Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2019
Tại hội chợ này, tỉnh Đăk Lăk có hơn 20 đơn vị đăng ký 56 gian hàng. Trong đó, có nhiều gian hàng trưng bày các SP nằm trong đề án phát triển theo Chương trình OCOP.
Vừa qua, Bộ NNPTNT đã phối hợp UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức Hội chợ nông nghiệp và SP OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2019. Hội chợ được tổ chức nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá thương hiệu SP, kết nối giao thương, phát triển các SP tiêu biểu của xã, phường theo Chương trình mỗi xã một SP (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng 2030 cho tỉnh Đăk Lăk va các địa phương khu vực Tây Nguyên; tạo cơ hội giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho các SP, dự án nông nghiệp, tìm kiếm cơ hội liên kết vùng cho các địa phương cùng đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển chung của ngành NNPTNT.
Ban tổ chưc hội chợ đã nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị đến tư cac Sở NNPTNT, chi cục phát triển nông thôn, trung tâm xúc tiến thương mại, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiêp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống của các tỉnh, thành phố trong ca nươc;…
SP ca cao bột, ca cao chocolate của Công ty TNHH Nam Trường Sơn được tỉnh Đăk Lăk hỗ trợ quảng bá tại Hàn Quốc. (ảnh: Tiến Thịnh)
Tại hội chợ này, tỉnh Đăk Lăk có hơn 20 đơn vị đăng ký 56 gian hàng. Trong đó, có nhiều gian hàng trưng bày các SP nằm trong đề án phát triển theo Chương trình OCOP. Ban tổ chức cũng dành 6 gian hàng để Đăk Lăk triển lam trưng bày, giới thiệu và bán SP OCOP đã được đánh giá, phân hạng sao, san phẩm hương OCOP, SP nông nghiêp tiêu biểu cua tỉnh.
Video đang HOT
Toàn bộ các SP nông nghiệp và SP nằm trong đề án OCOP của tỉnh Đăk Lăk sẽ được Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí thuê gian hàng. Riêng đối với các đơn vị, cá nhân đăng ký tham gia thông qua Liên minh hợp tác xã tỉnh Đăk Lăk thì sẽ được đơn vị này hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng còn lại.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, các SP tham gia hội chợ lần này đều là những SP nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng của địa phương, có mẫu mã, bao bì, kiểu dáng, hình thức đẹp, sắc sảo, có các chứng nhận sản xuất an toàn, ưu tiên các SP hướng tới OCOP.
Hội chợ sẽ diễn ra đến hết ngày 3/12. Trong khuôn khổ hội chợ, ngày 29/11 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đăk Lăk sẽ phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh này tổ chức hôi thao giơi thiêu SP an toan cac hơp tac xa tỉnh Đăk Lăk. Cùng ngày, Trung tâm Thông tin Công nghiêp va Thương mai (Bô Công Thương) cũng phối hợp với Trung tâm Xuc tiến thương mai nông nghiêp – Bô NNPTNT, Sở NNPTNT, Sơ Công Thương tỉnh Đăk Lăk tổ chức hội nghị “Kết nối SP OCOP vao cac điểm giơi thiêu va ban SP OCOP khu vưc Tây Nguyên”.
Theo Danviet
Chương trình OCOP Hà Giang: Nâng tầm các đặc sản vùng miền
Nhằm khai thác thế mạnh về điều kiện khí hậu, tiềm năng du lịch và các sản phẩm chủ lực mang nét đặc trưng riêng, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Đề án Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) với mục tiêu đưa các đặc sản vùng miền lên một tầm mới.
Tập trung phát triển sản phẩm đặc trưng
Mặt dù mới triển khai, nhưng Chương trình OCOP ở Hà Giang đang có hiệu ứng tích cực. Đến nay đã có 27 chủ thể đăng ký tham gia với 37 sản phẩm, trong đó có 8 sản phẩm là ý tưởng, 13 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 2 sản phẩm đạt hạng 3 sao; 14 sản phẩm đạt hạng 2 sao; nhận thức của cán bộ, người dân được nâng lên; đã hình thành bộ máy triển khai chương trình từ tỉnh đến xã; xác định, lựa chọn được sản phẩm, nhóm sản phẩm thế mạnh để nâng cấp, phát triển.
Sản phẩm đặc trưng sẽ là thế mạnh để Hà Giang thực hiện thành công chương trình OCOP trong thời gian tới.
Việc lựa chọn sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Đồng thời, tạo đà để người dân vùng nông thôn tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mà mình tạo ra... Vì vậy, để đề án đi vào thực tiễn và có sức lan tỏa, năm 2018 Hà Giang đã thống nhất lấy huyện Quản Bạ làm thí điểm triển khai thực hiện và làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.
Là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh được chọn để thực hiện chương trình, ông Hạng Dương Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ chia sẻ: Trong tổng thể kinh tế xã hội, phát triển các sản phẩm theo chương trình OCOP là một trong những mục tiêu lớn của địa phương, huyện xác định phải tận dụng lợi thế, tiềm năng thế mạnh của địa phương tạo ra việc làm, tạo ra sản phẩm giúp cho bà con có thu nhập tốt hơn từ những sản phẩm truyền thống.
Nhằm từng bước đưa các sản phẩm tiếp cận với thị trường, đạt tiêu chuẩn Quản Bạ đã tập trung triển khai thực hiện cấp mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, địa chỉ, hạn sử dụng cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Thông tin về sản phẩm đều được thể hiện rất rõ, khách hàng có thể kiểm tra được nguồn gốc xuất sứ để nhận diện sản phẩm.
Phấn đấu 100% xã có sản phẩm OCOP
Theo ông Nguyễn Đức Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang: Hà Giang hiện đang có một số sản phẩm về dược liệu, chè đáp ứng được các tiêu chuẩn về sao cấp tỉnh. Giai đoạn tới chúng tôi sẽ kỳ vọng làm sao có những sản phẩm được gắn sao cấp trung ương và phấn đấu thêm 5 sản phẩm gắn sao cấp tỉnh để đảm bảo đúng tinh thần nghị quyết tỉnh đã đề ra.
Mục tiêu đến năm 2030, Hà Giang phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP.
Để hiện thực mục tiêu trên tỉnh đã có định hướng phát triển từng bước. Theo đó, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Giai đoạn 2020 - 2030 sẽ mở rộng ra tất cả sản phẩm truyền thống có tiềm năng sản xuất hàng hóa và du nhập thêm các sản phẩm mới
Cũng theo ông Thành, từ khi triển khai chương trình OCOP thu nhập của người dân được nâng lên, hình thái tổ chức sản xuất đã có sự thay đổi, từ sản xuất nhỏ lẻ đã hình thành các tổ chức kinh tế như HTX, nhận thức của người nông dân đã có sự thay đổi, không tự cung tự cấp thuần túy mà đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.
Theo Danviet
Cần Thơ: Hội chợ Nông nghiệp lớn nhất miền Tây có gì hay? Sáng nay (6/11), tại quận Ninh Kiều, UBND TP.Cần Thơ phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) tổ chức khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2019. Đây là hội chợ được tổ chức định kỳ hàng năm với qui mô lớn nhất ĐBSCL. Hội chợ thu hút 500 gian hàng của 300 đơn vị, doanh...