“Học tập Bác không chờ đến có chủ trương mới làm”
“Mỗi chúng ta học Bác từ những việc làm nhỏ nhất, bình dị nhất, có cơ hội là làm ngay, không chờ đến chủ trương hay việc lớn mới làm. Việc làm đó phải thường xuyên liên tục như hơi thở, cơm ăn, nước uống hàng ngày” – Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An chia sẻ.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà – Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đọc tham luận tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc
Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà – Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An là một trong 5 cá nhân, tập thể được báo cáo tham luận tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc do tỉnh Nghệ An tổ chức mới đây. “Những kết quả trong công tác của tôi chỉ là giọt nước trong mênh mông biển cả thành tích của lực lượng vũ trang và phong trào thi đua yêu nước”, Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà tâm sự.
Theo Thượng tá Hà, học tập và làm theo Bác trước hết phải luôn luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của lực lượng vũ trang thì việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội địa phương với củng cố tiềm lực quốc phòng – an ninh cũng là nhiệm vụ được anh và lãnh đạo chỉ huy chú trọng.
Cán bộ chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An cùng nhân dân làm đường giao thông nông thôn tại xã An Hòa (Quỳnh Lưu) – Ảnh: Trọng Kiên
Trên cương vị là Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà đã tích cực, chủ động tham mưu cho Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh tham gia nhiều ý kiến quốc phòng đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội; đề xuất với Bộ Quốc phòng và Chính phủ điều chỉnh địa hình loại 1, loại 2 vừa đảm bảo quy hoạch thế trận phòng thủ, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà 6 năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; năm 2016 được công nhận là Chiến sĩ thi đua toàn quân; Đại biểu Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IX (2015).
Cùng với các đồng đội, đồng chí của mình, anh là cầu nối để cùng các cá nhân, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh sát cánh với ngư dân Nghệ An bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
“Mỗi ngư dân vươn khơi bám biển là một chiến sĩ trên tuyến đầu bảo vệ chủ quyền biển đảo, mỗi chiếc tàu ra khơi là một cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mỗi đợt vươn khơi kéo dài nhiều ngày, những lá cờ bị bạc, rách, cần phải được thay thế.
Video đang HOT
Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà kiểm tra công tác phòng chống bão lụt tại huyện Diễn Châu – Ảnh: Phong Quang
Mong muốn mỗi con tàu ra khơi luôn có một lá cờ mới, kiêu hãnh tung bay trên vùng biển chủ quyền Việt Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thành lập đội thanh niên xung kích, vận động, tuyên truyền sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức để mua cờ Tổ quốc tặng ngư dân. Đến nay, đã có gần 15.000 lá cờ cùng hàng trăm suất quà được trao tận tay cho ngư dân, giúp họ vững vàng vươn khơi bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo”, Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà cho biết.
15.000 lá cờ Tổ quốc, đó không đơn thuần là những con số thống kê mà quan trọng hơn là xây dựng được ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc góp sức mình xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Tỉnh đoàn Nghệ An tặng cờ cho ngư dân vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền – Ảnh: Phong Quang
Thời gian qua, trên địa bàn Nghệ An xuất hiện một số hoạt động kích động, chia rẽ tình cảm lương – giáo, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh nắm và dự báo chính xác tình hình, Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà kịp thời tham mưu các giải pháp xử lý vụ việc ngay từ cơ sở, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể… đẩy mạnh công tác dân vận vùng đặc thù. Nhờ vậy, người dân thêm hiểu và tin vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ gần 900 tấn xi măng, huy động gần 2.600 lượt cán bộ chiến sĩ, 34.000 ngày công lao động cùng người dân ở các xã thuộc vùng đặc thù làm đường giao thông nông thôn.
Các hoạt động kết nghĩa giữa các đơn vị quân đội với các tổ chức Đoàn, Hội của các địa phương vùng giáo cũng được đẩy mạnh. Thông qua công tác dân vận, giao lưu, kết nghĩa, tham gia xây dựng nông thôn mới, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ càng đậm nét trong lòng người dân, mối tình cảm đoàn kết, gắn bó quân – dân càng được thắt chặt, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định địa bàn.
Cán bộ chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự Nghệ An tham gia cứu hộ đê sông Vinh trong đợt lũ tháng 10/2017
Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà tâm sự: “Mỗi chúng ta đều học Bác từ những việc làm nhỏ nhất, bình dị nhất, có cơ hội là làm ngay, không chờ đến chủ trương hay việc lớn mới làm. Việc làm đó phải thường xuyên như hơi thở, cơm ăn, nước uống hàng ngày. Phải tự mình nêu gương trong lao động, học tập, công tác; gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc thực hiện tốt việc “tự nêu gương”; phát huy tính năng động sáng tạo của tập thể, cá nhân để mỗi người đều có cơ hội, có quyết tâm phấn đấu”.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Thi đua ái quốc: Quan trọng là thực chất, thường xuyên, liên tục
"Mặc dù định danh là phong trào thi đua nhưng cách làm phải hiệu quả, thể hiện tính thường xuyên, xuyên suốt chứ không phải làm kiểu cao điểm, có điển hình thì tuyên truyền, khen thưởng, điều đó sẽ làm giảm đi giá trị của phong trào thi đua yêu nước"- TS. Phạm Tất Thắng". TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói.
Cách đây 70 năm, ngày 11.6.1948, Hồ Chủ tịch đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. NTNN/Dân Việt trao đổi với TS Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Thưa ông trong bối cảnh hiện nay, phong trào thi đua yêu nước cần được nhìn nhận thế nào để tạo sự hứng khởi cho mọi người tham gia?
Vai trò của thi đua yêu nước rất quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ khi giành chính quyền, Đảng và Hồ Chủ tịch đã chú trọng đến công tác này. Với Hồ Chủ tịch, Người không chỉ ra lời kêu gọi thi đua yêu nước (11.6.1948) mà còn có những việc làm cụ thể để thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước. Người đã phát hiện, tuyên truyền, ghi nhận những cá nhân điển hình một cách rất kịp thời, cụ thể. Người tâm niêm, thi đua yêu nước là sự nghiệp của toàn dân, làm sao cho toàn dân tham gia thì mới thành công. Thi đua yêu nước, nghĩa là mỗi người làm tốt nhất công việc của mình, điều tốt nhất từ mỗi cá nhân đó sẽ đóng góp vào giá trị chung của xã hội.
Nông dân báo cáo với Bác Hồ về kết quả sản xuất. (Ảnh: TL)
Từ kinh nghiệm quý báu đó, phong trào thi đua yêu nước của chúng ta hiện nay vẫn được triển khai, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dường như tính thực chất của các phong trào và việc phát hiện để nhân lên các điển hình cần phải chú ý hơn nữa, làm sao phong trào thi đua yêu nước phát huy được đúng vai trò.
Để đạt được mục tiêu cần triển khai một cách thực chất chứ không phải hình thức. Mặc định danh gọi là phong trào nhưng cách làm phải hiệu quả, thể hiện tính thường xuyên, xuyên suốt, chứ không phải làm theo kiểu cao điểm, có điển hình thì tuyên truyền, khen thưởng, điều đó sẽ làm giảm đi giá trị của phong trào thi đua yêu nước.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Thi đua hiện nay có khác, thực ra thi đua là gắn lợi ích cá nhân với cộng đồng. Như Cụ Hồ từng nói, sự giàu có của những nhà doanh nghiệp cũng là sự hưng thịnh của quốc gia và ngược lại. Phải nhìn thi đua một cách biện chứng, thời đại này đừng coi lợi ích là một cái gì xấu, lợi ích chính là động lực, vấn đề là làm thế nào để tích hợp động lực đó để tạo ra định hướng thúc đẩy sự phát triển đó chính là thi đua.
Thi đua là cơ sở quan trọng trong việc phát hiện nhân tài, nếu người đứng đầu biết sử dụng nhân lực, biết dùng người tài để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng, đó là vấn đề cần phải nhìn nhận khi nói tới thi đua, thưa ông?
- Đúng như vậy, qua phong trào thi đua yêu nước chúng ta phát hiện ra những tập thể, cá nhân điển hình. Những cá nhân xuất sắc đương nhiên là cá nhân ưu tú của tập thể đó, của cộng đồng đó. Trong số cá nhân ưu tú tiêu biểu sẽ có những nhân tài.
Sử dụng đúng người, đúng việc không chỉ là yêu cầu đối với sử dụng nhân tài đó là yêu cầu chung trong sử dụng nhân lực của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Nếu người lãnh đạo biết biết sử dụng các cá nhân trong tập thể đó đúng với sở trường, năng lực, rồi tạo môi trường cho họ phát huy thì những cá nhân đó sẽ có điều kiện để phát huy tốt nhất khả năng đóng góp chung cho cơ quan, đơn vị. Còn đối với việc sử dụng những người có năng lực đặc biệt hay còn gọi nhân tài thì yêu cầu này càng phải được chú trọng.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, tính thực dụng, lợi ích của cá nhân có tác động gì tới việc thực hiện các phong trào thi đua thưa ông?
- Trong xã hội phát triển tính dân chủ ngày càng cao, các cá nhân muốn khẳng định mình, qua đó cũng muốn được sự ghi nhận của tập thể cũng là chuyện bình thường. Chính vì thế, các phong trào, các đánh giá nhìn nhận vừa phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cơ quan đơn vị với lợi cá nhân. Phải động viên ghi nhận kịp thời cùng với đó là chế độ khen thưởng, đãi ngộ để động viên những cá nhân đã có đóng góp xuất sắc. Khi đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích tập thể với cá nhân thì phong trào thi đua mới tốt và có sức sống bền vững. Điều đó cũng có nghĩa là phong trào sẽ thực chất hơn. Còn như chỉ tuyên truyền hô hào, không chú ý đúng mức quyền lợi của cá nhân thì rõ ràng độ bền của phong trào sẽ không tốt, dễ rơi vào tính hình thức.
Trong cuộc sống hằng ngày vẫn luôn có những phong trào tốt, tấm gương tốt nảy nở như việc chung tay để làm nhân đạo ở bệnh viện, ở vùng khó khăn, phong trào lá "lành đùm lá rách", phong trào "hiệp sĩ đường phố" ở trong các tỉnh phía Nam..., đó là cũng là hành động thi đua yêu nước, nhưng âm thầm, lặng lẽ, ông nghĩ sao?
- Rõ ràng trong cuộc sống đời thường chúng ta thấy không bao giờ thiếu những người tốt, việc tốt, những hành động đẹp, đó vốn là bản chất của xã hội, bởi xã hội luôn hướng tới cái đẹp, cái tốt, chân, thiện, mỹ. Có rất nhiều người khi họ làm một việc tốt mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, họ không nghĩ đến lợi ích của cá nhân, không phải theo phong trào này, phong trào kia, họ làm chỉ với suy nghĩ đơn giản là trong điều kiện, trong khả năng để đóng góp điều tốt cho xã hội. Những trường hợp này chúng ta hay gọi là "tấm gương bình dị mà cao quý". Hành động của những con người đó chính là một biểu hiện thiết thực đáng trân trọng của thi đua yêu nước.
Trong cuộc sống hàng ngày những việc làm như trên cần phải được nhân rộng ra hơn. Làm sao cho mọi người thấy nói đến thi đua không phải là những gì đó lớn lao, xa xôi, mỗi người chỉ cần làm tốt nhất công việc của mình, rồi những hành động thiết thực hằng ngày để góp phần vào sự ổn định, tốt đẹp, phát triển chung của xã hội. Đó chính là thi đua yêu nước, đó mới là giá trị thiết thực của phong trào thi đua.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo danviet
Chủ tịch nước: Thi đua yêu nước là động lực to lớn thúc đẩy phong trào cách mạng "Thi đua yêu nước là động lực to lớn thúc đẩy phong trào cách mạng và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng thi đua yêu nước Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ đầy nhiệt huyết cách mạng, mãi mãi tỏa sáng, dẫn đường toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta...