Học trên mạng đắp tỏi vào chân chữa ho cho con, mẹ trẻ xót xa nhìn chân con phồng rộp chỉ sau 1 đêm
Chỉ vì mong nhanh chóng chữa ho cho con mà bà mẹ đã áp dụng cách chữa mẹo dân gian khiến chân con bị phồng rộp đầy đau đớn.
Với các bà mẹ nuôi con nhỏ, chỉ cần một vài biểu hiện bệnh của con như húng hắng ho, khò khè, sụt sịt… cũng đủ khiến mẹ lo lắng đến đứng ngồi không yên. Nhất là với các bé mới được ít tháng tuổi và những người lần đầu làm mẹ, việc con ốm càng khiến mẹ hoang mang. Sợ con dùng thuốc tây sớm sẽ có hại cho sức khỏe nên một trong những thói quen của các mẹ khi con xuất hiện các triệu chứng ốm ban đầu đó là học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, áp dụng các bài thuốc dân gian hay các bài thuốc có nguồn gốc thiên nhiên. Trong điều kiện mạng xã hội phát triển như hiện nay thì facebook cũng là một nơi các mẹ bỉm sữa hay tìm đến để học hỏi kinh nghiệm chăm con ốm.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian cho con được nhiều thế hệ ông bà truyền lại cho con cháu đời sau. Thế nhưng không phải cách chữa mẹo dân gian nào cũng có tác dụng, đặc biệt có một số mẹo nếu không tìm hiểu kỹ lại có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Và bất chấp cảnh báo của các bác sĩ, chuyên gia về mặt trái của “bác sĩ google”, nhiều người mẹ vẫn lên mạng tìm kiếm thông tin, bài thuốc chữa bệnh cho con và không ít người đã phải lĩnh hậu quả. Mới đây nhất là câu chuyện của người mẹ trẻ Kim Chi (sinh năm 1995, hiện đang sống tại thành phố Vinh, Nghệ An) – mẹ của bé Khả Vy (2 tháng 5 ngày tuổi), dùng tỏi đắp vào chân để chữa ho cho con khiến bàn chân bé bị bỏng, phồng rộp nghiêm trọng.
Vết phồng rộp trên bàn chân bé sau 1 đêm đắp tỏi để chữa ho.
Chị Kim Chi cho biết, bé Khả Vy bị ho đờm và sau 10 ngày điều trị trong bệnh viện, bác sĩ cho bé xuất viện vì thấy tình trạng con đã ổn định. Tuy nhiên, khi về nhà, bé vẫn chưa khỏi ho hẳn. Sốt ruột, chị lên mạng tham khảo ý kiến những mẹ khác và đã áp dụng cách đắp tỏi lên chân con với hy vọng giúp con nhanh khỏi ho. Cụ thể, theo hướng dẫn trên mạng, chị dùng tỏi giã ra rồi buộc vào lòng bàn chân con để qua đêm và đi tất vào. Không ngờ, sáng hôm sau khi cởi tất con ra, lòng bàn chân của bé xuất hiện vết phồng rộp do bỏng tỏi trông rất thương tâm. Bé Khả Vy thì đau rát vì vết bỏng khiến chị Chi vô cùng hối hận, xót xa.
Video đang HOT
Chị Kim Chi chia sẻ: “ Các mẹ ạ. Đây là lời cảnh tỉnh cho các mẹ đang có con nhỏ, nhất là vào mùa này các bé hay ho đờm, khò khè. Đừng tự tiện làm gì nữa nhé! Em trách em ngu chứ em không trách ai, là tại em hại con em. Em thương con em đứt cả ruột chỉ biết ngồi tự tát vào mặt mình“.
Chị Chi cho biết thêm rằng rất may là bé không quấy khóc quá nhiều, cả đêm ngủ ngon nhưng khi vết rộp vỡ ra thì lại càng đau đớn. Sau đó, vết bỏng tự xẹp đi, dồn lại, kết hợp với việc được bôi thuốc nên chân bé Khả Vy nhanh chóng đỡ hơn.
Sau sai lầm của mình, chị Kim Chi đã chuyển sang dùng thuốc ho cho con.
Nhìn hình ảnh bàn chân phồng rộp của Khả Vy, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự thương cảm đối với bé và cũng chỉ ra rằng “ bé mới 2 tháng tuổi đã đắp tỏi là sai rồi”, “gói khăn xô chứ tiếp xúc với tỏi, da người lớn còn bỏng, huống chi trẻ em”, “đắp qua đêm bỏng là đúng rồi, người lớn cũng bỏng nói gì trẻ con, lót 1 cái khăn mỏng vào”, “tỏi nóng lắm, dầu khuynh diệp được biết là không nóng mà khi dùng cho con trẻ sơ sinh, mình cũng chỉ thoa lên tay mẹ, xoa tay cho nóng rồi áp vào chân con thôi chứ cũng không dám bôi lên da con”, “Cái này là áp dụng mà không tìm hiểu kĩ phương pháp. Người ta thường dùng hành tăm, lấy ít thôi mà phải bọc qua 1 lớp gạc đã mới đắp vào chân con”…
Nhiều mẹ khác còn thẳng thắn chỉ ra nếu con ốm đau thì tốt nhất là đi viện, đi bác sĩ khám, không nên tự ý làm theo các bài thuốc được lan truyền trên mạng, nhất là lại còn làm sai hướng dẫn.
Sau câu chuyện này, người mẹ trẻ lần đầu làm mẹ đã cũng rút kinh nghiệm là không bao giờ tự ý chữa bệnh con bằng mẹo dân gian, dù bé có biểu hiện gì lạ cũng đưa đi thăm khám đàng hoàng. “ Em khuyên các mẹ: con đau ốm nên chọn bác sĩ chuẩn mà thăm khám rồi có gì hỏi bác sĩ và kết hợp dân gian do bố mẹ anh chị đi trước bày, chứ em xin các mẹ đừng lên mạng tùy tiện làm theo cho con rồi mẹ hại con“, chị Kim Chi nhắn nhủ.
Có lẽ đây cũng là bài học sâu sắc cho các mẹ khác khi chăm con ốm nói riêng và nuôi con nhỏ nói chung. Trẻ bị ốm là việc xảy ra thường xuyên nên hãy sáng suốt trong việc chăm sóc con, để không phải hối hận vì sai lầm của mình.
Theo Helino
Bị bỏng nặng, hoại tử chân vì xóa hình xăm bằng laser
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa cấp cứu cho một nữ bệnh nhân bị bỏng nặng vì xóa xăm bằng laser.
Hình ảnh bệnh nhân trước và sau điều trị. Ảnh: BVCC
Điều trị bằng laser là phương thức được ưa chuộng nhất để xóa hình xăm ngày nay. Tuy nhiên, sau liệu trình xóa xăm, bạn có thể bị sưng tấy, xuất huyết, thậm chí bị bỏng.
Ngày 24.11, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận bệnh nhân nữ Đỗ Thị Q (trú tại Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nặng vùng cẳng chân trái, chảy dịch, loét rộng và sâu, lộ gân cơ, đau nhiều sưng phù cẳng chân, bàn chân, sưng lan lên đùi. Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng độ 3 vùng cẳng chân trái.
Ngay sau đó, bệnh nhân được nhập viện tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Tại đây, bệnh nhân được thay băng bôi thuốc mỡ bỏng (bạc), điều trị tiêm truyền chống viêm, bù dịch.
Được biết, trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân có đến 1 thẩm mỹ viện tư nhân để xóa vết xăm bằng laser ở cẳng chân trái. Nhưng trong quá trình xóa xăm, bệnh nhân có bị bỏng laser. Do chủ quan, chị Q đi về nhà, hôm sau phát hiện chỗ đốt bằng laser bị phồng rát. Quay lại thẩm mỹ viện, tại đây, nhân viên chỉ cho bệnh nhân kháng sinh và thuốc mỡ bôi tetracycline.
Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định vết bỏng không sưng, chảy dịch ít. Bác sĩ Đồng Thanh Thiện - khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - cho hay: "Vùng cẳng chân bệnh nhân đã có những vùng hoại tử, da thâm đen, loét chảy dịch lẫn máu. Nếu không vào viện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ hoại tử nặng có thể lan sau gây viêm xương cẳng chân và ảnh hưởng chức năng vận động và thẩm mỹ vùng cẳng chân".
Hiện nay, xóa xăm bằng laser là phương pháp phổ biến nhất. Cơ chế của phương pháp này là dùng laser để phá vỡ sự liên kết giữa các phần mực xăm, sau đó các mảnh nhỏ li ti sẽ thẩm thấu vào da, rồi được đào thải ra ngoài theo cơ chế bài tiết tự nhiên. Sau những liệu trình xóa xăm, bạn có thể bị ra máu, bị sưng tấy, phải chịu đau đớn suốt nhiều tuần, thậm chí phải kiêng tắm gội, kiêng dùng hóa chất vùng da đã điều trị bằng laser.
Bác sĩ Đồng Thanh Thiện cũng có một số lời khuyên cho mọi người khi có ý định đi xóa hình xăm. Thứ nhất, chúng ta nên tìm hiểu kỹ cơ sở y tế có uy tín, cũng như phương pháp xóa xăm an toàn đối với bản thân mình. Thứ hai, với trường hợp có hình xămlớn chúng ta nên xóa thành nhiều lần, không nên xóa 1 lần. Nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh phải đi khám ngay.
T.LINH
Theo laodong
7 loại thực phẩm làm dịu viêm họng tốt hơn cả thuốc Tây Mùa lạnh đến khiến bạn dễ bị viêm họng do nhiễm lạnh, cảm lạnh. Để nhanh khỏi, bên cạnh các biện pháp điều trị bằng thuốc thì việc bổ sung một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn đẩy lùi viêm họng. Mẹo dân gian với 5 nguyên liệu quen thuộc giúp chữa khỏi viêm họng hạt mãn tính Một số thực phẩm...