Hội chứng di truyền hiếm gặp khiến cậu bé 10 tuổi luôn cảm thấy đói
David Soo – 10 tuổi, sống tại Singapore – đã được chẩn đoán mắc hội chứng hiếm gặp khiến cậu bé luôn cảm thấy đói dù ăn bao nhiêu đi chăng nữa.
Theo trang Oddity Central (Anh), cậu bé mắc một căn bệnh phức tạp hiếm gặp có tên là hội chứng Prader-Willi (PWS).
Cùng với các triệu chứng nghiêm trọng khác, tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy đói bất kể họ đã ăn bao nhiêu. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do các gien ở một vùng nhất định của nhiễm sắc thể số 15 bị mất chức năng và không thể chỉnh sửa được.
Sống chung với hội chứng Prader-Willi là điều vô cùng khó khăn, đặc biệt là đối với những người chăm sóc người mắc bệnh. Do cảm giác thèm ăn liên tục thôi thúc bệnh nhân ăn rất nhiều, nên cần có các biện pháp đặc biệt để đảm bảo họ không ăn no đến chết, theo đúng nghĩa đen.
Trong số các hậu quả của PWS, béo phì do bệnh lý là một trong những mối nguy hiểm chính, nhưng nó không phải là nguy cơ duy nhất. Các tài liệu y khoa đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc hội chứng PWS bị thủng ruột do ăn lượng thức ăn quá nhiều, thậm chí mô dạ dày bị hoại tử. Các biến chứng khác bao gồm đầy hơi nghiêm trọng và giảm khả năng làm rỗng dạ dày.
Trang RareDiseases.org báo cáo rằng bệnh PWS thường “ép” bệnh nhân ăn quá nhiều đến nỗi những người mắc chứng rối loạn này, nếu không được giám sát, có thể tự gây nguy hiểm đến tính mạng. Họ có thể ăn cả các thực phẩm độc hại như thực phẩm ôi thiu, rác hoặc ăn với số lượng quá nhiều có hại cho dạ dày. Trẻ em mắc hội chứng này cũng có các biểu hiện hành vi bất thường liên quan đến thực phẩm, bao gồm tích trữ hoặc tìm kiếm thức ăn, ăn trộm đồ ăn và ăn cắp tiền để mua đồ ăn.
Trong trường hợp của David Soo, gia đình đã cố gắng hết sức để kiểm soát cân nặng của cậu bé. Thậm chí, cha mẹ của cậu còn phải khóa cửa bếp để đảm bảo David không ăn quá nhiều. Họ cũng đã lập một thời gian biểu ăn uống cụ thể cho con trai để cậu bé biết chính xác khi nào thì đến giờ ăn hoặc khi nào chỉ ăn nhẹ.
Song các chuyên gia cho biết một tin tốt đó là nếu kiểm soát được cân nặng của David,cậu bé sẽ có tuổi thọ và chất lượng cuộc sống giống như người bình thường. Tuy nhiên, vấn đề là David sẽ phải đối mặt tình trạng thèm ăn liên tục trong suốt quãng đời còn lại và cậu bé không thể có gia đình ở bên chăm sóc mãi mãi. Vì vậy, David cũng đang phải tự học cách kiểm soát bản thân.
Mặc dù hiện chưa có cách chữa khỏi hội chứng PWS, nhưng đã có một số liệu pháp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của căn bệnh, như liệu pháp thay thế hormone, theo dõi chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, luyện tập kỹ năng thể chất và hành vi. Nếu không được điều trị, bệnh nhân mắc hội chứng này có thể gặp những biến chứng nặng, nghiêm trọng hơn như tiểu đường loại 2, suy tim, loãng xương, béo phì…
Kỳ lạ cô gái Mỹ 22 tuổi "mắc kẹt" trong cơ thể đứa trẻ 8 tuổi
Một phụ nữ 22 tuổi ở Mỹ đã chia sẻ về những khó khăn mà cô phải đối mặt sau khi căn bệnh hiếm gặp khiến cô giống như một bé gái 8 tuổi.
The Sun ngày 17-12 đưa tin người phụ nữ kể trên là Shauna Rae. Cô mắc một dạng ung thư não hiếm gặp khi mới 6 tháng tuổi và phải trải qua quá trình hóa trị, dẫn tới chậm lớn.
Chiều cao hiện tại của Shauna là 1,17 m, tương đương chiều cao trung bình của một bé gái 9 tuổi.
Shauna khi 6 tháng tuổi. Ảnh: TCL
Chiều cao của Shauna là 1,17 m. Ảnh: TCL
Trong bộ phim tài liệu "Tôi là Shauna Rae", người phụ nữ tiết lộ những khó khăn liên quan đến vẻ ngoài trẻ trung của mình, bao gồm cả việc khó hẹn hò, đi đến các quán bar, xăm mình và tới phòng gym vì mọi người nghĩ rằng cô là một đứa trẻ.
Trong bộ phim tài liệu "Tôi là Shauna Rae", người phụ nữ tiết lộ những khó khăn liên quan đến vẻ ngoài trẻ trung của mình. Ảnh: TCL
Shauna giới thiệu về bản thân trong đoạn mở đầu bộ phim - dự kiến công chiếu vào ngày 11-1-2022: "Nếu mọi người nhìn tôi, họ sẽ nghĩ tôi chỉ là một cô bé bình thường, làm những việc bình thường với gia đình vui vẻ của mình. Nhưng sự thật, tôi không phải là một cô bé. Tôi là một phụ nữ 22 tuổi bị mắc kẹt trong cơ thể của một đứa trẻ 8 tuổi".
Cô nói thêm: "Tuyến yên của tôi gần như không hoạt động vì hóa trị liệu. Bác sĩ bảo tôi rằng tôi đã phát triển hoàn toàn. Xương của tôi đã ngừng phát triển và chiều cao của tôi là 1,17 m".
Với chiều cao giới hạn, Shauna gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: TCL
Mẹ của Shauna, bà Patricia "Patty" Schrankel, cũng chia sẻ trong bộ phim tài liệu về khoảng thời gian đau lòng khi con gái bà bị ung thư não từ lúc còn nhỏ.
Bà Patty nói: "Shauna được 6 tháng tuổi thì chúng tôi phát hiện nó bị ung thư não. Tôi cảm thấy nó sẽ phải trải qua điều này trong suốt phần đời còn lại. Vì vậy, tất cả những gì tôi có thể làm là bảo vệ con bé".
Shauna và mẹ. Ảnh: TCL
Người phụ nữ mắc chứng bệnh hiếm gặp, nôn hơn 70 lần một ngày Leanne cho biết điều tồi tệ nhất trong tình trạng của cô là phải giữ khoảng cách với con gái mình. Ảnh minh họa. Một người phụ nữ 39 tuổi đã chia sẻ về cuộc sống sống chung với căn bệnh hiếm gặp khiến cô ấy nôn tới 70 lần một ngày. Leanne Willan, người đến từ Bolton, chủ yếu nằm trong nhà...