Hội chứng Bartter: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Hội chứng Bartter là một nhóm các bệnh di truyền hiếm gặp tương tự nhau có ảnh hưởng đến thận.
Người bệnh mắc hội chứng Bartter sẽ mất rất nhiều muối và canxi khi đi tiểu.
Hội chứng này cũng khiến nồng độ kali máu thấp và nồng độ axit trong máu cao. Nếu các dấu hiệu này bị mất cân bằng, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
1. Nguyên nhân gây hội chứng Bartter
Hội chứng Bartter được đặt theo tên của Tiến sĩ Frederic Bartter, Tiến sĩ Jacob Gitelman và các đồng nghiệp đã mô tả hội chứng này vào những năm 1960. Nó đề cập đến các đột biến làm suy yếu tái hấp thu NaCl trong vòng lặp của quai Henle và ống thận xa, dẫn đến mất muối, thiếu dịch, hạ canxi máu, tăng renin máu và tăng aldosteron.
Nguyên nhân gây Hội chứng Bartter là sự thay đổi trên gen (đột biến gen) có thể xảy ra các bệnh lý di truyền.
Ít nhất 5 gen có liên quan đến hội chứng Bartter và tất cả chúng đều đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của thận, đặc biệt là khả năng hấp thụ muối. Mất quá nhiều muối khi đi tiểu có thể ảnh hưởng đến việc thận hấp thụ các chất khác, bao gồm kali và canxi.
Sự thiếu cân bằng các yếu tố này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng:
Quá ít muối có thể gây mất nước, táo bón và đi tiểu thường xuyên.
Quá ít canxi có thể làm suy yếu xương và gây sỏi thận thường xuyên.
Nồng độ kali trong máu thấp có thể gây ra yếu cơ, chuột rút và mệt mỏi.
2. Triệu chứng hội chứng Bartter
Hội chứng Bartter có hai loại chính:
Đối với trẻ em có các triệu chứng của hội chứng Bartter, bác sĩ sẽ khám và cho làm các xét nghiệm.
Hội chứng Bartter trước sinh: loại này bắt đầu từ trước khi sinh, rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Trẻ có thể không phát triển như bình thường trong bụng mẹ hoặc bị sinh non.
Hội chứng Bartter điển hình: thường bắt đầu từ lúc nhỏ và không nghiêm trọng như loại trước sinh, nhưng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và làm trẻ chậm phát triển.
Hội chứng Glistman là một nhánh nhỏ của hội chứng Bartter, có xu hướng xảy ra muộn hơn, thường là từ 6 tuổi đến khi trưởng thành.
Triệu chứng Hội chứng Bartter có thể khác nhau tùy từng người bệnh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
Video đang HOT
Táo bón
Đi tiểu thường xuyên
Cảm thấy không khỏe
Yếu cơ và chuột rút
Thèm muối
Rất khát nước
Chậm tăng trưởng và phát triển
Hội chứng Bartter trước sinh có thể được chẩn đoán trước khi sinh nếu có dấu hiệu thận của thai nhi không hoạt động bình thường hoặc có quá nhiều nước ối.
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Bartter có thể đi tiểu rất thường xuyên và có thể kèm theo: Sốt cao; Mất nước; Nôn mửa và tiêu chảy; Đặc điểm khuôn mặt khác thường như khuôn mặt hình tam giác, trán rộng, tai nhọn lớn; Điếc bẩm sinh.
3. Hội chứng Bartter có lây không?
Hội chứng Bartter là một nhóm các tình trạng hiếm gặp tương tự nhau ảnh hưởng đến thận và đây là một bệnh do di truyền không phải là bệnh lây nhiễm nên không lây.
4. Phòng ngừa hội chứng Bartter
Hội chứng Bartter là một nhóm các tình trạng hiếm gặp tương tự nhau ảnh hưởng đến thận và đây là một bệnh do di truyền vì vậy việc phòng ngừa chủ yếu là phát hiện sớm ra căn bệnh này, cụ thể.
Tư vấn di truyền cho gia đình có người mắc bệnh.
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Duy trì chế độ ăn cân bằng và uống đủ nước.
Tuân thủ điều trị và theo dõi định kỳ.
Đối với những gia đình có vợ chồng có các bệnh lý di truyền, nên mang thai dưới sự tư vấn từ các bác sĩ. Khám sàng lọc tiền hôn nhân là một biện pháp chủ động và hiệu quả nhằm phát hiện các bệnh lý cơ bản cũng như việc mang bệnh di truyền. Từ đó, các cặp đôi sẽ được tư vấn điều trị bệnh, tư vấn di truyền, giới thiệu phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp đảm bảo chất lượng nòi giống. Đặc biệt, ở những cặp đôi trẻ không gặp nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp ngoại trừ việc mang gen bệnh, việc điều trị hỗ trợ sinh sản sẽ có tỷ lệ thành công cao ngay từ những lần đầu, giúp tiết kiệm chi phí.
5. Điều trị hội chứng Bartter
Điều trị tập trung vào việc bổ sung chất điện giải và dịch bằng viên muối, bổ sung kali và natri bicarbonate. Spironolactone đôi khi được sử dụng nhưng có nguy cơ tăng kali máu.
Đối với trẻ em có các triệu chứng của hội chứng Bartter điển hình, bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng cùng với làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Hội chứng Bartter trước sinh có thể được chẩn đoán trước khi sinh bằng cách xét nghiệm nước ối.
Xét nghiệm phân tích gen cũng có thể được thực hiện. Bác sĩ sẽ lấy máu hay có thể là các mẫu mô nhỏ để chuyên gia có thể tìm kiếm các đột biến.
Sau khi được chẩn đoán, việc chăm sóc trẻ có thể liên quan đến một nhóm chuyên gia bao gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ niệu khoa và nhân viên xã hội. Để đảm bảo cơ thể giữ được sự cân bằng chất lỏng và những chất quan trọng khác, bác sĩ có thể khuyến nghị một hoặc một số những phương pháp sau:
Indomethacin, một loại thuốc kháng viêm giúp cơ thể tạo ra ít nước tiểu hơn.
Thuốc lợi tiểu giúp giữ lại kali.
Các chất ức chế RAAS, giúp không bị mất kali.
Bổ sung canxi, kali hoặc magiê hoặc kết hợp.
Thực phẩm giàu muối, nước và kali.
Truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch (đối với trẻ sơ sinh bị nặng).
Bởi vì không có cách chữa trị, những người mắc hội chứng Bartter sẽ cần phải dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung suốt đời.
Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng Bartter là rối loạn chức năng thận; Rối loạn tăng trưởng đặc biệt đối với hội chứng Bartter tiền sản, thiếu muối và chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi hoặc trẻ em. Một số người bị hội chứng Bartter có thể bị tăng huyết áp, đặc biệt là ở dạng Bartter điển hình. Mất cân bằng điện giải và thiếu kali có thể gây ra co cứng cơ, chuột rút, mất cảm giác và các vấn đề liên quan đến thần kinh.
Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra hoặc trong gia đình có người mắc hội chứng Bartter, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tiến triển của bệnh.
Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?
Nhiều người sử dụng giấm táo trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng đồng thời giấm táo cùng một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm...
Giấm táo là loại nước lên men từ táo tươi, chứa một số vitamin, khoáng chất, chất xơ, axit axetic và axit citric... hỗ trợ cải thiện sức khỏe làn da, lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên đối với những người đang dùng thuốc điều trị cần lưu ý tương tác bất lợi khi uống cùng giấm táo.
Dưới đây là một số thuốc không nên uống cùng giấm táo:
1. Giấm táo có thể tương tác với thuốc trị đái tháo đường
Giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị đái tháo đường. Do đó, có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, khi dùng cùng các thuốc trị đái tháo đường như: Glucophage, metformin, glucotrol (glipizide), insulin, ozempic/wegovy (semaglutide).
Các dấu hiệu của hạ đường huyết bao gồm: Cảm thấy yếu, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, đói, lú lẫn, ngất xỉu và co giật...
Giấm táo có khả năng tương tác với một số loại thuốc và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
2. Thuốc trợ tim digoxin
Digoxin là thuốc được kê đơn để điều trị các bệnh về tim như rung nhĩ và suy tim. Việc dùng digoxin và giấm táo sẽ làm tăng nguy cơ quá liều thuốc dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc digoxin bao gồm: Lú lẫn, giảm ý thức, khó thở, nhịp tim nhanh, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thay đổi thị lực.
3. Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị các bệnh về tim và mạch máu, giúp cơ thể loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa, bao gồm hydrochlorothiazide, chlorothiazide và lasix (furosemide). Giấm táo làm giảm kali máu và một số thuốc lợi tiểu cũng làm giảm mức kali. Vì thế nếu dùng giấm táo với thuốc lợi tiểu làm giảm kali sẽ tăng nguy cơ bị hạ kali máu.
Các triệu chứng hạ kali máu bao gồm: Lú lẫn, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, tim đập nhanh/nhịp tim bất thường, yếu cơ hoặc tê liệt. Điều trị hạ kali máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và biến chứng.
4. Thuốc nhuận tràng kích thích
Thuốc nhuận tràng kích thích giúp thúc đẩy nhu động ruột, thường được dùng để điều trị táo bón và các vấn đề sức khỏe đường tiêu hóa khác. Các thuốc nhuận tràng bao gồm senna và dulcolax (bisacodyl)...
Uống một số loại thuốc nhuận tràng cùng giấm táo có thể làm tăng nguy cơ thiếu kali.
Uống một số loại thuốc nhuận tràng cùng giấm táo có thể làm tăng nguy cơ thiếu kali.
5. Các loại thảo mộc có chứa glycoside tim
Glycoside tim được sử dụng để điều trị các bệnh về tim như rung nhĩ hoặc suy tim. Có nhiều loại thảo mộc chứa glycoside tim bao gồm mao địa hoàng, trúc đào và linh lan. Dùng giấm táo với các loại thảo mộc có chứa glycoside tim có thể dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm.
6. Rễ cam thảo
Chất bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo được sử dụng để hỗ trợ các tình trạng như vấn đề tiêu hóa, triệu chứng mãn kinh và nhiễm trùng. Khi sử dụng trong thời gian dài hoặc với liều lượng cao, chất bổ sung này có thể làm tăng huyết áp và làm giảm nồng độ kali. Dùng cam thảo và giấm táo cùng nhau có thể làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
7. Cỏ đuôi ngựa
Cỏ đuôi ngựa (horsetail) là một loại thảo mộc từ cây Equisetum, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Loại thảo mộc này được sử dụng để giúp loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể, điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, cải thiện sức khỏe của da, tóc và xương.
Một tác dụng phụ tiềm ẩn của loại thảo mộc này là làm giảm kali. Dùng cỏ đuôi ngựa và giấm táo có thể làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
Lưu ý, đối với những người đang dùng thuốc điều trị cần trao đổi với bác sĩ khi sử dụng giấm táo. Nếu gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng của lượng đường trong máu thấp hoặc kali thấp khi dùng giấm táo cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí.
Chế độ ăn cho người bệnh hạ kali máu Hạ kali máu là tình trạng thiếu hụt kali trong máu, ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, việc bổ sung kali qua chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Hạ kali máu là một rối loạn điện giải phổ biến không được quan tâm nhiều như tăng kali máu. Hạ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Giúp gan khỏe mạnh: 7 cách kết hợp thực phẩm hiệu quả, dễ tìm

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Hậu quả đắng sau cơn nghiện nước ngọt

Những thói quen hàng ngày khiến ung thư gan âm thầm phát triển

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết

Lợi ích tuyệt vời khi uống nước ấm mỗi sáng bạn đã biết chưa?

3 thời điểm nên ăn chuối luộc để có lợi cho sức khỏe

5 loại nước uống giải nhiệt tự nhiên cho mùa hè

Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

3 loại đồ uống giảm chứng chuột rút, đau chân sau tập thể dục
Có thể bạn quan tâm

Thu nhập của mẹ chồng 50 triệu/tháng nhưng ngày nằm viện, bà nhắc chúng tôi đóng viện phí, 2 tuần sau, bà mới công bố lý do
Góc tâm tình
20:59:24 11/05/2025
Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza
Uncat
20:55:11 11/05/2025
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc
Thế giới
20:53:52 11/05/2025
Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?
Tin nổi bật
20:53:21 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
Sao châu á
20:36:49 11/05/2025
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'
Sao thể thao
20:36:43 11/05/2025
Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai
Sao việt
20:28:48 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025