Học sinh thấp thỏm… đến trường
Hàng trăm học sinh ở xã Quảng Minh (TX.Ba Đồn, Quảng Bình) phải đi đò đến lớp mỗi ngày mà không được trang bị áo phao.
Nguy hiểm rình rập các em học sinh trên những chuyến đò ngang – Ảnh: Phan Thủy
Nhiều năm qua, các thôn: Cồn Nâm, Minh Hà, Tân Định, Đông Thành thuộc xã Quảng Minh gồm 500 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu, trong đó có hơn 200 em học sinh THCS, THPT vẫn sống trong cảnh “đò giang” mỗi ngày. Những thôn cồn bãi này như một ốc đảo nằm tách biệt bên kia sông Gianh, muốn qua sông ra bên ngoài, người dân chỉ có thể đi bằng những chiếc đò gỗ. Mỗi lần qua sông như thế, phải mất hơn 10 phút, chưa kể những nhà ở xa phải đi xe máy tới bến… Ở vùng cồn bãi này, hiện mới chỉ có điểm trường mầm non và tiểu học. Vì vậy, các em học sinh THCS, THPT phải đi đò đến các điểm trường. Tại bến đò nối thôn Cồn Nâm và Minh Lệ vào giờ tan trường, chúng tôi chứng kiến hàng chục em học sinh thấp thỏm chờ đò để về nhà. Khi chiếc đò gỗ cập bến, các em chạy ào ra kéo nhau lên, chen chúc ngồi hai bên mạn đò. Trên chiếc đò khá cũ này, chỉ có vài ba chiếc phao và áo phao cứu hộ treo ở phía mũi, nhưng không ai mặc cả. Em Hoàng Vũ Anh Tuấn, (13 tuổi, trú thôn Minh Hà) cho biết: “Sáng nào em cũng đi từ 5 giờ để cho kịp giờ học. Em và các bạn trong thôn đạp xe ra bến đò gửi xe rồi đi đò sang sông đến trường. Nhiều lần, chúng em phải chờ đò đến 30 phút, thậm chỉ là cả tiếng đồng hồ”. “Hôm nào trời mưa to, đò không chạy thì em đành phải nghỉ học. Có thời điểm mưa liên tục 3 – 4 ngày, không thể đi học được nên khi đến lớp, nhiều môn em không theo kịp bạn bè. Mùa nắng còn đỡ, chứ sang mùa đông trời tối, lại lạnh nữa nên bọn em toàn bị muộn học”, em Mai Thị Lệ Hằng (trú thôn Tân Định) cho biết. Chị Hoàng Thị Hồng Thái – một chủ đò cho biết đối với học sinh tiền đò thu theo năm, mỗi năm từ 50 ngàn đồng/một em.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng thôn Cồn Nâm, không riêng học sinh mà cả người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn: “Có ai đau ốm phải đi cấp cứu lúc đêm hôm thì người thân phải tới nhà chủ đò nài nỉ để người ta lái đò qua sông với giá đắt đỏ. Đó là chưa kể nhiều khoản chi phí khác đều phát sinh với giá trên trời…”. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Minh mong mỏi: “Người dân ở đây luôn mong có một cây cầu kiến cố để qua bên kia sông. Trong những đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị xin xây cầu cho người dân. Vừa rồi, UBND tỉnh cũng đã có công văn về khảo sát, nhưng đến bao giờ có cầu thì chúng tôi vẫn chưa biết”, ông Bình nói.
Phan Thủy
Theo Thanhnien
Mơ một cây cầu vĩnh cửu
Nhiều năm qua, gần 1.000 người dân thôn Thuận Hòa, xã Quảng Trường (H.Quảng Trạch, Quảng Bình) phải qua lại trên "cầu khỉ" bắc qua sông Gianh đã bị xuống cấp.
Qua nhiều năm sử dụng, cây cầu đã bị xiêu vẹo, nhiều tấm ván gỗ đã bị mục - Ảnh: P.T
Trước đây nếu muốn đi qua sông Gianh đến trung tâm xã Quảng Trường, người dân thôn Thuận Hòa phải đi bằng thuyền. Do nhu cầu đi lại để sản xuất nông nghiệp rất bức thiết nên người dân tự bỏ tiền ra xây dựng cầu. Tuy nhiên, sau 10 năm sử dụng, đến nay cây cầu đã bị xuống cấp. Cầu Thuận Hòa dài gần 200m, rộng 2m, được kết cấu bằng thùng phuy nhựa, mặt cầu được ghép bởi nhiều mảnh ván và cố định bằng dây cáp ở hai đầu cầu. Theo quan sát của chúng tôi, dây cáp cố định một bên cầu đã bị đứt, nhiều tấm ván lâu ngày bị mục mối, bong tróc, cái thụt cái thò rất nguy hiểm; lan can cầu làm từ những thanh gỗ được bó buộc bởi những sợi thép đã hoen gỉ, mỗi lần có xe đi qua làm cầu rung lắc dữ dội. Cây cầu là mối lo ngại cho nhiều người, nhất là các em học sinh khi qua đây, đặc biệt vào mùa mưa bão.
Chị Đoàn Thị Luyến, (thôn Thuận Hòa) cho biết: "Sống ở đây nhưng chúng tôi sản xuất nông nghiệp ở bên vùng gần trung tâm xã nên phải thường xuyên qua đó làm. Dù rất nguy hiểm nhưng vẫn phải đi vì không còn con đường nào khác". "Mình người lớn đi còn thấy sợ, vậy mà mấy đứa học sinh ngày nào cũng phải đi qua cầu để đến trường. Tôi thấy nguy hiểm nên cứ đến giờ chúng nó đi học là tôi lại ra ngó nghiêng xem chúng nó đi thế nào. Mùa này còn đỡ, chứ đến mùa mưa lũ là cầu bị ngập không thể đi được", một người dân ở thôn Thuận Hòa nói. Theo ông Hoàng Anh Vũ, Trưởng thôn Thuận Hòa, toàn thôn có 178 hộ dân với 997 nhân khẩu. Vì nhu cầu đi lại ngày càng nhiều, năm 2005 người dân trong thôn đã tự đóng góp xây dựng cây cầu gỗ này, chính quyền địa phương cũng có hỗ trợ một ít để chia sẻ cùng người dân. Sử dụng lâu năm nên hiện cây cầu đã bị xuống cấp khiến việc đi lại của hàng trăm hộ dân nơi đây rất nguy hiểm, nhất là các em học sinh.
Ông Trần Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Trường cho biết: "Cầu Thuận Hòa đã bị xuống cấp từ nhiều năm nay. Vì vậy, chính quyền xã khuyến cáo người dân phải cẩn thận khi đi qua cầu. Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, phát hiện chỗ nào hư hỏng thì sửa tạm cho người dân đi lại, nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời".
Phan Thủy
Theo Thanhnien
Hàng ngàn hộ dân khát nước sạch Hàng ngàn hộ dân sống ven sông Gianh (Quảng Bình) ngày đêm khao khát có nước sạch để dùng, vì họ đang phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Không có nước sinh hoạt, người dân xã Thanh Thạch phải ra sông gánh nước về dùng - Ảnh: P.T Một tháng trở lại đây, nước giếng của hầu hết người...