Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong (Trung Quốc)
Ngày 15/8, Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong lần thứ 34 do Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong (HKTDC) tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hong Kong (Trung Quốc).
Khách hàng quốc tế tìm hiểu về các sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc)
Bên cạnh Hội chợ thực phẩm quốc tế, còn diễn ra Hội chợ đồ gia dụng, Hội chợ mỹ phẩm – thực phẩm chức năng và Hội chợ thương mại thực phẩm và hội chợ trà quốc tế. 5 sự kiện trên đã thu hút sự tham gia của 1.860 đơn vị đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khu gian hàng của Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong và các doanh nghiệp đã giới thiệu tới khách hàng nhiều sản phẩm đặc sản của Việt Nam, như gạo ST25, các sản phẩm từ gạo như bánh phở, bún khô, bánh đa nem, nước mắm, rau củ quả chế biến, trái cây đóng hộp, thủy sản đông lạnh, các sản phẩm chế biến từ hạt điều, nước yến, bánh kẹo… Khu gian hàng mang đậm dấu ấn văn hóa Việt và hoạt động nếm thử đã thu hút đông đảo khách tham quan.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hong Kong, bà Lê Đức Hạnh – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong, cho biết quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Hong Kong đặc biệt phát triển trong những năm gần đây và đã có bước phát triển vượt bậc trong 6 tháng đầu năm 2024, khi Hong Kong đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam. Về chính trị, chuyến thăm Việt Nam của Trưởng đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu từ ngày 31/7 – 2/8 đã tạo nhiều tiền đề thuận lợi cho mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hong Kong phát triển lên tầm cao mới. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc đưa các sản phẩm ra với thế giới và Hong Kong là nơi rất thích hợp để thực hiện mục tiêu này.
Một gian trưng bày của doanh nghiệp Việt Nam tại hội chợ. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc)
Video đang HOT
Bà Vũ Thị Thúy – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong, chia sẻ năm nay số lượng gian hàng tại khu vực triển lãm của doanh nghiệp Việt Nam tăng nhiều hơn so với mọi năm, điều đó có nghĩa là nhiều loại hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam được giới thiệu tới bạn bè sở tại và quốc tế. Một điều đáng chú ý, tại triển lãm lần này, bên cạnh việc quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chú ý đến những vấn đề liên quan đến bao bì đóng gói, mẫu mã đẹp. Bà Vũ Thị Thúy hy vọng qua hội chợ này, nhiều sản phẩm hơn của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Hong Kong và quốc tế.
Trong ngày đầu tiên của hội chợ, các sản phẩm của Việt Nam đều được khách hàng Hong Kong và quốc tế đánh giá cao, thu hút đông đảo khách tham quan ghé thăm, tìm kiếm thông tin sản phẩm và cơ hội giao thương. Ông Brian Yu – khách hàng đến từ Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ các sản phẩm được doanh nghiệp Việt Nam đưa đến triển lãm lần này rất độc đáo, các sản phẩm hoa quả sấy khô cũng như hoa quả đóng chai, tán bột đều rất ngon và hấp dẫn.
Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường đối với các loại đồ uống từ hoa quả vẫn ở mức cao, ông dự đoán nông sản và thực phẩm Việt Nam sẽ có tiềm năng lớn tại thị trường Hong Kong và thế giới.
Đánh giá về sản phẩm gạo Việt Nam, bà Winnie Li, một khách hàng tham quan triển lãm, cho biết gạo Việt Nam rất dẻo và ngon. Hiện tại, Việt Nam nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba vào Hong Kong. Bà cũng nhận thấy các sản phẩm của Việt Nam ngày càng có chất lượng tốt, đa dạng hơn, hy vọng các sản phẩm của Việt Nam ngày càng nhận được sự yêu mến của khách hàng.
Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong không chỉ trưng bày nhiều loại thực phẩm cho khách tham quan mà còn là nền tảng kinh doanh chuyên nghiệp để thương nhân thiết lập kết nối với người mua và nhà cung cấp quốc tế, khám phá thị trường mới và củng cố hơn nữa vị thế trung tâm thương mại thực phẩm toàn cầu của Hong Kong.
Một gian hàng triển lãm ấn tượng tại hội chợ. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc)
Diễn ra từ ngày 15 – 19/8, Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong là cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sâu rộng hơn nữa các sản ph ẩm thực phẩm Việt đặc sắc tới thị trường Hong Kong nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Đây là sự kiện được các doanh nghiệp toàn cầu đặc biệt quan tâm và là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hong Kong và thế giới. Bên cạnh các hoạt động giao thương chính, Hội chợ thực phẩm quốc tế Hong Kong còn tổ chức nhiều triển lãm chuyên ngành và hoạt động kết nối kinh doanh diễn ra liên tục trong suốt 5 ngày diễn ra sự kiện.
Ban tổ chức kỳ vọng số lượng khách tham quan năm nay sẽ vượt qua con số 480.000 lượt người của hội chợ năm 2023.
Chứng khoán châu Á gượng dậy sau lần lao dốc mạnh
Cổ phiếu Nhật Bản phục hồi mạnh trong phiên giao dịch ngày 6/8 sau khi Nikkei 225 và Topix giảm hơn 12% trong phiên trước đó.
Màn hình hiển thị chỉ số chứng khoán Nikkei tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các thị trường khác ở châu Á - Thái Bình Dương cũng mở cửa với sắc xanh. Kênh CNN (Mỹ) đưa tin, trong phiên giao dịch ngày 6/8, Nikkei 225 tăng 11% trong khi Kospi (Hàn Quốc) tăng 4,2%. Chỉ số Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) tăng 1%. Tất cả những thị trường này đều chìm trong sắc đỏ ở phiên giao dịch trước đó.
Phiên giao dịch ngày 5/8, Nikkei 225 của Nhật Bản đã ghi nhận mức giảm cao nhất trong ngày kể từ vụ sụp đổ Thứ Hai Đen năm 1987. Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) liên quan đến đồng yen đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc.
Bộ Lao động Mỹ gần đây thông báo rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng trong tháng 7. Nền kinh tế Mỹ chỉ tăng thêm 114.000 việc làm phi nông nghiệp mới vào tháng 7, giảm mạnh so với con số trước đó là 179.000 và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 150.000.
Đáng báo động là tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng từ 4,1% lên 4,3%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2021. Dữ liệu kinh tế thấp hơn dự kiến đã thúc đẩy làn sóng đổ xô vào các tài sản trú ẩn an toàn. Vào ngày 5/8, Goldman Sachs nâng dự đoán về suy thoái kinh tế Mỹ trong năm tới từ 15% lên 25%.
Trong khi đó, vào tuần trước, chính phủ Nhật Bản xác nhận một đợt can thiệp trị giá 36,8 tỷ yen sau khi đồng nội tệ quốc gia này giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm so với USD. Đây là đợt can thiệp thứ hai kể từ cuối tháng 5, là đợt can thiệp đầu tiên kể từ tháng 10/2022. Trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhật Bản đã tăng lãi suất chuẩn lên khoảng 0,25% từ mức trước đó là 0% đến 0,1%, đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ năm 2008.
Diễn biến này gây quan ngại về tác động đáng kể đến giao dịch chênh lệch lãi suất, vốn là một chiến lược giao dịch phổ biến trên thị trường tiền tệ và tác động đến cả thị trường tài chính.
Giao dịch chênh lệch lãi suất thường có nghĩa là nhà đầu tư vay từ một quốc gia có lãi suất thấp và đồng tiền yếu hơn (trong trường hợp này là Nhật Bản) rồi tái đầu tư số tiền đó vào tài sản của một quốc gia khác ở các nền kinh tế mới nổi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Ngày 5/8, đồng yen đạt mức cao nhất trong 7 tháng so với đồng bạc xanh Mỹ với 143 yen đổi 1 USD. Đồng yen đã giảm nhẹ vào ngày 6/8, tụt 0,8% xuống còn 145 yen đổi 1 USD.
Mỹ là quốc gia có nhiều triệu phú nhất thế giới Mới đây, công ty dịch vụ tài chính Thụy Sỹ UBS đã công bố Báo cáo Tài sản Toàn cầu năm 2024, cho biết số triệu phú chiếm 1,5% dân số trưởng thành vào năm 2023, trong đó Mỹ dẫn đầu với gần 22 triệu người, tương đương 38% tổng số. Trung Quốc theo sau với chỉ hơn 6 triệu, trong khi Vương...