Học viên trại cai nghiện Tiền Giang nói bị đánh, bắt quỳ 3 giờ
Hơn 200 học viên đã trở về cơ sở cai nghiện ma túy Tiền Giang sau một đêm bỏ trốn, cảnh sát đang truy tìm 18 học viên còn lại.
Chiều 12.8, hai xe chở hàng chục cảnh sát cơ động vẫn túc trực tại cơ sở cai nghiện ma túy Tiền Giang (Tam Hiệp, Châu Thành). An ninh được thắt chặt, tuyến đường ngang cổng trung tâm bị phong tỏa, người dân được hướng dẫn đi đường khác. Ngoài số học viên được cảnh sát áp giải về, một số người khác cũng được gia đình động viên, trực tiếp đưa trở lại cơ sở.
Ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có buổi làm việc, thăm hỏi hơn 600 học viên tại cơ sở.
Các học viên tại buổi thăm hỏi của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội. Ảnh: Hoàng Nam
Tại buổi thăm hỏi, ông Lập khẳng định hiện các chính sách đối với người nghiện đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực, họ được xem là người bệnh, đã giảm bớt sự kỳ thị từ xã hội. Ông Lập động viên các học viên phấn đấu cai nghiện sớm để trở về với gia đình.
Cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội cũng đề nghị các học viên có bức xúc, kiến nghị về quá trình sinh hoạt tại cơ sở. “Anh em cứ mạnh dạn trao đổi, không cần sợ tụi tui về rồi anh em bị nhốt vào phòng kín đâu”, ông Lập nói.
Video đang HOT
Một học viên có ý kiến, cho rằng điều kiện sống ở cơ sở quá gắt gao. “Chúng tôi đi làm về mệt mỏi, một ngày tám tiếng, xếp mền không ngay, xéo một miếng cũng bị đánh, quỳ ba tiếng. Chúng tôi quỳ không ngay cũng bị đánh, nhiều anh em cũng bị như vậy”, học viên trình bày.
Ông Lập ghi nhận ý kiến của học viên và hứa sẽ trao đổi với lãnh đạo xem xét lại về giờ giấc, quy chế tại cơ sở.
Các học viên bị đưa trở lại trung tâm ngày hôm trước. Ảnh: Hoàng Nam
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Minh Trí (Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tiền Giang) cho biết, đến đầu giờ chiều, đã có 224 học viên trở lại trại, cảnh sát tiếp tục tìm kiếm 18 học viên còn lại. Riêng một cán bộ tại trung tâm bị học viên tấn công đang điều trị tại bệnh viện, sức khỏe đã ổn định.
Khi đặt vấn đề về thông tin học viên bị bắt quỳ gối, đánh, ông Trí nói vấn đề đó là do anh em tự quản. “Tại cơ sở có chia ra các tổ tự quản, nếu anh em có phạt gì đó, mình sẽ nắm lại và chấn chỉnh”, ông Trí nói.
Một ngày trước, khoảng 10 học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động – xã hội Tiền Giang (Châu Thành) xảy ra cự cãi với cán bộ. Nhóm này dùng dao, gạch tấn công khiến một nhân viên trung tâm bị thương, sau đó hò hét kích động những người còn lại phá cửa trốn ra ngoài.
Lực lượng CSGT, cơ động… chốt chặn trên quốc lộ và những tuyến đường lân cận để đảm bảo an ninh trật tự. Lãnh đạo trung tâm cai nghiện phát loa vận động học viên quay về trường.
Gần 200 học viên tràn ra quốc lộ 1, cởi áo vứt dọc đường, cầm gậy đi nghênh ngang và la hét khiến người dân hoảng sợ, xe cộ ùn tắc kéo dài. Các thanh niên cai nghiện sau đó chia thành từng nhóm nhỏ, đi vào những đường hẻm lấy xe đạp của người dân bỏ chạy.
Trung tâm cai nghiện ma túy tỉnh Tiền Giang nằm trên đường tỉnh lộ, cách quốc lộ khoảng 5 km. Nơi này đang quản lý, điều trị bệnh, dạy nghề cho hơn 650 học viên.
Theo Hoàng Nam (VNE)
Bắt buộc học bơi trong trường là rất nặng nề
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề đưa môn bơi trở thành môn bắt buộc trong chương trình học.
Mới đây, tại cuộc tranh luận Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng nên đưa môn bơi trở thành môn học chính thức trong chương trình. Thậm chí, có những người nêu ra ý kiến nên ban hành luật nếu học sinh không biết bơi sẽ không được tốt nghiệp.
Trên thực tế, những tranh luận này đã có từ lâu nhưng việc đưa môn bơi trở thành môn chính thống vẫn gặp nhiều khó khăn. Trước những ý kiến này, phóng viên Lao Động đã có buổi gặp gỡ cùng bác sĩ Nguyễn Trọng An. Mặc dù thể hiện quan điểm đồng tình với việc đưa môn bơi vào chương trình giảng dạy nhưng ông Nguyễn Trọng An cũng nhấn mạnh không nên bắt buộc.
"Đưa môn bơi lội vào trường học là điều rất cần thiết, tuy nhiên ta nên làm từng bước, trước tiên chỉ nên đưa môn bơi trở thành một lựa chọn trong bộ môn thể dục. Có những học sinh sẽ thích học môn khác, không nên bắt buộc mà chỉ nên khuyến khích và định hướng cho các em biết những lợi ích của bộ môn bơi", ông An chia sẻ.
Từ góc độ là một nhà nghiên cứu tâm lý, ông An cho rằng: "Có thể hướng dẫn bơi như 1 môn thể thao hàng đầu. Còn nếu bắt buộc sẽ trở nên nặng nề quá, nhất là học sinh tiểu học khi còn nhiều bỡ ngỡ".
Bác sĩ Nguyễn Trọng An.
Cũng theo ông An, thay vì bắt buộc, việc nên làm là khuyến khích trẻ, giáo dục cho trẻ biết những lợi ích khi bơi lội: "Xét về sức khỏe, bơi sẽ giúp phát triển cơ thể, tâm lý ổn định. Ví dụ đang nóng gặp lạnh, lạnh gặp gió nếu quen việc bơi sẽ tránh những đột biến. Những điều này đều rất cần thiết".
"Nếu trở thành môn bắt buộc cũng sẽ gây khó cho nhà trường vì xây dựng bể bơi khá tốn kém, cần cân nhắc trong từng giai đoạn lịch sử. Sau này khi khoa học kỹ thuật tiên tiến mới có thể cân nhắc môn bơi sẽ trở thành một môn thể dục thể thao bắt buộc", ông An nói thêm.
NGUYÊN LINH
Theo Laodong
Chốt phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2019 trình Thủ tướng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chốt phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019 và chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công chức, viên chức và người lao động (làm việc ở nơi được nghỉ hai ngày cuối tuần) sẽ được nghỉ tổng cộng 9 ngày trong dịp Tết Nguyên đán 2019 (các ngày khoanh...