Học viên 20 tuổi mắc bạch hầu tại TPHCM đã xuất viện
Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 và có kết quả xét nghiệm âm tính, học viên 20 tuổi mắc bạch hầu đã được xuất viện.
Nơi cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm bạch hầu tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Anh Nhàn
Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Trần Quốc Việt (Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175) thông tin, nam học viên 20 tuổi mắc bệnh bạch hầu đã khỏi bệnh và được cho xuất viện vào ngày 2.7.
Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau họng, sưng vùng hàm và hạch cổ, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Đây là ca bạch hầu đầu tiên tại TPHCM trong năm 2020.
Sau 9 ngày nhập viện và điều trị, bệnh nhân đã hết sốt, hết đau họng, hết sưng hạch cổ, sức khỏe ổn định, kết quả xét nghiệm âm tính.
16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân tại cơ sở học tập và 42 nhân viên y tế đều được cho uống thuốc điều trị dự phòng. Kết quả xét nghiệm 16 người tiếp xúc gần đều âm tính với vi khuẩn bạch hầu và đang được tiếp tục theo dõi, uống thuốc dự phòng.
Công tác khử khuẩn, các quy định về đeo khẩu trang tại bệnh viện được tuân thủ nghiêm ngặt giúp phòng chống lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da.
Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, nuốt đau, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.
Các bác sĩ khuyến cáo, thuốc điều trị dự phòng bệnh bạch hầu được nên uống trong vòng 7-10 ngày. Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu, người dân cần tuân thủ uống thuốc dự phòng, khả năng bảo vệ có thể đạt 100% nếu cơ thể không kháng thuốc. Tuy vậy, nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể gặp biến chứng tim, suy hô hấp, suy tim cấp.
Video đang HOT
Bệnh bạch hầu: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao nhất và cách sàng lọc bệnh
Để biết người bệnh có bị nhiễm khuẩn bạch hầu hay không thì xét nghiệm là tiêu chuẩn vàng để sàng lọc và chẩn đoán xác định bệnh.
Chỉ trong tháng 6 năm nay, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Trong đó, 4 trường hợp tại xã Đắk Sor, 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R'măng. Tính đến thời điểm hiện tại (27/6), đã có 1 trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu, bệnh nhân là cháu bé 9 tuổi, trú tại xã Quảng Hòa.
Theo Cục y tế Dự phòng, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên.
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Các khu vực ghi nhận bệnh nhân mắc bạch hầu tại Đắk Nông có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu nhất và cách sàng lọc bệnh?
Cục y tế Dự phòng khuyến cáo, những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu đó là:
- Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
- Người sinh sống ở khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Để biết người bệnh có bị nhiễm khuẩn bạch hầu hay không thì xét nghiệm là tiêu chuẩn vàng để sàng lọc và chẩn đoán xác định bệnh. Mẫu xét nghiệm được lấy từ dịch ngoáy họng, dịch nhầy ở thành họng, ở mũi hoặc giả mạc tại vị trí viêm của người bệnh.
Tại tỉnh Đắk Nông, sau khi xuất hiện 3 ổ bệnh bạch hầu làm 1 người chết, ngành y tế tỉnh này đã tổ chức khám sàng lọc theo phương pháp trên cho hàng ngàn người.
Các bác sĩ khám sàng lọc, lấy mẫu tầm soát bệnh bạch hầu ở Krông Nô, Đắk Nông.
Dấu hiệu sớm của bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu thường khởi phát chỉ như một đợt cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết thông thường với những biểu hiện như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản... chính vì thế bệnh nhân rất dễ bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Ngược lại, khi để bệnh bạch hầu tiến triển xấu gây ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng thì người bệnh có khả năng bị liệt cơ, viêm cơ tim, viêm dây thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.
Các dấu hiệu sớm của bệnh bạch hầu biểu hiện như thế nào còn phụ thuộc vào từng vị trí gây bệnh.
* Bệnh bạch hầu mũi trước:
- Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sổ mũi, những chất mủ mũi nhầy, có thể lẫn cả máu.
- Khi khám sẽ thấy có những giả mạc trắng ở vách ngăn mũi.
- Người bệnh chỉ có triệu chứng này thì thường nhẹ vì độc tố của vi khuẩn ít xâm nhập vào máu.
* Bệnh bạch hầu họng và amidan:
- Bệnh nhân có biểu hiện đau rát cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi nhiều.
- 2 - 3 ngày sau, vùng amidan hoặc vùng hầu họng của bệnh nhân sẽ xuất hiện những đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc.
- Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò... ở thể nặng, bệnh nhân sẽ đờ đẫn, hôn mê sâu, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
* Bệnh bạch hầu thanh quản:
- Bệnh nhân thường sốt, khàn giọng, ho to và nhiều.
- Khi khám sẽ thấy hình ảnh nhiều giả mạc tại thanh quản. Nếu không được phát hiện sớm, những giả mạc này có thể gây bít tắc đường thở, khiến bệnh nhân suy hô hấp, nhiễm độc và tê liệt các dây thần kinh sọ não, gây viêm cơ tim... có nguy cơ tử vong nhanh chóng.
*Bệnh bạch hầu ở các vị trí khác:
Trường hợp này rất ít gặp và nhẹ, Bệnh bạch hầu da thì có thể gây ra các vết loét, ở niêm mạc có thể có bệnh bạch hầu niêm mạc mắt, âm đạo hay ống tai.
Bệnh bạch hầu hay bệnh dịch COVID-19 "đáng sợ" hơn, cách điều trị ra sao? Nếu so sánh với COVID-19 thì bệnh bạch hầu đáng sợ hơn vì tỉ lệ xảy ra biến chứng dẫn đến tử vong cao hơn. Tuy nhiên nhờ vào vắc xin mà bệnh đã được kiểm soát khá tốt trong khoản 50 năm trở lại đây. Vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu. Ảnh minh hoạ: Thảo Anh. Tác nhân gây bệnh...