Học sinh thế giới làm gì dịp năm mới để may mắn trong học tập cả năm?
Năm mới, học sinh trên thế giới lại có những phong tục khác nhau để chào đón cũng như lấy may mắn cho cả năm học tập.
Ở Việt Nam, học sinh thường sẽ khai bút vào đêm Giao thừa – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới để có động lực học tập và sự may mắn trong thi cử. Còn ở nhiều nơi trên thế giới, các bạn học sinh cũng có những cách riêng để lấy may trong năm mới, cùng điểm qua những phong tục này nhé!
Nhật Bản
Về cơ bản, phong tục đón Tết ở Nhật Bản không quá khác biệt Việt Nam, tuy nhiên, học sinh Nhật Bản đón Tết Dương lịch. Học sinh được nghỉ khoảng 2 tuần, bắt đầu từ ngày Lễ Giáng sinh 25/12.
Trước khi bước vào kỳ nghỉ dài ngày, học sinh và giáo viên thường dọn dẹp, tổng vệ sinh toàn trường. Các em cũng được giao bài tập về nhà, thường là viết cảm nghỉ về kỳ nghỉ của mình.
Một em nhỏ đang chăm chú theo dõi cảnh chiếu đèn ở Tokyo Midtown.
Ngoài ra, một bài tập quen thuộc nữa là đọc to. Người Nhật Bản tin rằng đọc to không chỉ giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ mà còn tăng cường sự tập trung và mang lại sự bình tĩnh.
Trong đêm Giao thừa, các em sẽ cùng gia đình xem chương trình Omisoka đặc biệt và ăn mì soba toshi-koshi (toshi-koshi nghĩa là ‘năm đã qua’) tượng trưng cho việc phá vỡ năm cũ.
Trong đêm Giao thừa, các em học sinh sẽ cùng gia đình xem chương trình Omisoka đặc biệt và ăn mì soba toshi-koshi (toshi-koshi nghĩa là ‘năm đã qua’) tượng trưng cho việc phá vỡ năm cũ.
Một điều khiến trẻ em hào hứng vào buổi sáng đầu năm là đọc nengajo (thiệp chúc mừng năm mới) từ bạn bè và người thân.
Trung Quốc
Năm mới là một trong những dịp lễ quan trọng và dài ngày nhất ở Trung Quốc. Học sinh được nghỉ khoảng 10 ngày trong dịp này.
Video đang HOT
Màu đỏ là tông màu chủ đạo vì là mang đến may mắn, phúc lộc. Học sinh sẽ được bố mẹ mua những bộ quần áo mới màu đỏ trong dịp này.
Học sinh Trung Quốc tập viết thư pháp trong những ngày đầu năm.
Trong những ngày đầu năm, mọi người thường kiêng tắm rửa, quét nhà, đổ rác. Họ cho rằng điều này sẽ đem xui xẻo cho cả năm.
Brazil
Đón pháo hoa tại bãi biển ở Brazil.
Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng. Đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.
Hàn Quốc
Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền. Vào buổi sáng của năm mới, họ thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook – một loại súp làm bằng gạo.
Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền.
Học sinh thường cầu mong tổ tiên một năm mới nhiều thành tích trong học tập.
Armenia
Khi năm mới đến, trẻ con Ácmênia thường tập trung thành nhiều nhóm đi vòng quanh làng và hát vang những bài hát chúc mừng Năm Mới tới những người hàng xóm. Và thường nhận được rất nhiều hoa quả như là những món quà mừng tuổi.
Nga
Cây thông thường được trang trí trong dịp Giáng sinh ở nhiều nước, nhưng lại là loại cây không thể thiếu trong năm mới ở Nga. Gia đình nào cũng có một cây thông lớn trong nhà trong dịp này. Cây thông càng lớn, được trang hoàng càng rực rỡ, đẹp mắt thì gia đình đó càng có nhiều niềm vui, may mắn trong năm mới.
Năm mới, những đứa trẻ không chỉ được tặng quà từ cha mẹ mà còn cả từ ông già Tuyết và bà chúa Tuyết.
Anh
Ở Anh, bài hát được bật lên vào thời khắc giao thừa không phải là Happy New Year mà là Auld Lang Syne (nghĩa là thời gian trôi qua).
Vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus hoặc ở những nơi mà nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben.
Vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus hoặc ở những nơi mà nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben. Bởi theo quan niệm của người Anh, người múc được gáo nước đầu tiên sẽ là người may mắn suốt cả năm.
Minh
Theo baodatviet
Nguy cơ bùng phát đại dịch khi "biển người" TQ ùn ùn đổ về quê ăn Tết
Trung Quốc những ngày qua bước vào thời điểm cao trào của đợt "di cư lớn nhất lịch sử loài người" - dịp Tết Nguyên đán 2020 - trong khi đã có những thông tin về việc virus cúm lạ lây nhiễm từ người sang người.
Người Trung Quốc đổ về quê ăn Tết ngày 20.1.
Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 20.1 xác nhận chủng virus lạ gây bệnh hô hấp ở nước này đã lây từ người sang người. Cho đến nay đã có 3 người chết ở Vũ Hán liên quan đến virus lạ. Tổng cộng có 217 người nhiễm virus tính đến ngày 20.1, theo Reuters.
Virus dường như cũng lây lan đến thành phố Bắc Kinh và Thẩm Quyến, cũng như ở Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Giới chức Trung Quốc hiện chưa làm rõ được chủng loại virus, với người mắc có những triệu chứng như sốt cao, khó thở.
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ virus lây lan trên diện rộng trong bối cảnh người dân Trung Quốc đang hối hả về quê ăn Tết. Ngày đầu tiên của năm mới là vào thứ Bảy tuần này.
Chợ hải sản bắt nguồn virus cúm lạ ở Vũ Hán bị phong tỏa.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trên truyền hình, nói: "Cuộc sống và sức khỏe của người dân phải được ưu tiên hàng đầu và phải kiên quyết kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh này".
"Rất có thể virus sẽ phát tán rộng khắp vì bắt đầu có dấu hiệu của lây lan từ người sang người và với quy mô di chuyển của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán", Alexandra Phelan, chuyên gia tại Đại học George Town ở Mỹ, nói trên CNBC.
Chuyên gia Jeremy Farrar thì nói rằng nhiều thành phố ở Trung Quốc và các quốc gia lân cận có thể sớm ghi nhận thêm ca nhiễm virus mới, theo Business Insider.
Tuần trước, các nhà khoa học Anh ước tính số người nhiễm virus cúm lạ có thể lên tới 1.700 người, gấp 35 lần con số mà nhà chức trách Trung Quốc công bố ở thời điểm đó.
Trung tâm y tế Vũ Hán, nơi ghi nhận ít nhất một trường hợp tử vong.
Nhiều người dân Trung Quốc yêu cầu chính quyền đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng để đối phó với dịch bệnh. "Tôi phải lên mạng xã hội tìm thông tin và những lưu ý, ngoài đường không hề có bất cứ thông báo nào", một cư dân mạng Trung Quốc viết trên Weibo.
Ngay cả Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng yêu cầu chính quyền làm rõ thêm thông tin về virus.
"Tất cả các thông tin liên quan phải được thông báo đến công chúng và không được che giấu. Che giấu sẽ là một đòn giáng nghiêm trọng vào uy tín của chính phủ và có thể gây ra sự hoảng loạn lớn trong xã hội", bài xã luận đăng tải trên Thời báo Hoàn cầu viết.
Theo danviet.vn
Vợ cựu Chủ tịch Nissan phủ nhận liên quan kế hoạch bỏ trốn của chồng Trả lời phỏng vấn báo Le Parisien của Pháp sau khi các công tố viên Nhật Bản công bố lệnh bắt giữ mình, bà Carole Ghos nhấn mạnh bà "không biết bất kỳ điều gì" về cuộc trốn thoát vừa qua của chồng. Ông Carlos Ghosn và vợ Carole Ghosn. (Nguồn: Reuters) Bà Carole Ghosn, vợ của cựu Chủ tịch hãng ôtô Nissan...