Học sinh Malaysia đập tan tành lớp học vì quá phấn khích trước kỳ nghỉ lễ
Hành động được cho là vô giáo dục này đang gây xôn xao dư luận Malaysia.
Thông thường, học sinh sẽ mừng rơn hoặc cùng lắm là hét toáng lên khi bước vào kỳ nghỉ dài. Còn những thanh niên dưới đây lại chọn cách ăn mừng rất tiêu cực.
Một nhóm học sinh tại trường tôn giáo ở Kelantan (Malaysia) đã chào mừng kỳ nghỉ 1 tháng rưỡi bằng cách… đập tan tành nhiều thứ trong lớp học.
Trang Facebook We are Malaysian đã đăng tải video ghi lại cảnh tượng này, trong đó các thanh niên mới lớn mặc đồng phục da cam đã liên tục đập phá bàn ghế trong lớp.
Học sinh Malaysia đập tan lớp học vì quá sung sướng khi được nghỉ lễ
We are Malaysian cho hay: “Hôm đó là thứ 3, những học sinh thuộc một trường tôn giáo ở Kelantan đã không kiềm chế được sự phấn khích và bắt đầu đập phá tài sản. Ai là người đáng trách? Là học sinh, phụ huynh hay cách dạy dỗ của giáo viên?”
Điều đáng thất vọng nhất chính là, người cầm điện thoại quay lại hành động thiếu kỷ luật nói trên lại không hề khuyên ngăn, thay vào đó còn cổ súy: “Đúng rồi, tốt, đập tiếp đi”.
Nhiều dân mạng lo ngại rằng, những mảnh ghế nhựa tan tành đó sẽ tiếp tục bồi đắp thêm vào khối rác thải nhựa khổng lồ ở Malaysia.
Hiện tại, vẫn chưa rõ đây là trường nào ở Kelantan nhưng cơ quan giáo dục Malaysia khẳng định sẽ làm rõ mọi chuyện và đưa ra hình phạt thích đáng cho những học sinh này.
Theo W.O.B/Helino
Mẹ giả vờ không nhận ra con, phản ứng của đứa trẻ khiến mẹ hối hận không để đâu cho hết
Hành động giả vờ để đùa giỡn với trẻ có thể khiến người lớn thích thú, buồn cười nhưng đằng sau đó lại là hậu quả không thể lường trước để lại cho trẻ nhỏ.
Trẻ con vốn rất dễ thương nên cha mẹ thường không kiềm lòng mà muốn chọc ghẹo con. Cha mẹ cảm thấy thú vị với hành động đó nhưng ngược lại, bọn trẻ sẽ cảm thấy khiếp sợ.
Thế giới của trẻ nhỏ rất đơn thuần, không có khái niệm gọi là đùa giỡn. Đối với trẻ, mọi lời nói và hành động của cha mẹ đều là thật.
Mới đây, một câu chuyện đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc kể về chuyện bà nội đẩy xe đưa cháu đi dạo. Đúng lúc này người mẹ trên đường tan sở về nhà bắt gặp hai bà cháu. Đứa trẻ sớm phát hiện ra mẹ nên ánh mắt của bé sáng rạng rỡ vì vui mừng. Đôi mắt của bé nhìn chằm chằm theo hướng mẹ và gương mặt của bé toát lên sự phấn khích.
Khi người mẹ đến gần xe đẩy của con, đôi mắt của bé long lanh nhìn mẹ, dường như muốn nói: "Mẹ ơi, bế con, con nhớ mẹ!". Chẳng ngờ, khoảnh khắc này người mẹ nảy ra suy nghĩ muốn chọc ghẹo xem phản ứng của con thế nào. Người mẹ đã đi ngang qua trước mặt bé, giả vờ như không quen bé. Lúc này, em bé khóc ngất, gọi to: "Mẹ... mẹ....". Thấy con trai có phản ứng như thế khiến người mẹ vô cùng đau lòng. Người mẹ đã vội vàng chạy đến trước mặt con, bế con lên và xin lỗi ríu rít.
Ngay sau khi hình ảnh này được chia sẻ, dân mạng xôn xao bình luận:
- Vẻ mặt sợ hãi của bé đã khiến tôi đau lòng, cha mẹ không nên đùa con theo kiểu này.
- Bé sợ hãi nên mới khóc thét lên đấy, trò đùa của mẹ chẳng khác nào nói rằng 'mẹ không quen con', 'mẹ không muốn con'. Trẻ nhỏ vốn không hiểu trò đùa của người lớn đâu nhé.
Những cách đùa giỡn của cha mẹ khiến tâm lý trẻ nhỏ bị tổn thương sâu sắc:
1. Đùa giỡn vô tư đến mức vô tâm
"Mẹ không quen con", Mẹ không muốn con, con đi đi", không ít cha mẹ chắc hẳn đã từng đùa với con theo cách này. Nhưng ngặt nỗi, họ không biết trẻ sẽ nghĩ trò đùa của cha mẹ là thật.
Một lần nữa cần nhắc lại rằng trong tâm lý trẻ nhỏ không có khái niệm "đùa giỡn", trò đùa vô tư đến mức vô tâm của cha mẹ sẽ khiến trẻ hoảng sợ và bất an. Trẻ sẽ nghĩ cha mẹ không cần con nữa, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương.
2. Bắt ép trẻ biểu diễn theo ý người lớn
"Con nhảy cho bà xem nhé", "con hát cho chú nghe nhé", một số cha mẹ thường ca ngợi tài năng của con và ép con thể hiện tài năng trước mặt mọi người.
Hành vi này của cha mẹ cũng được xem là chọc ghẹo con. Bởi cha mẹ dường như không quan tâm liệu con có thích biểu diễn trước mặt người lạ hay không. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng và bị tổn thương.
3. Bắt con chào hỏi mọi người
"Mau chào cô chú một tiếng đi. Con câm à?", chắc hẳn nhiều trẻ đã rơi vào tình huống bị bố mẹ bắt ép chào hỏi người lạ. Nếu trẻ không nghe theo sẽ bị gắn mắc là hỗn xược và vô lễ với người lớn.
Hành vi này của cha mẹ cũng được xem là chọc ghẹo con. Đối với cha mẹ, trẻ không chào hỏi người lớn là bất lịch sự. Nhưng đối với trẻ nhỏ, đối phương là người lạ, trẻ không quen nên không thể mở miệng chào hỏi.
Nếu cha mẹ miễn cưỡng trẻ chào hỏi mọi người, đồng thời gắn mác vô lễ sẽ khiến trẻ khép mình, trở nên hướng nội và cảm thấy bị tổn thương.
Với cha mẹ, chọc ghẹo trẻ con thật thú vị, nhưng trẻ con thường cảm thấy không thể vui nổi trước trò đùa của người lớn.
Theo Helino
Xa nhau những... 2 ngày, đôi bạn thân nhí khiến nhiều người "rụng tim" bởi hành động quá đỗi đáng yêu khi gặp lại Người lớn cũng cảm thấy bất ngờ và thêm chút ngưỡng mộ hành động của đôi bạn thân mới xa nhau được 2 ngày. Mới đây một đoạn video quay lại cảnh 2 cậu nhóc nhỏ tuổi mừng rỡ khi gặp lại nhau sau 2 ngày xa cách đã gây sốt MXH ở Mỹ. Anh Michael Cisneros, chủ nhân của clip, đã chia...