Hội An đứng đầu danh sách 7 lễ hội đèn lồng thế giới
Lễ hội đèn lồng Hội An là sự kiện duy nhất diễn ra hàng tháng trong danh sách này của AFAR, bên cạnh những cái tên lớn như Thái Lan, Nhật Bản.
Hoạt động thả đèn hoa đăng tại Hội An. Ảnh: Kobby Dagan/Shutterstock.
Lễ hội đèn lồng vốn là niềm tự hào của người dân Hội An, diễn ra vào ngày rằm hàng tháng. Đây không chỉ là dấu ấn du lịch đặc sắc, mà với người dân bản địa, lễ hội hoa đăng còn thể hiện bản sắc và văn hóa lâu đời nơi đây.
Vào ngày 15 âm lịch, khắp các ngõ phố đều xanh đỏ những ánh đèn lồng thay cho đèn điện. Điều này tạo nên nét đặc sắc không đâu có được cho mỗi ai đến với Hội An.
Bên cạnh những chiếc đèn lồng treo dọc phố cổ, thả đèn hoa đăng cũng là một hoạt động thú vị không thể bỏ lỡ. Ánh sáng lập lòe trôi trên một đoạn sông Thu Bồn mang theo những lời chúc an lành, may mắn trở thành biểu tượng của vùng đất xứ Quảng.
Đèn lồng với nhiều màu sắc được treo khắp phố cổ vào ngày rằm hàng tháng. Ảnh: Hoi An Now.
Video đang HOT
Không chỉ lễ hội đèn lồng tại Hội An, AFAR còn liệt kê những lễ hội đèn lồng ấn tượng khắp thế giới như lễ hội đèn lồng mùa xuân tại Hong Kong (Trung Quốc hay lễ hội đèn trời Pingxi ở Đài Loan (Trung Quốc) vào mỗi dịp đầu năm mới. Đây là dịp để du khách có cơ hội trải nghiệm Tết cổ truyền trong văn hóa Á châu.
Trong danh sách này, Thái Lan cũng hai lần được nhắc đến với lễ hội đèn trời Yi Peng tại Chiang Mai diễn ra vào “ngày trăng tròn” tháng 12 âm lịch theo lịch của Thái lan. Trong quá khứ, lễ hội này mang nhiều ý nghĩa về tôn giáo, nhưng giờ đây đã trở thành điểm thu hút khách du lịch nhất nhì xứ sở chùa Vàng.
Loi Krathong được tổ chức cùng thời điểm với lễ hội đèn trời Chiang Mai ở Thái Lan cũng nằm trong danh sách này. Tuy nhiên, lễ hội này đặc trưng với những giỏ Krathong truyền thống làm bằng lá chuối, đựng đầy nến và hương truyền thống được thả xuống sông.
Ngoài ra, lễ hội đèn lồng Nagasaki (Nhật Bản) cũng là một điểm đến không thể bỏ qua vào mỗi dịp mùa xuân. Ngoài đèn lồng, tại đây, du khách còn được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn múa lân, diễu hành đường phố,… tại khu Chinatown thuộc tỉnh Nagasaki.
Lễ hội thả hoa đăng tại Oahu (Hawaii, Mỹ) là cái tên duy nhất trong danh sách không đến từ châu Á. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ lễ tưởng niệm nhằm tôn vinh và tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất của người dân bản địa nơi đây.
Lễ hội đèn lồng cuối năm tại Hàn Quốc
Cứ mỗi dịp cuối năm, Hàn Quốc lại diễn ra lễ hội đèn lồng đặc sắc, thu hút sự chú ý của người dân và hàng triệu du khách trên khắp thế giới.
Khi ghé thăm Hàn Quốc dịp cuối năm, du khách sẽ choáng ngợp và bất ngờ vì những chiếc đèn lồng lung linh rực rỡ trên các con phố trong lễ hội đèn lồng Hàn Quốc. Ảnh: Visit korea.
Suối Cheonggyechoen có chiều dài 5,8 km là nơi diễn ra lễ hội. Nơi đây không chỉ là địa danh du lịch đơn thuần, mà được mệnh danh là trái tim của người Seoul. Du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, các chương trình nghệ thuật hấp dẫn của Hàn Quốc tại đây. Ảnh: Korea JoongAng Daily.
Lễ hội bắt đầu tổ chức vào năm 2009, đã trải qua gần chục năm và thu hút khoảng 3 triệu du khách đến tham quan mỗi năm. Lễ hội trở thành sự kiện mang tính biểu tượng của Seoul, thúc đẩy trao đổi du lịch, văn hóa và nghệ thuật trong và ngoài nước. Ảnh: Korea Tourism Organization.
Vào những ngày diễn ra lễ hội, suối Cheonggyechoen được thắp sáng bởi sự lung linh rực rỡ của hàng trăm chiếc đèn lồng khổng lồ, nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau. Sự sáng tạo là không giới hạn, từ cung điện, sinh vật huyền bí, động vật đến nhân vật hoạt hình. Mỗi thiết kế đèn lồng dù đơn giản hay phức tạp đều có một câu chuyện đằng sau người nghệ sĩ. Ảnh: The Korea Times.
Có rất nhiều hoạt động trong lễ hội để du khách trải nghiệm như thả đèn trời, diễu hành xe đèn lồng, học cách làm đèn hoa đăng, thả đèn trên sông. Ảnh: The Korea Times.
Chủ đề năm 2021 là "Forest of healing, the color of Seoul" (tạm dịch: Khu rừng chữa lành, sắc màu Seoul). Có lẽ chủ đề được lấy cảm hứng từ sự bình yên sau những ngày tháng biến động, mong muốn về những điều tốt đẹp ở tương lai. Ngoài các tác phẩm trong nước, nhiều quốc gia cũng tham gia trưng bày tác phẩm đèn lồng tại lễ hội. Ảnh: Visit Korea.
Lễ hội đèn lồng năm 2021 có 10 tác phẩm được đưa lên nền tảng trực tuyến cùng công nghệ tương tác thực tế ảo (AR). Du khách có thể xem các tác phẩm này tại website chính thức của lễ hội. Ảnh: Kim's Travel.
Hàng năm lễ hội diễn ra tại suối Cheonggyechoen, nhưng năm nay lễ hội sẽ được tổ chức tại quảng trường Gwanghwamun. Thời gian tổ chức được công bố trên website chính thức là ngày 16-31/12. Ảnh: Rove.me.
Lễ hội thả đèn trời Yi Peng tại Chiang Mai Hàng năm cứ vào độ tháng 11 dương lịch, vùng đất Chiang Mai vốn yên bình tĩnh lặng sẽ dần trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Khách du lịch tứ phương đổ về hòa cùng người dân bản xứ, chờ đón một trong những lễ hội lớn nhất năm - Lễ hội thả đèn trời Yi Peng. Nguồn gốc lễ hội...