Học sinh rưng rưng khi nghe bài giảng về lòng hiếu thảo
Cả nghìn học sinh trường THPT Nghi Lộc 3 ( Nghệ An) đặt tay lên ngực, nhiều em khóc khi nghe diễn giả nói về sự hy sinh của bố mẹ.
Buổi học ngoại khóa với chủ đề “Sống ước mơ và khát vọng” trôi qua được hơn một tuần, song nhiều học sinh trường THPT Nghi Lộc 3 (Nghi Lộc, Nghệ An) vẫn còn nguyên cảm giác xúc động.
“Em đã vỡ được nhiều điều trong cuộc sống, đặc biệt là công lao nuôi dưỡng của bố mẹ, bày vẽ của thầy cô dành cho mình mà từ trước tới nay không nhận ra. Hôm đó em chỉ muốn được chạy một mạch về nhà ôm lấy bố mẹ và nói lời cảm ơn”, Nguyễn Huy Quý (lớp 11A2) tâm sự.
Nhiều phụ huynh chia sẻ bất ngờ bởi sau buổi học hôm đó, nhiều em trở về nhà khóc và nói lời cảm ơn bố mẹ, chăm chỉ giúp việc nhà. “Có thể buổi ngoại khóa chỉ vài giờ, song đã tác động tới các em hơn cả học sách vở nhiều năm trời. Tôi cảm ơn nhà trường vì buổi sinh hoạt ý nghĩa”, ông Mão, một phụ huynh nói.
Cả nghìn học sinh tham gia buổi học chiều 13/11.
Theo Ban giám hiệu trường THPT Nghi Lộc 3, mỗi tháng trường tổ chức một buổi ngoại khóa, do giáo viên sinh hoạt cùng học sinh. Riêng chiều 13/11, trường mời diễn giả Đào Ngọc Cường nói về chủ đề “Sống ước mơ và khát vọng”.
Video đang HOT
“Một bộ phận học sinh chưa nhận thức được ước mơ, khát vọng của mình, nên việc học mang tính đối phó. Nhà trường muốn thức tỉnh các em”, lãnh đạo trường Nghi Lộc 3 giải thích.
Trong hai giờ nói chuyện 1.200 học sinh, diễn giả Đào Ngọc Cường nhấn mạnh ba ý chính: Ước mơ, khát vọng của mỗi cá nhân; câu chuyện cuộc đời của ông khi mẹ bị tâm thần, phải đi mua mít xanh bán kiếm tiền trang trải học tập; sự hy sinh của cha mẹ và trách nhiệm của người con với gia đình, với bản thân.
Nhiều học sinh rưng rưng nước mắt khi nghe về đạo hiếu làm con.
Chia sẻ từng nói chuyện tại hàng trăm trường với cùng chủ đề, có nhiều học sinh, giáo viên bật khóc, song ông Cường đặc biệt ấn tượng với THPT Nghi Lộc 3.
“Suốt buổi nói chuyện, cả nghìn học sinh đặt tay lên ngực, nhiều lần cúi đầu về phía thầy cô và phụ huynh. Khi kết thúc, một số em chạy lên ôm chầm bố mẹ, thầy cô và diễn giả khóc nức nở. Tôi thực sự rất cảm động”, ông Cường nói.
Theo Hải Bình (VNE)
Độc chiêu nghiền cây lạc khô cho trâu bò ăn vừa rẻ vừa khỏe
Thời tiết nắng nóng, thức ăn xanh cho gia súc khan hiếm, nông dân Nghi Lộc (Nghê An) đa co sang kiên dùng thân cây lạc khô, ngô khô nghiền làm thức ăn cho gia súc. Giai phap nay vưa giup ngươi chăn nuôi tiêt kiêm chi phi, vưa thoai mai thưc ăn cho gia suc va con giup cac chu may nghiên kiêm đươc khoan tiên không nho.
Anh Thạch Quang Tỵ ở xóm 9, xã Nghi Trường (Nghi Lộc) tận dụng cây lạc khô để làm nguồn thức ăn cho gia súc kỳ giáp hạt. Ảnh: Nhật Tuấn
Gia đình anh Thạch Quang Tỵ ở xóm 9, xã Nghi Trường sản xuất 8 sào lạc. Nhờ thâm canh tốt, mỗi năm gia đình thu về hơn 1 tấn lạc củ, khoảng 7 tạ cây lạc khô. Anh Tỵ cho biết: "Nhà tôi nuôi thường xuyên 2 con trâu, 2 con lợn nái. Vì ở xã vùng màu, lượng rơm thu về sau vụ gặt không nhiều. Nếu không có cây lạc làm nguồn thức ăn bổ sung thì sẽ không đủ thức ăn cho đàn gia súc nuôi trong năm".
Cây lạc sau khi lấy hết củ được nông dân phơi khô. Điều quan trọng là sản phẩm phụ này không được để ẩm. Nếu bị ẩm, cây sẽ lên men hoặc mốc, dễ gây bệnh cho gia súc. Khi trời nắng to, chỉ cần phơi vài ba ngày là cây lạc khô, có thể đưa đi nghiền nhỏ (người dân gọi là đập bột), làm thức ăn khô cho gia súc.
Sau khi lấy củ, thân lạc được phơi khô hai đến ba nắng là có thể đem đi nghiền bột. Ảnh: Nhật Tuấn
Kinh nghiệm của bà con là tiết trời càng nắng nóng, cây lạc phơi khô càng giòn thời là điểm tốt nhất để mọi người làm công việc này. Bởi cây khô cong nên máy dễ nghiền, đỡ tốn điện, bột nhẹ cân, tiền công chi trả giảm.
Những ngày nắng nóng các điểm xay xát phải làm việc hết công suất. Ông Hoàng Việt Tiến ở xóm 8, xã Nghi Trường làm nghề nghiền thức ăn gia súc đã vài chục năm nay, ông cho biết: "Mấy ngày nay, gia đình tôi phải bố trí 3 lao động, làm việc liên tục từ đầu giờ chiều đến khuya mới giải quyết hết lượng hàng cho khách trong ngày".
Gia đình ông Hoàng Việt Tiến ở xóm 8, xã Nghi Trường phải nghiền lạc từ đầu chiều đến đêm khuya mới giải quyết hết hàng cho khách trong ngày.. Ảnh: Nhật Tuấn
Ở các xã trọng điểm lạc như Nghi Long, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Phong... mỗi xã có tới chục máy nghiền cây lạc. Thời gian hoạt động nghiền bột cây lạc chỉ kéo dài vài ba tuần. Mỗi vụ, máy nào đông khách có thể nghiền tới 50 tấn cây. Với giá tiền công 70.000 đồng/tạ bột thành phẩm, sau khi trừ chi phí điện, vật tư, nhân công, chủ những máy xay nghiền này mỗi vụ thu về khoảng 30 triệu đồng.
Thân cây lạc phơi khô được nghiền nhỏ thành bột. Theo bà con nông dân, bột cây lạc hòa với nước, trộn thêm cám ngô, muối là thức ăn cần thiết cho trâu, bò trước khi đi cày, kéo trong những ngày đông giá rét. Ảnh: Nhật Tuấn
Cây lạc giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng đạm 15 -16%, cao gấp 2 lần lượng đạm trong ngô hạt. Thân cây lạc khô nghiền nhỏ dễ bảo quản, sử dụng được lâu. Đây là thức ăn chủ lực cho trâu, bò, lợn khi nguồn rau xanh bị khan hiếm.
Theo Nhât Tuân (Bao Nghê An)
Cảnh sát PCCC giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin sau tai nạn liên hoàn Sau cú va chạm, tài xế Hiển mắc kẹt trong cabin. Khi chưa thoát ra ngoài được thì chiếc xe của anh Hiển tiếp tục bị một chiếc xe khác đâm trực diện khiến nạn nhân bị mắc kẹt nặng hơn. Lực lượng cứu hộ phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, cắt các phần chèn ép để giải cứu nạn nhân....