Hội chứng COVID kéo dài có thể liên quan đến thay đổi chức năng não bộ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người mắc hội chứng COVID kéo dài ( Long COVID) có hoạt động bất thường ở não bộ.
Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trường Y của Đại học Maryland (UMSOM) tiến hành, công bố trên tạp chí chuyên ngành Neurology.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Houston, Texas, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhóm nghiên cứu đã chụp cộng hưởng từ (MRI) chức năng đối với 29 bệnh nhân mắc COVID-19 trung bình 7 tháng trước. 9 người trong số này phải nhập viện để điều trị. Mỗi bệnh nhân đều có biểu hiện ít nhất 1 triệu chứng liên quan đến thần kinh như mất trí nhớ, trầm cảm hoặc lo lắng. Nhóm nghiên cứu kết hợp so sánh với một nhóm đối chứng gồm 21 người chưa từng mắc COVID-19.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy nhóm những người mắc hội chứng COVID kéo dài có điểm kém hơn khi làm bài kiểm tra về sự khéo léo và sức bền vận động so với nhóm người không mắc COVID-19. Nhóm 29 người cũng cho biết có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn như cáu gắt, tức giận, căng thẳng hơn. Nhóm người này cũng ít hài lòng với cuộc sống hơn, trong khi điểm đánh giá về mức độ trầm cảm, mệt mỏi, lo lắng, đau đớn cao hơn nhóm đối chứng.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc hội chứng COVID kéo dài gặp tình trạng sương mù não – một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra một số các triệu chứng như mệt mỏi, kém tập trung, thiếu minh mẫn – cùng các vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng tâm thần khác trong nhiều tháng sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 có hoạt động bất thường ở não bộ trên hình ảnh MRI chức năng. Các nhà nghiên cứu cho biết hội chứng COVID kéo dài cùng với các triệu chứng thần kinh có liên quan đến việc một số vùng não có nhiệm vụ ghi nhớ ít hoạt động hơn trong khi các vùng não khác lại hoạt động mạnh hơn.
Theo Giáo sư chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân tại UMSOM Linda Chang, trưởng nhóm nghiên cứu, mặc dù nghiên cứu chưa chứng minh được hội chứng COVID kéo dài là nguyên nhân gây ra những thay đổi ở não, song dường như hội chứng COVID kéo dài có mối liên quan chặt chẽ đối với những thay đổi này, cùng các triệu chứng tâm thần kéo dài.
WHO: Nhiều nước chật vật đối phó với tình trạng thiếu nhân viên y tế
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở West Roxbury, bang Massachusetts, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 14/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế liên quan tới đại dịch COVID-19.
Báo cáo mới nhất của WHO cho hay không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong bối cảnh lực lượng lao động này có xu hướng tìm kiếm các cơ hội việc làm thu nhập cao hơn ở những nước phát triển hơn.
Cũng theo WHO, các nước giàu đã gia tăng nỗ lực tuyển dụng nhân viên y tế trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo của WHO, các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 37 quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế. Thực trạng này có thể khiến các nước châu Phi khó hoàn thành Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân trước năm 2030, một cam kết then chốt trong Các mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Tiến sỹ Jim Campbell, Giám đốc phụ trách chính sách nhân viên y tế của WHO, cho biết các quốc gia Vùng Vịnh lâu nay thường phụ thuộc vào nguồn lao động nhân viên y tế quốc tế.
Một số nước giàu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trên thực tế đã tăng cường hoạt động tuyển dụng để ứng phó với COVID-19 và bù đắp sự thiếu hụt nhân viên y tế trong thời gian đại dịch.
Để giúp các nước bảo vệ hệ thống chăm sóc y tế mong manh, WHO vừa đưa ra một danh sách cập nhật những đảm bảo và hỗ trợ lực lượng lao động y tế, trong đó nêu bật các quốc gia có số lượng ít nhân viên chăm sóc y tế lành nghề.
WHO nhấn mạnh "những quốc gia này cần được ưu tiên hỗ trợ để phát triển lực lượng nhân viên y tế, cùng với đó là việc có thêm những đảm bảo nhằm hạn chế hoạt động tuyển dụng quốc tế trong lĩnh vực này."
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng ủng hộ việc mọi quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, phù hợp với Các mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, kêu gọi các nước "tôn trọng các quy định trong danh sách hỗ trợ và bảo vệ lực lượng nhân viên y tế của WHO".
Hầu hết triệu chứng COVID kéo dài sẽ hết sau một năm Kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn công bố ngày 12/1 tại Israel cho thấy hầu hết các triệu chứng của COVID kéo dài (Long COVID) sẽ hết trong vòng 1 năm đối với những trường hợp mắc COVID-19 mức độ nhẹ. Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân COVID-19 tập yoga sau khi khỏi bệnh, tại bệnh viện ở New Delhi,...