Học sinh thiếu kỹ năng đối mặt với áp lực
Ý kiến được đặt ra tại Hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GDĐT tổ chức ngày 9.10 tại Hà Nội.
Ngày 6.10, thầy trò Trường THPT chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn) bàng hoàng về cái chết của em Trần Hoàng H – học sinh lớp 11 chuyên Anh. Nguyên nhân được các cơ quan chức năng làm rõ là do không chịu được áp lực điểm số (trước đó H bị điểm 2 môn toán), bị bố mẹ mắng, trưa 6.10, H đã đạp xe lên cầu Đông Kinh và nhảy xuống tự tử.
Nghiện game cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở học sinh (ảnh minh họa chụp tại quán internet trên đường Xuân Thủy, Hà Nội). Ảnh: Đàm Duy
Video đang HOT
Trước đó, năm 2014, đã xảy ra hàng loạt vụ học sinh tự tử vì những lý do khá “lãng xẹt”: Ngày 11.12.2014 hai nữ sinh THPT cùng nhau treo cổ tự tử tại nhà trọ ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng); ngày 13.12.2014 tại Tiền Giang, một nam sinh lớp 12 nhảy sông tự vẫn vì bị bạn gái chia tay. Điển hình hơn là vụ nữ sinh Trường THCS Trung Lập (xã Trung Lập Thượng, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) uống thuốc sâu tự tử vì… làm mất 600.000 đồng quỹ lớp (năm 2013)…
Ngoài các vụ tử tự, mỗi năm có hàng trăm vụ bạo lực học đường, hàng chục clip bạo lực của học sinh các cấp học được tung lên mạng internet khiến dư luận không khỏi hoang mang.
PGS-TS Trần Huy Hoàng – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, nguyên nhân là do học sinh Việt Nam đang thiếu kỹ năng đối mặt với những áp lực của cuộc sống, trong học tập, các em thiếu chỗ dựa tinh thần và bị mất phương hướng trong những tình huống cụ thể vì không có người giúp đỡ: “Học sinh tự tử, bạo lực học đường, hội chứng tự kỷ… là hàng loạt những dấu hiệu cho thấy học sinh đang gặp rất nhiều áp lực mà không có chỗ giải tỏa” – ông Hoàng nói.
PGS-TS Nguyễn Đức Sơn – Trưởng khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, mặc dù các trường đều xác định được tầm quan trọng của vấn đề tư vấn tâm lý học đường nhưng hầu như các hoạt động tư vấn chỉ mang tính tự phát mà chưa có sự quản lý hỗ trợ về chuyên môn. “Rất ít trường có đội ngũ tư vấn là những người có chuyên ngành tâm lý, phần nhiều là do giáo viên kiêm nhiệm; thiếu biên chế cho đội ngũ này trong khi đội ngũ giáo viên của các trường không thể phình to hơn nữa. Ngoài ra, rất nhiều phụ huynh còn thiếu hợp tác với nhà trường trong việc tư vấn tâm lý cho con em khiến hoạt động này bị hạn chế”.
Theo_Dân việt
Phải hài hòa lợi ích
Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức vô cùng lớn về huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Tính toán của Bộ GTVT cho thấy, nhu cầu đầu tư công giai đoạn 2015-2020 trong lĩnh vực GTVT cần những khoản tiền khổng lồ.
Cụ thể, năm 2015, nhu cầu vốn đầu tư công cần khoảng 70.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đường bộ chiếm hơn 65.000 tỷ đồng. Thế nên, xã hội hóa là lối đi tất yếu để có nguồn vốn trang trải cho các dự án hạ tầng. Tuy nhiên, làm thế nào để xã hội hóa phát huy được những mặt tích cực, không làm gia tăng gánh nặng thuế, phí là bài toán không đơn giản.
Có thể nói, Bộ GT-VT đã đi tiên phong trong công tác xã hội hóa các dự án công trình giao thông.
Song, bên cạnh những mặt tích cực, các dự án xã hội hóa cũng gây ra nhiều điều tiếng. Chẳng hạn, tổng số tiền đầu tư của các nhà thầu dự án BOT trên quốc lộ 1A đã được một đại biểu Quốc hội "mổ xẻ" thấu đáo: Tư nhân chỉ đầu tư 35.000 tỷ đồng để làm dự án BOT, một số tiền không lớn so với cả tuyến quốc lộ. Vậy mà quốc lộ 1A bị "chặt" thành nhiều đoạn để thu phí là quá vô lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, đi đâu cũng thấy người dân kêu về gánh nặng phí từ các dự án BOT. Dân nói phí chồng phí là có cơ sở. Đó là chưa kể nhiều công trình BOT vừa mới khánh thành đã có vấn đề về chất lượng, phải sửa chữa, doanh thu thực tế không đạt như dự kiến.
Từ thực tế một số dự án BOT hiện nay đang gây bức xúc dư luận, giới doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, xã hội hóa, tư nhân hóa dự án giao thông không chỉ là lối ra duy nhất. Chúng ta phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, chớ nên quá sa đà. Đặc biệt là việc bán sân bay, bến cảng cho các nhà đầu tư tư nhân dưới danh nghĩa nhượng quyền. Xã hội hóa, tư nhân hóa các dự án BOT về giao thông, cơ sở hạ tầng vẫn được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi.
Song, điều đó không có nghĩa Nhà nước và người dân phải chịu thiệt trong khi nhà đầu tư chỉ chăm chăm thu lợi. Vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông dù từ ngân sách Nhà nước hay xã hội hóa thì cũng là đóng góp của nhân dân. Bộ GTVT cần kiểm soát chặt các nguồn vốn, đảm bảo việc sử dụng đồng vốn hiệu quả, tránh lãng phí. Dù là chính sách gì cũng phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân sử dụng, nộp phí.
Theo_An ninh thủ đô
Hàng loạt bệnh "rình rập" học sinh trước năm học mới Ngoài các căn bệnh truyền nhiễm như: cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng...các học sinh còn đối mặt với nhiều căn bệnh không lây nhiễm khác như: béo phì, tật khúc xạ, cong vẹo cột sống... Để chuẩn bị cho năm học mới an toàn, hiệu quả và không dịch bệnh, ngày 27/8 Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã...