Hội chứng COVID kéo dài ảnh hưởng đến lực lượng lao động Mỹ
Tờ Wall Street Journal ngày 26/8 dẫn báo cáo của các nhà kinh tế Mỹ cho biết hội chứng COVID kéo dài (long COVID) đã đẩy khoảng 1 triệu người ra khỏi lực lượng lao động của nước này.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, có hơn 5% người tại Mỹ chịu ảnh hưởng của “long COVID” và cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này đã làm thay đổi mối quan hệ của nhiều người Mỹ với công việc. Báo cáo nêu rõ hơn 4 năm sau khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, một số người vẫn đang phải tìm cách cân bằng sinh kế và cuộc sống do ảnh hưởng của COVID kéo dài – hội chứng mãn tính mà các bác sĩ vẫn đang cố gắng tìm hiểu.
Báo cáo đề cập thực tế những người đang ở đỉnh cao sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính, công nghệ và chăm sóc sức khỏe đang hoạt động mà không rõ khi nào hoặc liệu họ có thể tiếp tục con đường mà họ đã vạch ra hay không. Theo báo cáo, trong một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 3,6 triệu người cho biết họ đã thay đổi đáng kể các hoạt động của mình vì hội chứng “long COVID” .
Theo CDC, “long COVID” là một hiện tượng mãn tính với các triệu chứng kéo dài ít nhất 3 tháng sau khi mắc COVID-19. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, khó thở, khó tập trung…
Nhiều người có các triệu chứng “long COVID” cho biết tình trạng này có thể khiến những công việc đơn giản như trả lời thư điện tử cũng trở nên khó khăn. Họ phải cố gắng để tập trung dùng đúng từ ngữ và kiểm soát căng thẳng.
Trong nhiều triệu chứng có tình trạng suy nhược sau khi gắng sức. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn sau hoạt động thể chất hoặc tinh thần dù chỉ rất nhỏ.
Khoảng 400 triệu người trên toàn cầu mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài
Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 9/8, khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới gặp các triệu chứng và di chứng hậu COVID-19 kéo dài.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong nỗ lực khái quát những thông tin và tác động của các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài trong vòng 4 năm kể từ khi căn bệnh này được xác định lần đầu tiên, nghiên cứu chỉ ra rằng phí tổn kinh tế ước tính từ các yếu tố như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người mắc COVID-19 kéo dài không thể quay lại làm việc... là khoảng 1.000 tỷ USD trên toàn cầu mỗi năm, tương đương 1% GDP toàn cầu.
Bên cạnh đó, khoảng 6% người trưởng thành trên toàn thế giới đã mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài; nhiều người vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và việc điều trị căn bệnh này vẫn là một trong những thách thức lớn nhất.
Theo nhà dịch tễ học lâm sàng Ziyad Al-Aly tại Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, đồng thời là người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu và phát triển thuộc Hệ thống Chăm sóc Y tế V.A. St. Louis, công trình trên của ông và các cộng sự còn nhằm cung cấp lộ trình cho các ưu tiên về chính sách và nghiên cứu.
Tham gia công trình này còn có một số nhà nghiên cứu COVID-19 hàng đầu khác cùng 3 lãnh đạo của tổ chức Patient-Led Research Collaborative do các bệnh nhân mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài, đồng thời là các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, sáng lập.
Đại học Harvard tiếp tục vướng rắc rối pháp lý về bê bối bài Do Thái Một tòa án sơ thẩm liên bang ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ) đã bác kháng cáo của trường Đại học Harvard liên quan vụ kiện của nhóm các sinh viên Do Thái cáo buộc trường đại học danh tiếng này để chủ nghĩa bài Do Thái lan rộng trong trường. Trường đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh tư liệu:...