Học trò ông Miura mất bình tĩnh, dễ ‘gãy’ vì áp lực
Chuyên gia lo lắng về nhân sự ít kinh nghiệm nhưng cũng kỳ vọng vào tài cầm quân của ông Miura trước vòng loại U23 châu Á.
Olympic Việt Nam đang ở giai đoạn căng thẳng trước khi bước vào vòng loại U23 châu Á với trận hòa CLB Đồng Nai rồi thua Olympic Thái Lan. HLV lão làng Trần Bình Sự cho rằng, sức ép hiện nay chính là “đối thủ” lớn nhất của các học trò còn non kinh nghiệm của HLV Miura.
HLV Miura cùng các học trò đang ở rất gần trận ra quân gặp Malaysia. Ảnh: TH.
“Olympic thường có nhiều sai sót cá nhân, mất bình tĩnh trong các trận đấu, đặc biệt bộc lộ trận gặp Thái Lan. Không quá khó giải thích bởi rất nhiều cầu thủ trong đội đều còn non kinh nghiệm thi đấu trong nước lẫn V-League. Cả 5 thủ môn đều bắt dự bị ở V-League. Trung vệ Tiến Dũng thi đấu hạng Nhì. Nhiều cầu thủ khác trên hàng công chủ yếu cũng ngồi dự bị ở các CLB V-League.
Có các cầu thủ HAGL là đá chính V-League. Nhưng họ cũng chỉ mới từ học viện ra đá được 8 vòng. Còn cầu thủ Thái Lan hầu hết đang đá Thai League, từng cùng HLV Kiatisuk chinh chiến tại các giải đấu từ SEA Games, Asiad tới AFF Cup. Vậy thì yêu cầu họ chững chạc, không sai sót lúc này rất khó và công việc của HLV là giúp cầu thủ bình tĩnh hơn”, ông Sự mở đầu câu chuyện.
Ông Sự bày tỏ lo ngại chính vì non kinh nghiệm, khả năng chịu áp lực không cao trong hoàn cảnh hiện nay nhưng cũng tin tưởng vào biện pháp “tâm lý chiến” của HLV Miura. “Với những gì đang diễn ra, áp lực đến là điều bình thường. Vấn đề, các cầu thủ có cách nào để vượt qua và có cái chân thanh thoát khi nhập cuộc. Tôi nghĩ ông Miura hẳn phải có những biện pháp tâm lý giúp học trò giải tỏa căng thẳng, tìm lại tự tin ở chính mình. Nhưng một mình ông Miura là không đủ. Điều này cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt từ phía dư luận đẩy chuyện thắng – thua ở trận giao hữu lên quá cao”.
Video đang HOT
HLV Trần Bình Sự có dịp dẫn dắt Đồng Nai đấu giao hữu với Olympic Việt Nam của ông Miura. Ảnh: KL.
Đến trận gặp Thái Lan, cách chơi của Olympic Việt Nam vẫn khá rời rạc và chắp vá. Nhưng HLV của CLB Đồng Nai – đội từng hòa 1-1, cho biết: “Mỗi HLV có một cách tính. Có thể, ông Miura đã có những mảng miếng cụ thể cho mình nhưng ở trận đấu cận kề giải, trước ánh mắt quan sát chặt chẽ của đối thủ như Malaysia, ông cố tính giấu đi hoặc chỉ thử vài mảng miếng trong tổng thể. Chưa thể sớm nhận xét gì về cách dùng người của ông ấy lúc này. Câu trả lời hãy đợi khi vào giải chính thức.
Trong lần tập trung chuẩn bị cho vòng loại U23, ban đầu nhiều chuyên gia đánh giá có thể ông Miura sẽ sử dụng bộ khung của HAGL để định hình cách chơi. Nhưng thực tế không như vậy. HLV người Nhật Bản sử dụng hạn chế cầu thủ HAGL trên sân, đặc biệt là ít kết hợp cùng lúc Tuấn Anh – Công Phượng – Văn Toàn. Vì vậy, người hâm mộ thấy Công Phượng, Tuấn Anh khá mờ nhạt, không còn bùng nổ như khi còn khoác áo U19.
Khi đã chọn những cầu thủ này, hẳn ông Miura nắm họ rõ hơn ai hết. Nhưng việc ông không thường xuyên dùng các cầu thủ HAGL chắc có lý do đặc biệt. Có thể ông đã yên tâm về sự kết hợp này và muốn ‘cất đi’ và trao lại cơ hội thử nghiệm cho các cầu thủ khác. Cũng có thể ông muốn tìm đến sự hoàn hảo hơn, hợp triết lý của ông hơn.
Việc sử dụng cầu thủ thế nào còn do triết lý của từng HLV. Ở HAGL, HLV Guillaume Graechen xây dựng cách chơi nhiều chạm quanh Phượng – Anh – Toàn. Ở Olympic, HLV Miura chọn cách chơi lên bóng nhanh, ít chạm. Điều này khiến Tuấn Anh, Công Phượng chưa kịp thích nghi, hòa nhập và cần thêm thời gian. Như đã phân tích, đánh giá bây giờ thì quá sớm và hãy chờ vào giải”.
Công Phượng được chờ đợi là nhân tố “VIP” trên hàng công. Tuy nhiên, với con mắt của ông Sự, nhân vật quan trọng nhất hiện nay lúc này của Olympic Việt Nam là Huy Toàn. “Công Phượng chưa cho thấy được sự bùng nổ, đột phá và bất ngờ như chờ đợi. Có thể Phượng cần thêm thời gian để quen triết lý của HLV mới. Huy Toàn lại tỏ ra hòa nhập nhập, ẩn chứa nhiều nguy hiểm bên cánh trái. Ngoài Huy Toàn, Ngọc Thắng bên cánh phải cũng đáng chờ đợi”.
Theo VNE
'HLV Miura khác ông Calisto, giống ông Goetz'
Trợ lý ngôn ngữ Phạm Trường Minh tiết lộ thông tin thú vị và bất ngờ về ba HLV ngoại của tuyển Việt Nam.
Từng làm trợ lý ngôn ngữ cho ba HLV Henrique Calisto, Falko Goetz và Toshiya Miura, hơn ai hết trợ lý ngôn ngữ Phạm Trường Minh là người nắm rõ nhất đặc trưng tính cách của mỗi HLV.
Trợ lý Phạm Trường Minh làm việc cùng HLV Falko Goetz. Ảnh: TTVH.
Những tưởng HLV Miura đến từ châu Á sẽ có những khác biệt hơn so với hai nhà chiến lược đến từ châu Âu là Calisto và Goetz, nhưng điều đó đã không xảy ra. Theo trợ lý Phạm Trường Minh, phong cách làm việc và sinh hoạt của HLV Miura rất giống HLV Goetz, còn HLV Calisto là một sự khác biệt.
Cựu trợ lý ngôn ngữ của ba HLV cho biết: "HLV Calisto là một phong cách hoàn toàn khác biệt. Ông không họp ban huấn luyện trước mỗi buổi tập. Nội dung tập luyện và tiến hành buổi tập luôn do ông làm trực tiếp. HLV Miura và HLV Goetz lại rất giống nhau. Từ việc lên giáo án, họp BHL trước mỗi buổi tập, cách bố trí bài tập, phương pháp huấn luyện thể lực, sử dụng trang thiết bị tập luyện".
Ngoài ra, trong mối quan hệ, quản lý cầu thủ hàng ngày cũng vậy, luôn có sự khác biệt giữa HLV Calisto so với HLV Miura và HLV Goetz. Trợ lý Phạm Trường Mình tiết lộ: "Ông Calisto với cầu thủ thì không có một khoảng cách nào cả. Hầu hết cầu thủ đều coi HLV Calisto như người bố thứ hai, bên cạnh vai trò HLV trưởng.
Còn HLV Miura và HLV Goetz luôn tạo khoảng cách nhất định với cầu thủ, không quá gần, không quá xa. Nhưng họ cũng khá tâm lý khi quan tâm đến cá nhân cầu thủ như sinh nhật hay tổ chức ăn uống, tham quan. Tuy nhiên, những quan tâm này luôn thể hiện trước toàn thể đội bóng. HLV Miura và HLV Goetz rất hạn chế đi ăn uống hay tâm sự riêng với một cầu thủ hoặc một nhóm cầu thủ".
"Cả ba HLV đều tạo được kỷ luật rất tốt trong đội bóng, trong cả sinh hoạt và tập luyện. Tuy nhiên HLV Miura có lẽ là người dung hoà nếu so sánh với HLV Goetz và HLV Calisto. Những quy định khi ông Miura đưa ra đều có sự trao đổi với trợ lý hoặc VFF, về phong tục cũng như thói quen của cầu thủ Việt để có thể áp dụng một cách hiệu quả mà không dẫn đến những ức chế".
Lý giải cho sự trùng hợp giữa HLV Miura và HLV Goetz, trợ lý Phạm Trường Minh cho rằng HLV Miura có thời gian học tập ở Đức nên bị ảnh hưởng bởi phong cách làm việc của người Đức.
Bên cạnh việc đưa ra những so sánh về ba vị HLV mà mình đã có thời gian làm trợ lý ngôn ngữ, Phạm Trường Minh cũng có những trải lòng rất thật về công việc của mình. Trợ lý ngôn ngữ là cánh tay phải của HLV, công việc của họ khá khó khăn và nhiều áp lực, nhưng ít khi được nhắc đến sau mỗi chiến thắng.
Nói về công việc của mình, trợ lý Phạm Trường Minh thừa nhận: "Nói thật áp lực công việc không hề nhỏ. Công việc của một trợ lý ngôn ngữ luôn đòi hỏi lúc nào cũng phải xử lý nhanh tình huống. Để thời gian chết hoặc hỏi lại là tối kỵ, nên mình lúc nào cũng phải tìm hiểu để nắm bắt tốt nhất yêu cầu, thói quen, cách diễn đạt của HLV, cách tiến hành và yêu cầu đối với mỗi buổi tập.
Ngoài ra, là một trợ lý ngôn ngữ tận tâm, tôi nghĩ họ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin nhiều nhất có thể cho HLV. Để giúp HLV có thể bắt tay nhanh nhất vào công việc thì mình cần giúp họ xây dựng một background (lý lịch) đầy đủ nhất có thể về môi trường bóng đá, đặc tính và khả năng của các cầu thủ".
Thừa nhận công việc có nhiều áp lực, nhưng theo trợ lý Phạm Trường Minh khi bản thân có niềm đam mê thì luôn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Anh cho biết: "Mình thực sự thích công việc này. Đây là đam mê. Được là thành viên của đội tuyển là niềm vinh dự và sự tự hào lớn. Được ra sân để giúp HLV kể cả tập luyện hay thi đấu mình cũng luôn thấy hào hứng".
Theo VNE
Bóng đá Việt như 'chiếc cối xay' với HLV ngoại 20 năm qua, bóng đá Việt Nam như chiếc cối xay với HLV ngoại, bởi 12 người đã đến và phần nhiều ra đi trong cay đắng. Năm 1995 là cột mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam kể từ ngày hội nhập trở lại với sân chơi quốc tế, bởi đây là năm đầu tiên tuyển Việt Nam được...