Học sinh “ngỗ ngược” phản biện về “quyền của thầy”
Học sinh không phải là những đứa trẻ có thể dễ dàng phân loại để gắn cái mác “học sinh ngoan” hay “học sinh hư” dựa theo mức độ nghe lời hay điểm số trên lớp.
Học sinh cá biệt chưa phải là người xấu
Mới đây tôi đọc bài viết ” Quyền của người thầy ngày càng bị rẻ rúng? “. Dù rất chia sẻ với vất vả, khó khăn của người thầy, tôi vẫn không hiểu điều mà tác giả muốn nói. Khi đọc thêm những dòng bình luận bi quan phía dưới bài, mà một số trong đó là từ những giáo viên, tôi lại ngỡ ngàng thêm.
Tôi tự hào về con người tôi hiện tại: tự sáng lập tổ chức của riêng mình, đại diện giới trẻ trong nhiều sự kiện quốc tế, được tặng hoa ngày 20-11 dù chẳng phải giáo viên trong một trường lớp nhà nước.
Nhưng, trong quá khứ tôi cũng từng là 1 học sinh bất cần như bài viết mô tả. Suốt thời cấp 2, tôi luôn đứng trong top 5 từ dưới lên. Cả chục môn tôi chỉ ghi vào một quyển “vở tổng hợp”, cô giáo chủ nhiệm tức giận đến nỗi còn trực tiếp cho tiền để tôi mua vở mới. Bài tập về nhà tôi chẳng bao giờ làm còn ngồi trên lớp thì thường xuyên nói chuyện riêng. Điểm hạnh kiểm kém và mời phụ huynh lên lớp cũng là đứng đầu. Mẹ thường xuyên nói: “Mẹ xin con đừng làm mẹ muối mặt nữa”.
Tôi muốn nói với cô giáo rằng, mỗi HS đều là một thế giới nội tâm đầy phức tạp, đó là lý do mà vì sao người ta dạy môn tâm lý học ở trường SP. Học sinh không phải là những đứa trẻ có thể dễ dàng phân loại để gắn cái mác “học sinh ngoan” hay “hư” dựa theo mức độ nghe lời hay điểm số trên lớp.
Khi đã trưởng thành, được làm công tác đào tạo, tôi mới hiểu rõ hơn vì sao những năm tháng ấy với tôi lại khổ cực đến thế. Làm sao chúng ta có thể cứ yêu cầu HS ghi chép đầy đủ, khi mà phần lớn những thứ các thầy cô giảng đều chẳng có gì mới hơn SGK.
Các thầy cô giảng lúc nào cũng hăng say, nào đâu biết sự nhàm chán và mệt mỏi của học trò. Xin chia sẻ với cô giáo, công việc của tôi hiện nay bao gồm công việc về tập huấn nâng cao năng lực cho thầy cô giáo ở các trường phổ thông. Trong giờ học các thầy cô cũng đến muộn, cũng nói chuyện riêng, cũng không làm bài tập, cũng đòi về sớm chẳng khác gì các em học sinh mà thầy cô vẫn chê trên lớp.
Có một thời kỳ, lớp tôi chuyển thời gian học từ buổi chiều lên buổi sáng, tôi không sao dậy sớm được, thế là thường xuyên đi học muộn. Tôi lúc ấy biết mình có lỗi, nhưng cố gắng mãi mà cũng không sao dậy sớm được, lại thấy việc đi học muộn cũng chẳng đến nỗi làm suy giảm thành tích học tập của các bạn khác. Suy nghĩ vậy, thế nên mặc dù cô giáo nhắc nhở nhưng tôi vẫn tái phạm, cô giáo bắt thì tôi mời phụ huynh chứ nhất định không ký vào biên bản cam kết “không bao giờ tái phạm”.
Tôi luôn nghĩ mình dám làm thì dám chịu, có lỗi thì nhận phạt chứ không thể hứa điều mình không làm. Có điều lúc ấy trong mắt thầy cô tôi lại thành loại “bất trị”.
Chúng ta đừng để bản thân thất vọng, đừng để bản thân nản lòng trước những HS “không ngoan”. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, ngàn vạn HS là ngàn vạn tính cách, vô số hoàn cảnh, vậy mà cả nước ta lại chỉ có một bộ SGK, một phương pháp đào tạo. Như giáo sư Nguyễn Lân Dũng gọi là “cả nước dùng chung một loại kem đánh răng”.
Hồi đó, mặc dù mẹ tôi rất phiền lòng, đặc biệt sau mỗi lần họp phụ huynh về, tôi lại chưa bao giờ cảm thấy mình có lỗi. Tôi nói với mẹ: “Mẹ thấy xấu hổ là vì con không như mẹ mong muốn, nhưng con không thấy xấu hổ. Trong lớp các bạn không ai coi thường con cả, kể cả bạn học giỏi nhất”.
Tôi không trách các thầy cô giáo. Họ luôn tận tâm, luôn cố gắng, dù rằng có thể phương thức của họ không hiệu quả.
Video đang HOT
Cựu “học sinh cá biệt” Hoàng Đức Minh. Ảnh nhân vật cung cấp
Quyền của người thầy là đánh học trò?
Tôi đồng ý rằng xã hội không thể đổ hết trách nhiệm giáo dục cho người thầy, mà đó còn là trách nhiệm của gia đình, hàng xóm, của truyền thông, của mạng xã hội và vô số các nhân tố khác. Người thầy chắc chắn không phải là một vị thánh, không thể hô biến ra các công dân tốt.
Nhưng, tôi tuyệt không bao giờ đồng ý rằng, quyền của người thầy bao gồm quyền được đánh học trò, và đó chưa bao giờ có thể được coi là một quyền. Thầy giáo Hoàng Văn Dũng trong bài viết của cô đã chia sẻ rằng “Cứ nghĩ nếu là con mình thì sẽ cho một trận nên thân”. Tôi thì lại nghĩ “đánh con” cũng không bao giờ có thể là một quyền của bố mẹ.
Sử dụng sức mạnh để áp đặt suy nghĩ, cách hành xử lên người khác chỉ thể hiện sự bất lực và thiếu kiềm chế, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Lý do duy nhất cho dùng bảo lực là để… tự vệ.
Ngay cả đối với pháp luật, nơi mà việc sử dụng bạo lực được xã hội thừa nhận thì nó cũng chỉ áp dụng với tội phạm kẻ gây hại cho xã hội chứ không phải là những người vi phạm đạo đức. Đi trái với chuẩn mực xã hội không có nghĩa là gây hại cho xã hội, trong một xã hội tự do và văn minh thì người ta không dùng bạo lực để ép buộc người khác.
Học sinh, dù có trốn học hay không làm bài tập thì đó cũng là việc của cá nhân, chưa thể coi đó là hành vi gây hại cho xã hội. Mà nguyên nhân, có chắc đã là do các em lười biếng, coi thường hay là do cách dạy của các thầy cô không phù hợp, chưa hấp dẫn?
“Chính cái tâm lý cho rằng mình là người chịu trách nhiệm với tương lai, với thành tựu của các em, để rồi cả các vị phụ huynh, cả các thầy cô giáo đều cố gắng từng bước từng bước, cầm tay chỉ việc, áp đặt nhồi nhét”
Thế nào mới là “Tôn sư, trọng đạo”?
Dân ta vẫn hay nhắc đi nhắc lại câu “Tôn sư, trọng đạo” nhưng lại thường chỉ dùng nửa vế đầu mà quên nửa vế sau. Người thầy được tôn kính, ấy là bởi vì thầy là người nắm giữ tri thức, nắm giữ “đạo”. Trong Phật pháp có câu “Sư phụ lãnh tấn môn, tu hành tại cá nhân”. Thầy giáo chỉ là người hướng dẫn phương pháp, chỉ ra con đường. Đi được bao xa, phải là tự thân.
Ngày nay, chính cái tâm lý cho rằng mình là người chịu trách nhiệm với tương lai, với thành tựu của các em, để rồi cả các vị phụ huynh, cả các thầy cô giáo đều cố gắng từng bước từng bước, cầm tay chỉ việc, áp đặt nhồi nhét. Hiểu được điều đó, chúng ta sẽ không còn thấy lạ với kiểu tư duy rập khuôn, suy nghĩ lối mòn hay sự yếu kém trong năng lực phản biện của học sinh Việt Nam.
Cá nhân tôi cho rằng, cần phải hiểu theo cách khác về ý nghĩa của “Tôn sư, trọng đạo”, đồng thời dẫn tới việc xác định các “quyền của người thầy”.
Tôi thấy cái quyền của người thầy, đầu tiên phải là cái quyền chọn lựa cách dạy, tri thức dạy. Ở ĐH, điều này thể hiện rất rõ ràng khi các GS đều có cuốn sách mà họ yêu thích, dạy những môn mà họ thiết kế, thậm chí tự đặt tên cho khóa học của mình. Như giáo sư Michael Sandel tại Havard nổi tiếng với khóa học về “Công lý” thu hút cả nghìn sinh viên đến nghe mỗi buổi giảng bài của ông. Những danh sư thời xưa như Aristotle, Platon, Khổng Tử, Trang Tử … có ai là phải soạn theo một nội dung định sẵn?
Tôn trọng đạo lý, cần hiểu theo nghĩa tôn trọng tri thức, tôn trọng sự thật. Vì thế Nhà nước có thể đưa ra những tiêu chuẩn về tri thức rằng những điều gì đã được thực nghiệm, những điều gì được thừa nhận chứ không nên áp đặt đến mức ép buộc.
Hệ thống Nho giáo thời xưa chỉ có Tứ thư, Ngũ kinh, nhưng dạy thế nào, trích dẫn ở đâu đều là tùy theo từng ông đồ, tùy theo từng trò. Ở Mỹ ngày nay, một cuốn sách “giáo khoa” sinh học rất nổi tiếng là cuốn Campbell Biology có giá khoảng 3,5 triệu đồng Việt Nam, dày như một cuốn bách khoa toàn thư và nặng tới 3,5 kg (nặng đến mức ít có học sinh nào có thể mang theo đến lớp).
Hiển nhiên, HS không cần phải học hết cuốn sách này, bởi vì mỗi thầy giáo sẽ tự sắp xếp, trích dẫn, trình bày những tri thức trong đó theo cách của riêng mình.
Đọc những dòng nhận xét của mọi người đòi giữ cái gọi là “kỷ luật nghiêm khắc”, cho rằng chính cái “bình đẳng” theo kiểu giáo dục phương Tây khiến các học sinh hư trở thành “bất khả xâm phạm”, có thầy cô còn nói thẳng là “thấy ngán với quy định sau này của ngành”, tôi thấy chạnh lòng.
Không phải vô cớ mà xã hội lên án, các giáo viên bị kỷ luật khi có những hành vi kỷ luật về thể xác của học sinh. Quyền bất khả xâm phạm là quyền của mỗi con người, dù cho đó là một người thầy hay một học sinh “hư”. Khi phải áp dụng sức mạnh để bảo vệ lẽ phải, người ta sẽ chỉ bị khuất phục bởi sức mạnh chứ không phải bởi tính hợp lý của lẽ phải ấy, con người sẽ chỉ thấy sự đuối lý của lẽ phải mà thôi.
Immanuel Kant, một trong những triết học gia quan trọng nhất của nước Đức đã chia sẻ trong cuốn “Bàn về tự do” của mình rằng, ngay cả nhà nước cũng không thể ép buộc người dân làm một điều gì họ không muốn, cho dù là để bảo vệ họ khỏi những hậu quả xấu. Đánh người là sai, cho dù là vì một động cơ tốt đẹp đối với người bị đánh.
Là người chia sẻ tri thức, chúng ta là người đưa đường chỉ lối chứ không phải là ông chủ hay vị thánh, không thể nhân danh đạo đức hay bất cứ động cơ tốt đẹp nào để áp đặt, nhục mạ hay trừng phạt thể xác của các em; hay tự đặt ra “quyền” cho mình, độc chiếm mọi đạo lý.
Theo Dantri
Lo ngại đạo đức học sinh lệch chuẩn
Sống đua đòi, thực dụng, yêu đương và có quan hệ tình dục sớm, lười biếng, ỷ lại, thiếu trách nhiệm với gia đình và những người thân trong gia đình... là hàng loạt hành vi lệch chuẩn đạo đức lối sống được Bộ GD-ĐT chỉ ra trong học sinh sinh viên hiện nay.
Thầy cô chính là những tấm gương đạo đức để các em học sinh noi theo
(Một giờ ôn tập chuẩn bị thi tốt nghiệp tại trường THCS Phương Mai, Hà Nội)
Báo động học sinh bạo lực với thầy cô
Hàng loạt clip trên mạng xã hội gần đây cho thấy việc học sinh vô lễ với thầy cô giáo không hiếm gặp. Mức độ nghiêm trọng của những hành vi này đã khiến TS Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD-ĐT dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương phải đưa ra cảnh báo, vấn đề vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong một bộ phận học sinh, sinh viên đã đến mức báo động với những hành vi như trốn học, gian lận thi cử, đánh nhau, uống rượu bia, trộm cắp vặt, xin đểu, vô lễ, đe dọa hành hung thầy cô giáo. Nhiều học sinh, sinh viên còn có biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, lười lao động, sống ích kỷ, không hiếu thảo với ông bà cha mẹ... Ông Nguyễn Đắc Hưng cũng chỉ ra rằng, tình trạng đánh nhau trong học sinh ngày càng nhiều, không chỉ nam sinh mà cả nữ sinh, "có khi còn dùng hung khí hành xử với nhau vô cùng dã man".
Mặc dù khảo sát của Bộ GD-ĐT hơn 3.000 học sinh, giáo viên... cho thấy đa số học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện tích cực về đạo đức lối sống nhưng theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh-sinh viên, Bộ GD-ĐT, vẫn còn nhiều biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại nhất là các hành vi lệch chuẩn về đạo đức lối sống. Trong phạm vi nhà trường, ông Ngũ Duy Anh đưa ra hàng loạt hiện tượng như gây gổ đánh nhau, thiếu tôn trọng bạn bè; vô lễ với thầy cô giáo; chây lười trong học tập; nghỉ học, đi học muộn không có lý do; quay cóp, thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử, nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm tác phong nề nếp... Ra ngoài xã hội, những hành vi này có thể thấy khá nhiều từ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên sống đua đòi, thực dụng, yêu đương và có quan hệ tình dục sớm.
Tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học sinh từ 25 tỉnh, thành phố của Văn phòng Chủ tịch nước cho thấy có sự suy giảm về đạo đức trong học sinh phổ thông theo thời gian, cấp học, hạnh kiểm tốt giảm, hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Cụ thể: Ở bậc THCS tỉ lệ HS xếp loại tốt đạt 70,77% nhưng lên THPT giảm xuống 65,67%; Tỷ lệ học sinh xếp loại khá bậc THCS 23,54%, THPT: 24,9%; Trung bình: THCS là 5,00%, THPT: 5,58%; Yếu: THCS là 0,69%, THPT: 3,84%.
Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn phải là tấm gương sáng về đạo đức cho mỗi học sinh
(Bà giáo Hồ Hương Nam, 81 tuổi, 16 năm dạy trẻ khuyết tật trong trường THCS An Dương, Tây Hồ)
Gia đình và nhà trường đều có trách nhiệm
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức của học sinh, sinh viên trong thời gian qua, TS Nguyễn Đắc Hưng khẳng định, sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình là nguyên nhân hàng đầu. "Trẻ em hư hỏng trước hết thuộc về lỗi của các bậc làm cha, làm mẹ. Bởi vì, ngay từ khi mới sinh cho đến tuổi đi học, trẻ chịu sự chi phối sâu sắc của cha mẹ, mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cha mẹ đều tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Khi đến tuổi đi học, trẻ vẫn có nhiều thời gian sống và sinh hoạt gần gũi với những người trong gia đình, nên ảnh hưởng của gia đình đến nhân cách của trẻ vẫn còn rất lớn" -TS Nguyễn Đắc Hưng khẳng định.
Hàng loạt hiện tượng từ gia đình gây ảnh hướng xấu tới đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên được ông Ngũ Duy Anh chỉ ra từ khảo sát của Bộ GD-ĐT. Trong đó, bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật, thô bạo với con cái là những nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi đánh nhau ở các em. Ngay chính môi trường gần gũi, thân thiết, luôn luôn gắn bó với các em lại có những hành vi lệch chuẩn thì trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, sự nói dối, không gương mẫu của người lớn đã làm cho các em thất vọng và mất phương hướng.
Bên cạnh đó, trong nhà trường, bộ môn quan trọng với việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh, sinh viên là Giáo dục công dân vẫn đang bị coi là môn phụ. Môn học này vốn được xếp là môn học chính, nhưng thực tế khảo sát cho thấy sự coi trọng chưa đúng mức, đặc biệt bởi tư tưởng "học để thi, không thi không học". Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn 39% giáo viên coi môn Giáo dục công dân là môn phụ; 52% cho rằng môn học này chưa được quan tâm đúng mức.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, ngay trong giáo viên hiện nay, một bộ phận thường ít quan tâm đến diễn biến tư tưởng tình cảm của học sinh. Có những học sinh chưa ngoan nhưng thầy cô ít chịu tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư, tình cảm của các em. Đôi khi quy kết là học sinh cá biệt làm cho các em phản ứng, bất mãn và nhanh chóng tìm đến sự sa ngã trong cuộc sống và ngay bản thân thầy cô cũng có người không còn là "tấm gương sáng" cho học sinh noi theo. Nhiều thầy cô có thái độ nóng nảy, thiếu kiềm chế, thiếu phương pháp sư phạm trong xử lý tình huống dẫn tới những phản ứng, hành động tiêu cực, ở học sinh.
Theo ANTD
"Gieo hạt nào, nhận quả đấy" Gần một tuần trôi qua, nhưng sự việc thầy đánh trò, trò đáp trả xảy ra tại trường THPT Nguyễn Huệ (Bình Định) vẫn nhận được sự quan tâm của dư luận. Phần lớn dư luận đều bày tỏ sự không đồng tình với hành vi của người thầy trên bục giảng nhưng cũng phê phán cách hành xử nông nổi của 2...