Hội Cầu đường góp ý về cầu đường sắt gần cầu Long Biên
Cho rằng phương án xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên – Hà Nội 75m chưa tối ưu, Hội KHKT Cầu đường Việt Nam vừa đề nghị của Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định.
Trước đó, Thành ủy Hà Nội đã thống nhất phương án xây cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75 m về phía thượng lưu (Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1). Đây là phương án thứ 3 được đề xuất để vừa đảm bảo khai thác vừa đảm bảo giữ nguyên để bảo tồn cầu Long Biên lịch sử.
Hà Nội đưa ra lý giải cầu đường sắt vượt sông Hồng được đặt trong mối quan hệ với cây cầu Long Biên lịch sử, cũng như yêu cầu bảo tồn không gian khu phố cổ, phố cũ và có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô trong thời gian tới. TP Hà Nội sẽ thống nhất với các Bộ, ngành liên quan để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Hiện cầu Long Biên đang khai thác chung đường sắt và đường bộ
Liên quan đến vấn đề này, kiến nghị của Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam (KHKT) nêu lên 3 phương án xây dựng cầu đường sắt, trong đó phân tích: Phương án 1 -vị trí cầu mới nằm cách tim cầu Long Biên hiện tại 30m về phía thượng lưu – có những nhược điểm hạn chế về kiến trúc do nằm sát cầu Long Biên hiện nay, khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) lớn nhất, khó tổ chức nút giao thông đầu cầu khi khôi phục cầu Long Biên.
Phương án 2 – do nằm cách tim cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu, gần trùng với vị trí trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tới năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên có khoảng cách xa cầu Long Biên nhất, ít ảnh hưởng về kiến trúc giữa hai cầu mới và cũ, ít GPMB trong khu phố cổ nhất (885 nhà với 66.729 m2).
Video đang HOT
Phương án 3 – tim cầu cách cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu. Đây là phương án mới đề xuất, chưa được xem xét kiến nghị trong các nghiên cứu trước đây. Phương án này chiếm dụng toàn bộ không gian trên phố cổ Hàng Đậu và một phần phố Phùng Hưng (814 nhà trên tổng số 58.461 m2).
Theo Hội KHKT Cầu đường Việt Nam, tổng hợp số lượng GPMB cho thấy, phương án 3 tuy có giảm hơn nhưng không đáng kể so với phương án 2, ở phương án 3 cũng chiếm dụng toàn bộ không gian trên phố cổ Hàng Đậu và một phần phố Phùng Hưng.
“Việc xây dựng hàng trụ tại tim đường với cầu cao khoảng 9-10m, sau này mặt cắt ngang phố Hàng Đậu sẽ bị thu hẹp đáng kể, kể cả khi đã cắt xén một phần vỉa hè cũng chỉ đủ bố trí hai dải lưu thông hai bên bề rộng mỗi dải tối đa 3,5-4m. Với mặt cắt ngang này khó đảm bảo lưu lượng xe lên cầu Long Biên hiện tại, sau khi được khôi phục, nâng cấp. Đồng thời việc chiếm dụng không gian phố Hàng Đậu là vi phạm chỉ giới khu phố cổ Hà Nội đã được quy định bảo vệ nghiêm ngặt là khó chấp nhận. Với khoảng cách tim cầu Long Biên chỉ có 75m, để bảo đảm tương quan kiến trúc, cảnh quan giữa hai cầu mới và cũ, cầu mới phải có sơ đồ và dạng kết cấu được lựa chọn phù hợp, tuân thủ những nguyên tắc thiết kế kiến trúc được quy định ngay từ đầu” – văn bản của Hội KHKT Cầu đường Việt Nam chỉ rõ.
Hội KHKT Cầu đường Việt Nam đề nghị Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội yêu cầu tư vấn nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các vấn đề nêu trên, lập bảng so sánh tổng hợp với đầy đủ thông tin khách quan, chính xác để các cấp thẩm quyền và công luận có thể xem xét đầy đủ trước khi quyết định”, ông Đức cho biết.
Về cao độ cầu mới, theo Hội KHKT cầu đường Việt Nam cho rằng đều không đáp ứng yêu cầu thông thuyền của sông Hồng tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ. Hội này kiến nghị Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội yêu cầu tư vấn và các cấp thẩm quyền đảm bảo tĩnh không thông thuyền tối thiểu 10m đối với tất cả các công trình cầu vĩnh cửu bắc qua sông Hồng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ Giao thông kiến nghị Hà Nội giữ cầu Long Biên
Sau khi vấp phải nhiều ý kiến không đồng thuận về 3 phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị UBND Hà Nội giữ lại nguyên trạng cây cầu gắn bó với lịch sử Thủ đô này.
Theo tìm hiểu của VnMedia, sở dĩ có kiến nghị này là do Hà Nội đã nhiều lần có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng cầu vượt đường sắt đô thị tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi trùng với tim cầu Long Biên cũ để tránh phải giải phóng mặt bằng. Vì vậy, trung tuần tháng 2 vừa qua, sau nhiều lần đưa ra các giải pháp cho cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp tục đưa ra 3 phương án xây mới và cải tạo cây cầu này.
Tuy nhiên, tại văn bản vừa gửi UBND Hà Nội về việc xây mới cầu vượt đường sắt tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, Bộ Giao thông vận tải khẳng định, sau khi so sánh tổng thể các phương án trong Dự án bảo tồn cầu Long Biên, Bộ Giao thông tiếp tục kiến nghị thành phố lựa chọn phương án xây cầu đường sắt mới cho tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi tại vị trí cách 30m về phía thượng lưu cầu Long Biên thay cho 3 phương án xây mới và cải tạo cầu vừa mới được đưa ra lấy ý kiến vào trung tuần tháng 2 vừa qua.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, phương án xây cầu đường sắt cho tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi mà đơn vị này lựa chọn chính là phương án đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 10469/BGTVT-KHĐT ngày 2/10/2013.
Cụ thể, tại Công văn số 10469/BGTVT-KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về "Huớng tuyến đường sắt vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Tp. Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I", Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc Bộ Giao thông đã phê duyệt Dự án đầu tư Xây dựng đường sắt đô thị Tp. Hà Nội (tuyến số 1) - Giai đoạn I.
Trong đó, cầu đường sắt vượt sông Hồng được xác định tại vị trí cách cầu Long Biên hiện tại 30m về phía thượng lưu, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kết quả báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt trên cao Hà Nội và cho phép thực hiện "Dự án đường sắt trên cao, đoạn Ngọc Hồi Yên Viên và Dự án cải tạo, khôi phục cầu Long Biên thành 2 dự án riêng biệt", cũng như trên cơ sở góp ý của UBND Tp. Hà Nội.
Sau khi bị dư luận phản đối về 3 phương án xây mới và cải tạo cầu Long Biên, Bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại nguyên trạng cây cầu Long Biên - cây cầu lịch sử của Hà Nội. Ảnh: Vũ Ngọc
Cũng theo công văn này, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận giữ nguyên phương án vị trí cầu vượt sông Hồng theo dự án đã được duyệt và giao UBND Tp. Hà Nội sớm phê duyệt chỉ giới đường đỏ theo quy định. Đối với cầu Long Biên cũ, Bộ Giao thông vận tải một lần nữa kiến nghị thực hiện bảo tồn, tôn tạo đúng như cũ.
Trước đó, vào trung tuần tháng 2 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đưa ra 3 phương án xây mới và sửa cầu Long Biên. Phương an 1 la: xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu Long Biên hiên tai, di dơi chín nhip câu cu vê phia thương lưu đê bao tôn. Phương an 2 la xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu hiên tai co kêt câu nhip gian thep tương tư cua câu Long Biên hiên nay như thiêt kê ban đâu năm 1902. Phương an 3 la xây dưng câu mơi co môt phân vi tri tai tim câu hiên tai, giư nguyên cac nhip câu cu đê bao tôn....
Sau khi được đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ Giao thông vận tải đã vấp phải nhiều ý kiến không đồng thuận của các chuyên gia và người dân về việc đòi phá bỏ cây cầu lịch sử của Hà Nội này. Trao đổi với VnMedia, GS Nguyễn Lân Dũng, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cầu Long Biên cũng như Hồ Gươm gắn liền với tâm tưởng của mọi người về Hà Nội. Do đó, khó có thể nghĩ đến một Hà Nội thiếu Hồ Gươm và cầu Long Biên.
"Cây cầu hơn 110 năm tuổi này gắn liền với biết bao kỷ niệm. Từ cuộc rút ra khỏi Hà Nội để bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm, rồi đến những ụ súng dựng ngay trên cầu để bắn thẳng vào phi cơ Mỹ, và hàng chục triệu người đi lại xuôi ngược thường xuyên qua cầu trong trên một thế kỷ. Thế không phải là một di sản quan trọng hay không?. Đụng chạm đến di sản, lại là một di sản thiêng liêng như vậy nhẽ nào không quan tâm đến Luật Di sản?", GS Nguyễn Lân Dũng nói.
Còn PGS, TS, KST Trần Trọng Hanh, Ủy viên thường vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng kiến trúc, Hội KTS Việt Nam cho rằng: "Cầu Long Biên, mặc dù chưa được cấp nào công nhận nhưng đã trở thành di sản trong lòng người Hà Nội. Do đó, giá trị văn hóa tinh thần phải được đặt lên trên công năng giao thông".
Xuân Tùng - (ảnh: Vũ Ngọc)
Theo_VnMedia
Chuyên gia băn khoăn về phương án xây cầu vượt sông Hồng Mặc dù ủng hộ phương án xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75 mét, nhưng chuyên gia về giao thông vẫn băn khoăn bởi những điểm hạn chế của phương án này. Ngày 28/10 vừa qua, Tổng giám đốc TEDI (Bộ GTVT) Phạm Hữu Sơn đã đưa ra ba phương án về vị trí xây cầu đường sắt vượt sông Hồng:...