Học viên lục quân được rèn như thế nào?
Trường Sĩ quan Lục quân 2 (ĐH Nguyễn Huệ – Đồng Nai) là trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu và nghiên cứu nghệ thuật quân sự của quân đội ở khu vực phía Nam. Những học viên nơi đây đã được rèn luyện như thế nào?
Đại đội bộ binh tham gia huấn luyện – Ảnh: N.LINH
Trung úy Lê Văn Tùng, một trong những học viên nổi bật của khóa 63, kể: “Mới vào trường tụi tôi chưa quen với kỷ luật giờ giấc. Ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, tăng gia sản xuất… phải theo giờ giấc quy định. Lúc nào cũng phải chạy đua với thời gian. Con người lúc nào cũng phải chủ động 24/24 giờ”.
Rèn mình vào khuôn khổ
Trung úy Phạm Văn Ngân, một học viên nổi bật của trường, chia sẻ rằng với học viên khi mới vào trường rất sợ nghe tiếng còi báo động mỗi đêm. Ngân cho biết: “Báo động là một hình thức rèn cho học viên sự nhanh nhẹn, kiên trì, nhẫn nại.
Có nhiều hình thức báo động và phải mặc đồ đúng với hình thức đó, tất cả phải hành động thống nhất, có tổ chức, có kỷ luật. Buổi tối đến giờ ngủ chỉ sợ báo động. Có hôm đơn vị bên cạnh báo động mà tưởng bên mình, nghe tiếng còi là bật dậy đồng loạt chạy lấy đồ mặc. Bây giờ thì quen rồi, nghe còi là bật dậy như phản xạ tự nhiên”.
“Mình là con nông dân, chịu vất vả nên thích nghi nhanh. Có rèn luyện vất vả, gian khổ như vậy thì mình mới mạnh mẽ, bản lĩnh được”
Trung úy PHẠM VĂN NGÂN
Cùng với việc rèn mình vào khuôn khổ, kỷ luật, những tân học viên còn tập điều lệnh đội ngũ. Họ phải đứng ke chân, tập ghìm mũi chân xuống song song với mặt đất. Bỏ chân xuống trước thời gian quy định (3 phút) là bị phạt thêm thời gian. Chân này xong đến chân kia, cứ tập liên tục trong 1 tiếng đồng hồ.
“Trời nắng, đứng một chút xíu là ướt hết áo, ướt nhẹp người – trung úy Phạm Văn Ngân kể – Tập về, có bạn giường trên leo lên giường còn một cái chân không nhấc nổi, phải cầm chân nhấc mới lên được” – Ngân cười.
Với học viên chuyên ngành trinh sát bộ binh, họ còn được học khoa mục vượt qua khe sâu, vách đứng, đột nhập nhà cao tầng, leo dây và đặc biệt là bò qua hàng rào thép gai khắc phục mìn, bẫy, bom…
Hành quân là “đặc sản”
Video đang HOT
Thượng úy Lê Hoàng Nam mỉm cười bảo nói đến lục quân ai cũng nhớ nhất là những lần đi hành quân.
Lê Văn Tùng thì cho biết: “Hồi mới vào học, hành quân rèn luyện có khi đi liên tục 2 tiếng không nghỉ. Đường dân sinh, đường đất miền Đông Nam bộ có khu vực sình lầy, lún gần đầu gối mà đi trong đêm tối, mang vác nặng, người đi trước phải cầm tay người đi sau.
Không ai được phép rời đội hình bởi sẽ rất dễ bị lạc vì toàn đi trong rừng nên phải đi nối nhau. Đi về chân đứa nào cũng phồng rộp. Về đến đơn vị, giặt đồ xong, tất cả lên giường một cái là nằm im thin thít tới sáng”. Khổ là vậy nhưng Tùng bảo học viên ai cũng hào hứng.
Tất cả học viên đều phải trải qua thử thách là diễn tập ở môn chiến thuật. Đã 12 năm giảng dạy, là giảng viên dạy giỏi cấp bộ, đại tá Phạm Ngọc Chung (chủ nhiệm bộ môn chiến thuật trung đội – khoa chiến thuật) cho biết: “Môn chiến thuật là môn quan trọng, trung tâm của nhà trường. Chất lượng đào tạo của môn này ảnh hưởng trực tiếp đến cương vị công tác ban đầu của từng học viên.
Học viên được diễn tập chiến thuật bắn đạn thật với tình huống sát với thực tế chiến đấu để kiểm nghiệm chất lượng đào tạo và đánh giá bản lĩnh người chỉ huy của học viên. Cường độ huấn luyện tăng cường rất cao, cả ban ngày lẫn ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết, gắn với đạn hơi, thuốc nổ, nên học viên phải quyết tâm rất cao mới vượt qua được”.
Trung úy Lê Văn Tùng cho biết toàn bộ học viên khóa 63 của trường vừa tham gia diễn tập cách trường hơn 80km. Đây là thử thách lớn nhất, là “cửa ải” mà 100% học viên lục quân phải vượt qua mới được thi tốt nghiệp. Mỗi học viên lần lượt được ở trên cương vị chỉ huy, sử dụng và vận dụng tất cả kiến thức đã học để chỉ huy, tổ chức chiến đấu như ở ngoài chiến trường thật sự.
Đến vị trí đóng quân, đặt balô xuống vị trí đóng quân là phải xây dựng công sự, đào bếp, đắp sa bàn… Có lẽ đào hầm cũng là một trong những thử thách khắc nghiệt của học viên khi diễn tập. Học viên phải đào hệ thống hầm với nhiều ngóc ngách và đặc biệt là hầm chỉ huy.
“Nhưng nghiệt ngã nhất là đào hầm gần xong, được 70% rồi thì hầm bị sập, phải đào lại. Có lần vị trí trú quân gần chân núi, đào hầm gần xong thì phát hiện tảng đá to hơn cái hầm nằm chắn, phải đào lại. Đào xong không được nghỉ, tiếp tục cơ động lên núi cao tập các hình thức chiến thuật” – trung úy Lê Văn Tài hào hứng nhớ lại.
Với học viên trinh sát bộ binh, thách thức là những lần đi trinh sát. Mỗi người chỉ có mỗi cái quần cộc, ngụy trang kín đáo, bò vào trận địa, cỏ đâm kiến cắn. Trong trận địa rải đầy mìn, bẫy, học viên vừa bò trong hàng rào thép gai vừa khắc phục mìn, bẫy để dọn đường cho bộ binh tiến vào.
Nếu khắc phục không đúng kỹ thuật, mìn sẽ phát sáng, giảng viên bắt làm lại cho đến khi đúng kỹ thuật. Khi về đến trận địa đã 12g đêm, một nhóm học viên đắp sa bàn báo cáo cấp trên, một nhóm thì đắp công sự và phải hoàn thành lúc trời sáng!
Trường sĩ quan Lục quân 2 vừa tổ chức tốt nghiệp cho học viên khóa 3 cao học nghệ thuật quân sự, khóa 63 đại học, khóa 65 cao đẳng quân sự tốt nghiệp năm 2016. Đặc biệt, khóa 63 có gần 35% học viên được Bộ Quốc phòng phong quân hàm trung úy.
Sau lễ tốt nghiệp, các học viên này sẽ chia tay Trường sĩ quan Lục quân 2 để lên đường nhận nhiệm vụ mới theo sự phân công của tổ chức.
Trường ĐH Nguyễn Huệ tiền thân là Trường Quân chính sơ cấp Quân giải phóng miền Nam, được thành lập năm 1961. Trường được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1996.
Sau năm 1979, trường đưa cán bộ sang giúp đỡ quân đội Hoàng gia Campuchia xây dựng Trường Lục quân tổng hợp. Hằng năm, Bộ Quốc phòng Campuchia đều gửi học viên sang trường đào tạo.
Theo Tuổi Trẻ
Bỏ qua BMP-3F, Lục quân Việt Nam chọn giải pháp nâng cấp BMP-2?
Nếu "chốt" thương vụ 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS, rất có thể Lục quân Việt Nam sẽ phải nhường ưu tiên mua sắm xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới cho Hải quân đánh bộ.
Bỏ qua BMP-3F, Lục quân Việt Nam chọn giải pháp nâng cấp BMP-2?
Trong tiến trình đưa Lục quân tiến lên hiện đại, việc mua sắm vũ khí, khí tài có sức chiến đấu cao là tối quan trọng. Bên cạnh xe tăng chiến đấu chủ lực, để xây dựng một lực lượng mạnh toàn diện, chúng ta còn cần trang bị thêm các tổ hợp phòng không tầm thấp, lựu pháo tự hành tiên tiến hay xe chiến đấu bộ binh tối tân...
Tuy vậy ngân sách quốc phòng của Việt Nam chưa bao giờ dư dả, nếu quyết đầu tư cho thương vụ 200 xe tăng T-90MS (giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD), cùng 108 khẩu pháo tự hành CAESAR thì phải nói rằng đây là một nỗ lực cực lớn.
Mặc dù Lục quân đã được quan tâm nhiều hơn nhưng trọng điểm đầu tư dài hạn vẫn sẽ là Phòng không - Không quân và Hải quân, cho nên chắc chắn trong tương lai gần Lục quân Việt Nam chưa thể xây dựng hoàn chỉnh mọi thành phần của một quân chủng hiện đại.
Lục quân Việt Nam đang thực hiện những bước đi đầu tiên của tiến trình hiện đại hóa
Thời gian gần đây báo chí Nga cho biết thêm, Việt Nam đang quan tâm đến xe chiến đấu bộ binh BMP-3F cùng pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD. Đây là hai phương tiện lưỡng dụng, trang bị được cho cả Bộ binh lẫn Thủy quân Lục chiến, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam có thể dự đoán rằng chúng sẽ không vào biên chế Lục quân.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 150 xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-1 cùng 150 chiếc BMP-2 trong giai đoạn giữa thập niên 1980.
Như vậy số lượng IFV của Việt Nam là khá lớn, trong đó BMP-2 vẫn được đánh giá thuộc hàng tiên tiến hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.
Chính vì vậy, khi chính thức triển khai T-90MS thì nhiều khả năng BMP-2 sẽ được phá niêm mang ra khỏi kho lưu trữ để biên chế thêm cho các đơn vị cơ giới, cặp bài trùng T-90MS kết hợp với BMP-2 đã đủ tạo nên sức mạnh vượt trội cho Bộ binh Việt Nam trên chiến trường.
Trong khi đó, trang bị của Hải quân đánh bộ lại chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ khi lực lượng này chỉ có các chủng loại thiết giáp ra đời cách đây đã nửa thế kỷ. Chính vì thế sau khi dành ưu tiên mua xe tăng cho Lục quân thì gần như chắc chắn BMP-3F sẽ về với Hải quân.
BMP-3F sẽ là giải pháp thay thế cho cả PT-76B lẫn BTR-60PB của Hải quân đánh bộ
Khi đã bỏ qua BMP-3F, nếu muốn tăng cường khả năng phối hợp giữa BMP-2 với T-90MS, Việt Nam có thể nghiên cứu đánh giá gói nâng cấp do Tổ hợp KBP đề xuất với cấu hình bao gồm:
Lắp đặt kính ngắm BPK-2-42 tích hợp đèn laser, cài đặt kính xung laser TKN-AI dành cho trưởng xe và kính đa năng PVM tại vị trí lái xe, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép dẫn bắn tên lửa chống tăng Kornet trong điều kiện tầm nhìn kém cả ngày lẫn đêm, tăng cường thêm giáp phụ để nâng cao khả năng bảo vệ.
BMP-2 nâng cấp với 4 quả tên lửa chống tăng Kornet, súng phóng lựu tự động AGS-17 cùng thiết bị ngắm bắn hiện đại
Gói nâng cấp trên yêu cầu khách hàng phải chi ra khoảng 960.000 USD (có thể giảm bớt nếu làm với số lượng lớn), con số này rẻ hơn đáng kể đơn giá 3,5 triệu USD của BMP-3F trong khi sức mạnh hỏa lực không thua kém nhiều (đây là yếu tố không quá cần thiết nếu chiến đấu trong đội hình có T-90MS).
Căn cứ vào tình hình thực tế, nếu Lục quân Việt Nam phải nhường ưu tiên mua sắm xe chiến đấu bộ binh cho Hải quân đánh bộ thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến tiến trình hiện đại hóa của lực lượng này.
Giải pháp nâng cấp BMP-2 để phối hợp tác chiến cùng xe tăng T-90MS vẫn đảm bảo sức xuyên phá cực mạnh mà không nhiều quân đội trên thế giới đuổi kịp. Đây có lẽ là hướng đi tối ưu dành cho Lục quân Việt Nam trong tương lai gần.
Theo Soha News
Với gói nâng cấp này, Việt Nam sẽ không cần mua APC thế hệ mới Trong quá trình hiện đại hóa Lục quân, bên cạnh xe tăng chiến đấu chủ lực hay pháo tự hành tối tân... xe thiết giáp chở quân (APC) cũng là một chủng loại rất cần được đầu tư. Phương án tận dụng các xe tăng T-54/55 dư thừa của Việt Nam Thời gian gần đây trên báo nước ngoài liên tiếp xuất hiện...