Học viên nghiện game kết bạn với thầy qua facebook
Một học viên vì quá ngưỡng mộ thầy giáo giúp mình cai nghiện game mà chủ động xin add facebook của thầy.
Học viên được đào tạo trong môi trường với nội quy nghiêm như tong quân đội
“Biến” học sinh hư thành học sinh ngoan
26 tuổi, chưa lập gia đình, nhưng thầy Nguyễn Văn Anh, Trưởng ban Quản sinh của Trường Nội trú IVS có hẳn “một đàn con nuôi” hầu hết đều là học sinh cá biệt. Thầy Nguyễn Văn Anh tốt nghiệp khoa thể dục trường đại học sư phạm Thái Nguyên, về trường Nội trú IVS (cơ sở Từ Sơn, Bắc Ninh) công tác rồi chuyển vào TPHCM.
Anh bảo, nhiều năm gắn bó với trường, chứng kiến nhiều em học sinh vốn bị xem là học sinh “hư” vốn chỉ biết có game, nghịch ngợm, chán ghét mọi thứ giờ biết yêu thương cha mẹ, biết quan tâm đến mọi người, anh càng yêu mến công việc mà mình đã chọn.
Học viên được rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt để cắt “cơn” nghiện game
“Không có học trò “hư”, chỉ có phương pháp giáo dục của mình chưa đúng mà thôi” – thầy Anh đúc kết. Chính sự quan tâm mà thầy Anh dành cho học trò như một người anh cả dành cho các em mà nhiều phụ huynh đã mong thầy nhận con mình làm con nuôi.
“Lúc mới vào đứa nào cũng khóc, trách cứ bố mẹ đã bắt chúng xa gia đình mà thực chất là xa máy game, xa internet, có em mấy ngày đầu còn không chịu ăn cơm, quậy phá… Nhưng chỉ được một vài ngày thì phải thay đổi” – thầy Anh cho biết.
Nội quy của trường nghiêm ngặt đến từng phút như trong quân ngũ, các em phải vận động, luyện tập thể thao, đặc biệt là ngoài học những môn văn hóa cơ bản, các em được học các môn năng khiếu như hội họa, âm nhạc, võ thuật…
Có em vốn bị xem là thành phần cá biệt nay phát hiện ra có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó nên em tự tin hơn, phát huy khả năng của mình, định hướng nghề nghiệp tương lai. Như em Nguyễn Duy Hưng với 2 huy chương vàng võ Vovinam Đại hội Thể Dục Thể Thao Hà Nội, Hưng đã được tuyển thẳng vào đội tuyển Vovinam của Hà Nội…
“Đối với những học sinh có cá tính đặc biệt, các em cần được đào tạo đặc biệt, với những phương pháp đặc biệt để ra sự cân bằng và phát huy năng lực tự thân. Ở trường nội trú IVS, chúng tôi luôn tâm niệm rằng không có khái niệm học sinh “hư”, trò “hư” là bởi chúng ta chưa tìm ra được phương pháp mô phạm phù hợp để các em lấy lại sự cân bằng.
Đối với học sinh nghiện game, IVS đưa môn võ Vovinam vào để học sinh rèn luyện. Hệ thống các bài tập của Vovinam chuyển từ tĩnh sang động, từ dễ sang khó, tạo ra nền tảng thể lực bền vững cho học sinh, kết hợp với massage, bấm huyệt, yoga, thiền và liệu pháp tư vấn tâm lý… sẽ đưa các em trở về trạng thái cân bằng mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.
Video đang HOT
Các em cũng sẽ được đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng làm chủ bản thân để giúp các em tự giác trong học tập, sinh hoạt” – Th.S khoa học giáo dục Phạm Quang Long – Chủ tịch Viện IVS, chia sẻ.
Xin kết bạn với thầy qua… Facebook”
Ngày cuối tuần, tôi đến thăm trường Nội trú IVS cở sở TPHCM, nằm trong khuôn viên Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM. Nhận cái vòng tay chào theo kiểu nhà võ từ các em, nghe các em kể chuyện, ăn với các em bữa cơm, lặng lẽ nhìn cuộc hội ngộ của một vài gia đình… tôi chợt thấy mừng cho các em và gia đình.
Võ Minh Khôi (TP.HCM), 15 tuổi, người gầy nhỏ, đeo cặp kính cận dày cộp bởi những ngày tháng “xông pha khắp các trận chiến game”, kể: “Hồi trước em học cũng khá nhưng từ khi ba má ly hôn, em về ở với mẹ, mẹ đi làm tối ngày, không có ai chơi cùng nên em đi chơi game. Ban đầu chơi cho biết, sau thì ghiền, mỗi ngày không ngồi “chiến” 4, 5 tiếng là em không chịu được. Chơi game khiến em phải nghĩ ra các chiến thuật làm sao để thắng được đối thủ nên em thấy mình… có chỗ đứng”!
Lớp học về hội họa của học viên.
“Mẹ nhiều lần nhắc nhở nhưng không được. Cách đây 1 tuần, mẹ bắt taxi đưa thẳng em lên trường IVS. Ngày đầu em buồn phát khóc, giận mẹ, giận bà. Mẹ cũng không gọi điện hỏi thăm nhưng giờ thì em thấy bình thường, em có bạn mới để cùng tập võ. Em nghe thầy quản sinh nói em tiến bộ nhanh nên mẹ sẽ sớm xuống thăm em!” – Khôi cười.
Đang ngồi trò chuyện với tôi thì thầy Đặng Lê Anh nhận cuộc điện thoại từ số lạ. Đầu dây bên kia giới thiệu: “Con chào thầy, con là Vinh, facebook của con là Vinh Béo, con muốn được đến trường của thầy để học. Con muốn nên người, thưa thầy! Thầy “kết bạn” với con trên facebook nhé. Bố mẹ con sẽ đến trường gặp thầy”.
Đây là trường hợp đầu tiên mà học sinh tự muốn đến trường mà không bị “cưỡng chế”, thầy Lê Anh mỉm cười: “Có lẽ đây là một tín hiệu đáng mừng. Bởi chúng tôi mở trường, tiếp nhận các em cũng chỉ mong giúp các em nên người”.
Theo Gamek
Những cách hữu hiệu chống "lậm" game online cho game thủ Việt
Để thoát khỏi trạng thái "nghiện game online" này, những game thủ phải làm gì?
Khi một hành động được lặp đi lặp lại dưới dạng gần như "vô thức" trong một thời gian dài, có thể khiến cho bạn cảm thấy "hoảng sợ" hoặc "khó chịu" mỗi khi không được thực hiện điều đó. Có thể khẳng định rằng hiện tại có rất nhiều người đã rơi vào tình trạng này khi đam mê quá độ và gần như gắn chặt cuộc sống vào thế giới ảo của game online. Vậy thì, để thoát khỏi trạng thái "nghiện game online" này, chúng ta phải làm gì?
Chấp nhận rằng "mình có vấn đề"
Trước hết khi muốn từ bỏ một thói quen xấu đã bị quy thành "nghiện ngập" thì game thủ cần phải thừa nhận rằng mình đang gặp vấn đề và cần phải giải quyết điều này. Nếu như chúng ta khẳng định rằng mình khôngnghiện game thì thực chất những phương pháp sau chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Trước khi bắt đầu mua bán hay làm gì đó trong thế giới ảo, hãy tự đặt cho mình câu hỏi như sau: "Tương lai của mình sẽ ra sao? 2 - 3 năm nữa cuộc đời mình sẽ như thế nào? Vẫn sẽ như hiện tại, hàng ngày cắm mặt vào thế giới ảo? Học tập có hoàn thành? Liệu có kiếm được việc làm?". Sau khi tự trả lời được những vấn đề trên, niềm hứng khởi chơi game của chúng ta sẽ giảm bớt phần nào.
Tìm kiếm "nguyên nhân" khiến bạn nghiện game online
Có thể do một tính năng gì đó hấp dẫn trong thế giới ảo, ví dụ như các skill đỉnh cao, PK suốt ngày, hình ảnh đẹp mắt, nhiệm vụ hấp dẫn... Hãy cố gắng liệt kê chúng ra và tìm cách thay thế chúng bằng các hoạt động khác ở thế giới thực như: Đi học võ để trải nghiệm cảm giác đánh đấm PK, đọc sách để tìm thấy sự sáng tạo, hấp dẫn trong cốt truyện, học nhiếp ảnh, vẽ tranh để cảm nhận cái đẹp sâu sắc hơn...
Nhờ bạn thân "ngăn cản"
Rất nhiều game thủ lao vào thế giới ảo và chìm trong đó chỉ vì họ có rất nhiều bạn bè đang "sống chung" trong đó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nhờ những người đồng đội này "giải thoát" chính bản thân họ và mình ra khỏi cơn nghiện game online. Cách thức đơn giản nhất chính là tìm cho mình một niềm vui chung trong thế giới thực.
Thiết lập chế độ "quản thúc" cho máy tính
Đây vốn là tính năng giới hạn giờ sử dụng máy tính của cha mẹ dành cho con cái. Game thủ có thể nhờ bạn bè, cha mẹ hoặc nghị lực bản thân để khởi tạo một password "không thể phá", từ đó giới hạn lại số giờ chơi game hàng ngày.
Khiến bản thân bận rộn
Hãy làm cho cuộc sống của bạn trở nên vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc cần làm như đọc sách, tập luyện thể thao, đi chơi với bạn gái, tìm việc làm bán thời gian... và tất nhiên những giây phút thảnh thơi dành cho game online sẽ biến mất, đồng nghĩa với việc cai nghiện thành công.
Tặng, bán hoặc... xóa tài khoản
Hãy nhẫn tâm vất bỏ những thành quả đã đạt được trong thế giới ảo! Có nhiều cách để làm việc này như tặng cho một ai đó, rao bán lấy tiền hoặc thể hiện sự quyết tâm bằng cách kinh khủng nhất là ấn xóa nhân vật... Một khi công sức cày kéo trong thời gian dài dã biến mất thì sự đam mê game online cũng giảm đi rất nhiều, phần lớn mọi người đều sẽ bỏ game.
Một trong những lý do bỏ game phổ biến nhất trong cộng đồng game thủchính là đã lên tới đỉnh cao trong thế giới ảo và không còn đích đến nào hấp dẫn nữa. Vì thế, nếu muốn bỏ game online một cách hoành tráng nhất, hãy cố gắng cày max level, chiến thắng trong những cuộc PK bang hội hoành tráng, làm hết các tính năng hấp dẫn... Khi đó chính sự "chán" sẽ khiến chúng ta hết "nghiện game".
Hướng đến thế giới thực
Hãy nghĩ tới thế giới thực của bạn với những công việc cần kíp và có ích hơn, ví dụ như học nấu ăn, tìm hiểu kỹ năng sống, sinh tồn, hay đơn giản là hoàn thành các khóa học lớn như nghề nghiệp, đại học...
Hoạt động ngoại khóa
Một trong những lý do khiến cho game thủ bỏ nhiều thời gian vào thế giới ảo, từ đó dần dần tiến tới tình trạng không thể dứt được khỏi những tựa game online và "nghiện game" chính là việc thiếu hụt những hoạt động ngoại khóa cho các game thủ tham gia sau giờ học, giờ làm.
Không có những việc buộc con người đứng dậy rời mắt khỏi màn hình máy tính, cũng như di chuyển cơ thể khỏi việc dính chặt với chiếc ghế, dần dà người chơi sẽ dẫn đến tình trạng không muốn làm bất kỳ việc gì ngoài việc chơi game. Điều này rất có hại cho cả sức khỏe lẫn cuộc sống.
Một buổi đi bơi hay đi đá bóng cùng bạn bè, một chuyến đạp xe kiêm picnic về vùng ngoại thành, những hoạt động như vậy chắc chắn có nhiều lợi ích trong cuộc sống thực dành cho các game thủ: Đầu tiên là việc họ sẽ tăng sức khỏe do hoạt động nhiều.
Kế đến là nếu như chơi game, nhân vật ảo của họ trong game nhận được điểm kinh nghiệm, thì việc tham gia một số hoạt động ngoại khóa lại tặng cho những game thủ những kinh nghiệm rất thật, rất bổ ích cho cuộc sống sau này.
Thêm bạn bè
"Thêm bạn, thêm vui", điều này đúng trong đại đa số trường hợp. Thật may mắn là điều này cũng đúng với trường hợp những game thủ Việt đã và đang có xu hướng gắn bó quá mức với những game online. Việc có được những người bạn mới sẽ giúp cho game thủ có được những giây phút vui vẻ ngoài đời thực với những câu chuyện hay những buổi đi chơi cùng nhau.
Một số người lo ngại rằng các game thủ đã chìm đắm khá lâu trong game sẽ khó có thể có đủ kinh nghiệm giao tiếp để làm quen với một người bạn mới, chứ chưa nói đến chuyện làm bạn với họ, kể cả những người bạn đồng giới lẫn khác giới.
Kinh nghiệm cho thấy việc tự tin, cách nói chuyện và mắt thẩm mỹ trong việc ăn mặc đóng những vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm quen một người bạn mới. Điều này cũng như giải pháp cho chúng đã được GameK đề cập trong một số bài viết trước đây. Vậy vấn đề sẽ trở thành, game thủ sẽ... tìm bạn ở đâu? Câu trả lời không quá khó như mọi người nghĩ: Hoạt động tập thể của trường lớp hay cơ quan nơi bạn đang làm việc, bạn bè của những người bạn đã quen biết, tình cờ gặp trong những buổi café hay đi chơi theo nhóm...
Theo Gamek
Game thủ Việt lột xác sau khi bị người yêu bỏ Theo chúng tôi được biết, game thủ này có tên là Nguyễn Viết Dũng sinh năm 1995. Vốn là một người đam mê game và ăn ngủ cùng game. Theo chúng tôi được biết, cậu bạn này có tên là Nguyễn Viết Dũng sinh năm 1995. Vốn là một thanh niên đam mê game và ăn ngủ cùng game. Chính vì đam mê...