Việc sử dụng các loại thảo dược như thì là, hồ đào… có thể kích thích cơ thể sản xuất prolactin, làm ngực tiết sữa dù không mang thai.
8. Sảy thai
Sau khi sảy thai, cơ thể bạn có thể bắt đầu tiết sữa do sự thay đổi và mất cân bằng nội tiết xảy ra trong thời gian mang thai.
Triệu chứng của hội chứng Galactorrhea
Các triệu chứng của hội chứng Galactorrhea rất dễ khiến bạn hiểu lầm mình bị viêm vú hoặc nhiễm trùng ngực.
Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Galactorrhea là ngực sẽ bắt đầu sản xuất sữa dù bạn không mang thai.Mô vú trở nên to raKinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệtGiảm ham muốn tình dụcMụn trứng cáBuồn nônTóc mọc bất thườngVấn đề về thị lựcNhức đầuChẩn đoán hội chứng Galactorrhea
Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc phải hội chứng Galactorrhea, bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Để chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau:
1. Khám sức khỏe
Đầu tiên, bạn cần làm một bài kiểm sức khỏe tổng quát để xác định tình trạng đang gặp phải. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem xung quanh vùng ngực có khối u nào phát triển bất thường hay không bởi đây có thể là nguyên nhân khiến ngực bạn tiết sữa dù không mang thai. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu dịch tiết ra từ vú để xét nghiệm thêm.
2. Chụp X-quang tuyến vú
Chụp X-quang tuyến vú là một xét nghiệm đơn giản để kiểm tra xem có khối u nào phát triển bất thường ở khu vực xung quanh vú hay không. Việc chụp X- quang tuyến vú cũng giống như chụp X-quang bình thường nhưng được dùng chủ yếu cho vùng ngực.
3. Xét nghiệm máu
Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu máu của bạn để kiểm tra. Nếu nồng độ hormone trong máu có gì đó bất thường, đây có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Galactorrhea.
4. Kiểm tra thai kỳ
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một cuộc khám thai để chắc chắn rằng bạn không mang thai. Nguyên nhân là do mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngực tiết sữa.
Điều trị hội chứng Galactorrhea như thế nào?
Dưới đây là một số biện pháp để điều trị hội chứng Galactorrhea:
1. Điều trị y tế
Không có phương pháp chính xác để điều trị tình trạng này vì việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Các biện pháp mà bác sĩ chỉ định chủ yếu là để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do bạn có khối u ở tuyến yên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Nếu nguyên nhân là do thuốc, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn sử dụng các loại thuốc khác để thay thế hoặc yêu cầu bạn ngưng sử dụng thuốc. Với những trường hợp này, tình trạng ngực tiết sữa bất thường sẽ sớm biến mất và sẽ không có ảnh hưởng nhiều đối với cơ thể.
2. Điều trị tại nhà
Bạn có thể thử áp dụng các biện pháp sau để tránh tình trạng các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tránh kích thích ngực bằng mọi cách, kể cả khi quan hệ tình dục. Bạn cũng có thể thử tự kiểm tra các khối u ở vùng vú ít nhất một lần mỗi tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc quần áo quá chật bởi tình trạng này có thể khiến núm vú bị kích thích dẫn đến tiết sữa.
Bạn hãy đọc thêm bài viết Cách tự kiểm tra dấu hiệu ung thư vú cho mẹ bầu để biết cách tự kiểm tra vùng vú.
Phòng ngừa hội chứng Galactorrhea
Để phòng tránh nguy cơ mắc phải hội chứng Galactorrhea, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Không mặc áo ngực hoặc các loại áo có thể gây kích thích núm vú liên tụcHạn chế kích thích vùng ngựcViệc tự kiểm tra ngực chỉ nên thực hiện mỗi tháng một lầnCố gắng giảm bớt căng thẳngCó một lối sống khỏe mạnh với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng.Khi nào bạn nên đi khám?
Nếu nhận thấy ngực liên tục tiết ra chất lỏng giống như sữa đi kèm với các triệu chứng trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Tình trạng ngực tiết sữa dù không mang thai khá là phổ biến ở nhiều phụ nữ, thậm chí đàn ông và em bé cũng mắc phải tình trạng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Để ngăn ngừa, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
Theo Hellobacsi
Bí quyết sinh con khỏe - những điều cha mẹ cần biết
Sinh con khỏe là điều tất cả cha mẹ đều mong muốn. Để làm được điều này, cha mẹ cần chuẩn bị kỹ càng trước giai đoạn mang thai, hướng đến xây dựng một gia đình hạnh phúc cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiền hôn nhân và mang thai. Đối với phụ nữ, chủ động thăm khám sức khỏe sinh sản thường xuyên sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý liên quan đến các cơ quan sinh sản, đặc biệt các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Các chị em nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 4 lần/năm và khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 18 tháng/lần. Cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo ra môi trường tốt nhất cho việc thụ thai và giúp tăng cường sức khỏe cho thai nhi sau này.
Người lao động nam được bổ sung kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tinh thần trong Giai đoạn 3, dự án Vì mẹ và bé - Vì Tầm vóc Việt để cùng chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ
Những kiến thức về đời sống tình dục, đời sống tinh thần và những thắc mắc trong việc mang thai và sinh con cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn đầy đủ trong quá trình thăm khám. Ngoài ra, việc kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn cũng sẽ được các bác sĩ tuyên truyền giúp các chị em chủ động trước khi quyết định có em bé. Sử dụng thuốc tránh thai và bao cao su chất lượng là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong trường hợp này.
Tiêm phòng đầy đủ
Các loại vắc xin cần được tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là các loại vắc xin trước khi các chị em quyết định kết hôn và mang thai. Vắc xin HPV là một trong những loại cần tiêm sớm, đạt hiệu quả tốt nhất vào thời điểm chưa quan hệ tình dục, và trong giai đoạn từ 9 đến dưới 26 tuổi, giúp phòng chống ung thư cổ tử cung tuýp 16 và 18 (2 tuýp chủ yếu gây ung thư cổ tử cung).
Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, vắc xin sởi, quai bị và rubella nên được lưu ý tiêm trước khi có ý định mang thai khoảng 6 tháng.
Bổ sung dưỡng chất, hạn chế chất kích thích
Cơ thể phụ nữ cần được bổ sung dưỡng chất để sẵn sàng bước vào giai đoạn mang thai. 400-600mcg axit folic mỗi ngày nên được bổ sung trong vòng 3 tháng trước khi mang thai giúp phòng tránh thiếu máu, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, giảm nguy cơ ung thư và một số bệnh lý khác như mất trí nhớ, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp...
Bác sĩ Lê Thị Thu Hà tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng cho người lao động tại khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Các chị em có thể dễ dàng tìm thấy các loại thực phẩm chứa lượng axit folic dồi dào trong cuộc sống hằng ngày như rau chân vịt, rau diếp cá, bông cải xanh, các loại trái cây như chuối, dưa gang, chanh, cam, bưởi, thực phẩm như gan, thận bò, hoặc trong các loại thực phẩm có sẵn như sữa, ngũ cốc, bánh...
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia,..), hút thuốc hoặc một số chất kích thích khác cho cả ông bố và bà mẹ tương lai là cách tạo môi trường giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Duy trì BMI ở mức trung bình
Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng, là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho người trưởng thành và theo công thức dưới đây:
(*) Chi sô khôi co thê BMI = Can nạng (kg)/(Chiêu cao (m)* Chiêu cao (m))
Ví dụ: Một người cao 1,63 m nặng 56 kg:
BMI = 56/(1,63*1,63) = 21.07719523.
Như vậy chỉ số BMI của người này nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn (từ 20-22).
Theo thông tin từ bác sĩ Lê Thị Thu Hà, chuyên gia dự án Vì mẹ và bé - Vì Tầm vóc Việt, đang triển khai truyền thông về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tinh thần và dinh dưỡng tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Phụ nữ cần lưu ý duy trì chỉ số cơ thể ở mức từ 20-22. Việc thừa cân sẽ gây ra các rủi ro về sức khỏe cho bản thân thai phụ và em bé, đặc biệt khi chỉ số BMI ở mức 30". Ngoài ra, việc phu nư bi thiêu nang luơng trong thời gian dài, BMI thâp (khoảng 18,5 do thiêu can) gay ra hiẹn tuơng kinh nguyẹt khong đêu và điêu nay se anh huơng đên viẹc thu thai. Vì vậy, các chị em nên duy trì chỉ số khối cơ thể và cân nặng hợp lý giúp tăng khả năng thụ thai.
Ít nhất 3.000 lượt người lao động tại 3 khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc được tham gia chương trình truyền thông của giai đoạn 3, dự án "Vì mẹ và bé - Vì tầm vóc Việt" trong năm 2019. Tham gia chương trình, người lao động được cải thiện kiến thức, kỹ năng và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản - các biện pháp tránh thai an toàn và phù hợp với thể trạng người Việt Nam, và chăm sóc sức khỏe tinh thần/phòng chống trầm cảm, nhằm tăng cường sức khỏe và năng suất lao động.
Chương trình do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt phối hợp triển khai cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án nhận được sự đồng hành của Tập đoàn TH, Tổ chức phi chính phủ quốc tế DKT, Công ty Sự lựa chọn vàng (Golden Choice) và nhãn hàng Dạ Hương của Dược phẩm Hoa Linh.
Tiếp thị xã hội bao cao su và thuốc tránh thai là một phần trong hợp phần chăm sóc sức khỏe và là điểm mới trong Dự án năm nay với sự đồng hành của thương hiệu thuốc tránh thai Newchoice và bao cao su OK. Chương trình tiếp thị xã hội này nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi, tăng cường cơ hội của người lao động trong việc tiếp cận với bao cao su và thuốc tránh thai hiệu quả, an toàn và với chi phí hợp lý.
P.Thy
Theo nguoilaodong
Cô gái mất hơn 10 năm mới có thể chẩn đoán ra căn bệnh nguy hiểm liên quan trực tiếp tới khả năng sinh sản Hayley Ray đã nhận ra cảm giác đau bụng kinh của mình không được bình thường từ khi mới 13 tuổi. Nhưng phải đến hơn 10 năm sau, cô mới được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang. Tử cung của nữ giới có khỏe mạnh hay không, cứ nhìn vào 4 điểm này...