Học theo trò chơi trên mạng, bé gái 4 tuổi phải nhập viện lấy dị vật trong mũi
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa An Phát (Tân Kỳ, Nghệ An), bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bé gái 4 tuổi bị mắc kẹt mẩu giấy bóng vào mũi.
Dị vật là mẩu giấy bóng được lấy ra khỏi mũi bé gái (Ảnh: BVCC).
Bé gái N.T.H.M. (4 tuổi, trú tại Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghệ An) được gia đình đưa vào viện với các triệu chứng đau nhức mũi, nghẹt mũi. Được biết, bé bị mắc kẹt mẩu giấy bóng vào mũi do học theo trò chơi trên mạng.
Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra và thăm khám, bé gái được tiến hành nội soi tai mũi họng. Qua hình ảnh nội soi, các bác sĩ phát hiện: có khối dị vật nằm sâu trong hốc mũi.
Video đang HOT
Tiến hành xử trí, các bác sĩ gắp được mẩu giấy bóng nhỏ có đường kính khoảng 0,4 cm. Sau khi gắp xong, bé gái được bơm rửa mũi và cảm thấy đỡ đau nhức, dễ thở hơn.
Theo các bác sĩ bệnh viện, dị vật mũi là bệnh thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng, đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Trẻ khi chơi thường tự nhét những vật vào mũi như nút nhựa, hạt lạc, hạt đậu… gây ra dị vật ở mũi.
Qua trường hợp trên, một lần nữa, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào mũi là việc xấu, không được làm vậy. Đặc biệt, người lớn cần phải luôn quan sát đến các hoạt động vui chơi của trẻ.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như khó thở, chảy nước mũi nhiều và đặc biệt kèm ra máu, cha mẹ hãy kiếm tra xem trong mũi bé có gì lạ hay không? Nếu phát hiện trẻ bị dị vật trong mũi, cần đến cơ sở y tế để được gắp dị vật càng sớm càng tốt, tránh để muộn lấy sẽ khó khăn hơn và nặng hơn là nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Bé trai 12 tuổi bị nghẹt mũi, chảy máu mũi suốt 1 tuần, đến bệnh viện khám bác sĩ gắp ra con đỉa dài 5cm to gấp 4 lần bình thường
Trong lúc rửa mặt, bé trai cảm nhận có dị vật trong mũi, cho rằng mũi bị sặc nước nên không lưu tâm.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, mới đây chia sẻ trường hợp bé trai (12 tuổi) cùng cả nhà đi leo núi. Khi thấy dòng suối trong vắt, cậu bé đã dùng nước suối rửa mặt. Trong lúc rửa mặt, bé trai cảm nhận có dị vật trong mũi, cho rằng mũi bị sặc nước nên không lưu tâm. Vài ngày sau, mũi của cậu bé bắt đầu có triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy máu mũi, sử dụng thuốc cầm máu nhưng không có tác dụng, lúc này cả nhà mới hoảng hốt đưa cậu bé đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cho biết: "Kết quả nội soi phát hiện khoang mũi của bệnh nhi có một con đỉa kích thước 5cm và nó đã ở trong khoang mũi của bệnh nhi được 1 tuần. Do hút máu nên cơ thể con đỉa to gấp 4 lần, bệnh nhi lúc đầu có triệu chứng nghẹt mũi, chảy máu mũi là do con đỉa gây ra. Sau khi con đỉa hút máu no, máu sẽ chảy tràn ra mũi, thật may là quá trình gắp con đỉa không gặp trở ngại".
Kết quả nội soi phát hiện khoang mũi của bệnh nhi có một con đỉa kích thước 5cm và nó đã ở trong khoang mũi của bệnh nhi được 1 tuần.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cảnh báo, đỉa thường xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các lỗ, thông thường nó sẽ vào khoang mũi, khoang miệng, xuống niệu đạo, âm đạo. Khi đỉa xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ sống ký sinh và hút máu vật chủ kéo dài 1 tháng, nếu không phát hiện kịp thời, đỉa sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cho vật chủ.
Khi mọi người đến vùng ngoại ô du lịch, nếu thấy nước suối có đỉa thì không nên rửa mặt hoặc sử dụng nước suối nhằm tránh tình trạng đỉa xâm nhập vào cơ thể.
Triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị đỉa ký sinh là:
Chảy máu liên tục, do đỉa tiết ra chất hirudine có tác dụng chống đông máu, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Khi bị đỉa chui vào cơ thể, nạn nhân có triệu chứng ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu.
Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn khó cầm máu. Thường đỉa vào cơ thể bám vào thanh quản, hầu, mũi, họng, thực quản hoặc ở niệu đạo, bàng quang, bộ phận sinh dục của con người...
Đỉa ký sinh ở hầu, khí quản sẽ gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong. Đỉa chui vào mắt gây chảy máu ở mắt, người bệnh sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt. Đỉa ký sinh ở thực quản làm cho người nuốt khó, nôn oẹ. Đỉa cũng có thể chui vào âm hộ gây chảy máu kéo dài, chui vào đường sinh dục của nam giới làm chảy máu đường tiết niệu...
Theo các bác sĩ, điều trị đỉa ký sinh sẽ tùy theo từng trường hợp. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ đỉa xâm nhập vào cơ thể.
Nếu bị đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên, nạn nhân nên súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít chất có mùi cay, mùi hăng. Nếu đỉa bám ở vùng nông, bác sĩ dùng ống soi để gắp đỉa ra. Đỉa bám vào ở sâu trong các bộ phận cơ thể, phải gây tê và dùng dụng cụ chuyên dùng để gắp. Nếu chúng chui ở quá sâu, bác sĩ buộc phải mổ bệnh nhân để bắt đỉa.
Dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh Đau họng, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu hay hắt xì là những dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh cảm lạnh. Đau họng: Đau họng kèm khó nuốt là triệu chứng phổ biến của cảm lạnh. Đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo hệ miễn dịch của bạn đang yếu, không thể chống lại bệnh tật, trong đó có...