Học sinh tiếc nuối vì không được đến trường dự lễ khai giảng trực tiếp
Năm học 2021-2022, nhiều trường quyết định không tổ chức khai giảng trực tiếp. Thay vào đó, các em sẽ tham dự lễ khai giảng online ngay tại nhà.
Thông tin này đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Để đảm bảo phòng dịch, học sinh TP. Hà Nội sẽ tham dự lễ khai giảng ngay tại nhà. (Ảnh: Thanh Niên)
Báo Lao động cho biết, sáng ngày 5/9 sắp tới, hơn 2 triệu học sinh trên địa bàn TP.Hà Nội sẽ dự lễ khai giảng chung, được phát tại Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội để các giáo viên, học sinh, phụ huynh và người dân…được theo dõi. Địa điểm diễn ra buổi lễ là tại trường THCS Trưng Vương (Q.Hoàn Kiếm), có sự tham gia của đại diện các Bộ, ban, ngành; lãnh đạo thành phố và Sở GD-ĐT; cùng một số cán bộ, giáo viên, học sinh cấp 2, cấp 3…
Buổi lễ đặc biệt này phải đáp ứng đủ yêu cầu phòng, chống dịch; tổ chức trang trọng nhưng ngắn gọn, tránh hình thức, đem đến không khí phấn khởi, vui tươi. Chương trình bao gồm đầy đủ nghi thức quy định như phát biểu chào mừng, phát biểu động viên ngành giáo dục thành phố, trao tặng bằng khen cho những thầy cô, học sinh có thành tích xuất sắc… Sau khi kết thúc, nhà trường sẽ tổ chức sinh hoạt đầu năm theo hình thức online, sau đó bắt đầu học chính thức từ ngày 6/9.
Ngày khai giảng năm nay được tiến hành giống lễ tổng kết từng được TP.Hà Nội thực hiện trước đó. (Ảnh Giáo dục & Thời đại)
Tương tự TP.Hà Nội, Báo Quốc tế cho hay, các tỉnh như Hải Dương, Bắc Ninh, An Giang, Nghệ An…cũng chọn một điểm trường để tổ chức khai giảng vào ngày 5/9, sau đó phát trực tiếp tại Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh…
Trong khi đó, TP.HCM quyết định không làm lễ khai giảng năm học mới. Thay vào đó, học sinh tựu trường trực tuyến vào ngày 1/9 để làm quen với bạn bè và phương pháp học qua mạng. Đến ngày 6/9, thành phố bắt đầu giảng dạy chương trình của năm học mới; riêng cấp 1 sẽ học chính thức vào ngày 20/9.
Video đang HOT
Việc nhiều địa phương làm lễ khai giảng theo hình thức mới hoặc không tổ chức có lẽ sẽ đem đến những trải nghiệm khó quên cho các em. Tuy nhiên, đông đảo dân mạng đều bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể đứng chào cờ và hát Quốc Ca trong ngày quan trọng này. Đặc biệt, nhiều học sinh lớp 12 tỏ ra khá buồn vì lỡ mất kỉ niệm cuối cấp. Tại các bài đăng trên mạng xã hội về vấn đề này, không ít tài khoản cũng để lại bình luận động viên, khích lệ tinh thần học sinh; đồng thời gửi lời chúc sức khoẻ, hi vọng năm học tới sẽ đem đến nhiều niềm vui cho các em.
Ý kiến của một số dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
“- Buồn quá, không được đến trường gặp các bạn, xa trường xa lớp lâu quá rồi. Mong dịch tan nhanh để được đi học.
- Cuối cấp rồi mà không được đi khai giảng, tụi mình cũng buồn lắm. Nhưng dịch bệnh như vậy thì phải phòng dịch cẩn thận thôi. Hi vọng 2k4 có thể tham dự lễ bế giảng để lưu giữ vài tấm hình kỉ niệm.
- Cố lên nha các em, ở nhà nhưng vẫn được hoà chung không khí chào mừng năm học mới quan màn hình tivi hoặc máy tính mà. Giữ gìn sức khoẻ để học tập nha! Chúc các em sớm được trở lại trường.”
Trong thời điểm dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, quyết định về việc có hay không tổ chức khai giảng trực tiếp được đưa ra dựa trên tình hình thực tế của mỗi khu vực. Chính vì vậy, dù có đôi chút tiếc nuối nhưng tin chức rằng, học sinh các cấp sẽ hiểu được điều này, cố gắng thích nghi với hoàn cảnh để năm học mới diễn ra thuận lợi.
Và dù thế nào đi chăng nữa, các em vẫn được tương tác với thầy cô và bạn bè qua những buổi học trực tuyến thú vị, bổ ích. Do đó, hãy suy nghĩ tích cực và cố học tập thật tốt để khám phá bầu trời tri thức nhé!
Tranh cãi bất ngờ xung quanh câu hỏi "Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?" từ đề thi Tiếng Việt lớp 2
Xưa nay ai cũng nghĩ khai giảng là vào đầu thu, nhưng lại có bằng chứng cho 1 kết quả khác và khiến các bậc phụ huynh bỗng dưng lại phải đau đầu...
Trong 1 hội nhóm cha mẹ học sinh gần đây bất ngờ 1 câu hỏi được đặt ra: "Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?" từ 1 trích đoạn trong 1 đề thi môn Tiếng Việt lớp 2, khiến khá nhiều người ngỡ ngàng.
Từ xưa đến nay đa phần các cha mẹ vẫn nghĩ mùa tựu trường của các con là vào đầu thu, đó không phải là điều bàn cãi. Nhưng trong trích đoạn của đề thi này rành rành tác giả nói rằng khai giảng vào cuối thu. Từ đó mới nổ ra những tranh cãi xung quanh câu hỏi: "Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?".
Đề thi môn Tiếng Việt lớp 2 có nội dung tranh cãi liên quan đến ngày khai trường.
Theo như những gì chúng ta nhìn thấy thì đề thi này là 1 đề môn Tiếng Việt lớp 2 của 1 thầy cô hay 1 trường tiểu học nào đó.
Cụ thể trong đề thi có 1 trích đoạn của tác giả Lê Phương Liên như sau: "Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió chạy khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá xanh, làm tươi lên cái áo vôi vàng của ngôi trường... Kết thúc bài giảng, giọng cô ngân vang: "Ngày mai, chúng ta sẽ khai trường, bắt đầu một năm học mới".
Đây là 1 phần thi đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 2 và câu hỏi là: "Các bạn học sinh đón ngày khai trường vào thời gian nào?" .
3 đáp án được đưa ra để lựa chọn là: cuối thu, đầu đông, cuối hè.
Một phụ huynh khi nhìn thấy đề thi đã vô cùng ngỡ ngàng, vì có lẽ họ xác định được số đông cũng như mình vì luôn hiểu mùa khai trường là đầu thu. Nhưng trong trích đoạn trên lại khẳng định ngày khai trường là vào cuối thu. Thêm vào đó phần câu hỏi lại nhấn vào chi tiết này khiến cho nhiều phụ huynh cho rằng học sinh đều sẽ nghĩ khai giảng vào ngày cuối thu.
Nhiều ý kiến tranh cãi đã nổ ra sau câu hỏi này, theo suy nghĩ của nhiều người thì tháng 7,8,9 âm lịch mới là mùa thu. Và ngày 5/9 dương lịch là chưa hết tháng 7 âm, vậy thì phải hiểu ngày khai giảng là vào đầu thu mới đúng.
Có những phụ huynh còn tra cứu đàng hoàng: "Theo lịch vạn niên, tiết Lập thu năm 2021 bắt đầu vào ngày thứ Bảy, mùng 7 tháng 8 Dương lịch (tức ngày 29/06/2021 Âm lịch) và kết thúc vào ngày Chủ Nhật 22/08/2021 Dương lịch (tức ngày 15/07/2021 Âm lịch)". Nhưng theo lịch tra cứu này thì ngày Khai giảng vẫn rất gần tiết Lập thu.
Một bài thơ của tác giả Nguyễn Bùi Vợi khẳng định ngày khai trường vào đầu thu.
Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra là trong nhóm diễn đàn này lại có cháu của chính tác giả Lê Phương Liên, người viết trích đoạn kia (trong cuốn Những tia nắng đầu tiên) và đã được lý giải tường tận. Tác giả nói: "Bác viết bài này từ cách đây 50 năm. Khi ấy khai giảng vào cuối tháng 9, do học sinh đi sơ tán về Hà Nội muộn. Sau này mới có quy định là khai giảng vào 5/9" . Vậy thì việc tác giả viết khai giảng vào cuối thu không có gì sai, có điều đặt vào hoàn cảnh thời nay thì có lẽ gây hiểu lầm cho nhiều người.
Điều thú vị tiếp theo xảy ra là nhiều phụ huynh sau khi nhận được lý giải này đã cho rằng tác giả bài viết quả là nhà tiên tri tài ba. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhiều phụ huynh đã nghĩ đến 1 lễ khai giảng muộn vì lũ trẻ nhà mình vẫn còn đang "sơ tán" ở nhà ông bà nội, ngoại, 1 năm học mới khởi đầu rất khác như khai giảng và học online hoặc khai giảng chậm là điều bình thường. Một số comment vui: "Năm nay thì chắc khai giảng cuối thu thật đấy các bác" hoặc "Mùa tựu trường là mùa thu, còn đầu hay cuối không quan trọng" ...
Như vậy điều tác giả viết là hoàn toàn hợp lý ở thời kỳ ngày đó, còn bạn nghĩ khai giảng vào cuối thu hay đầu thu thực sự cũng không quá quan trọng.
Chuyện ngoài lề 1 chút, nhưng nhiều phụ huynh khi đọc cả trích đoạn này đều đã đồng loạt yêu thích giọng văn của tác giả và khen trong trẻo, dễ thương và gần gũi với thiếu nhi.
Anh: Ý tưởng để "giáo viên đánh giá năng lực học sinh" bị phản ứng Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 không chỉ khiến các trường học phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa, mà còn khiến những kỳ kiểm tra quan trọng như A-level và GCSE tại Anh bị hủy bỏ. Thay vào đó, kết quả và điểm số sẽ được quyết định dựa trên những bài kiểm tra nhỏ cũng như đánh giá...